Ảnh hưởng của cao chiết cây Lan Kim Tuyến lên sự hình thành bào

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư của cao chiết cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro (Trang 54 - 55)

bào lạc của tế bào ung thư vú

Ngoài ảnh hưởng của cao chiết cây Lan Kim Tuyến lên khả năng tăng sinh của tế bào, tác động của cao chiết lên khả năng sống sót hay khả năng hình thành bào lạc của tế bào ung thư vú MCF7 và BT474 cũng được kiểm tra. Thử nghiệm khả năng hình thành bào lạc (clonogenic assay) thường được sử dụng trong nghiên cứu ung thư. Đây là kỹ thuật sinh học phổ biến để đánh giá ảnh hưởng của thuốc hay phóng xạ lên khả năng sống và tăng sinh của tế bào ung thư. Thử nghiệm này dựa trên nguyên tắc hình hành bào lạc của tế bào đơn khi tế bào được nuôi cấy ở mật độ thấp trong môi trường nuôi cấy thích hợp. Để thực hiện quy trình này, trước tiên tế bào pha loãng tới hạn với mật độ 300-500 tế bào/giếng trên đĩa 6 giếng trong môi trường thích hợp có bổ sung 10% FBS. Môi trường nuôi cấy được thay định kỳ 2-3 ngày/lần. Sự hình thành bào lạc từ các tế bào đơn nuôi cấy được quan sát hằng ngày dưới kính hiển vi. Sau 10 ngày nuôi cấy, các bào lạc được cố định bằng dung dịch paraformaldehyde 4% trong 30 phút và nhuộm với dung dịch Crystal Violet 0,5% trong 10 phút. Sau đó, các bào lạc được chụp ảnh và xác định số lượng trong mỗi nghiệm thức.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các tế bào đối chứng MCF7 hình thành các bào lạc được phân bố đều trong đĩa nuôi cấy. Ngược lại, số lượng bào lạc hình thành giảm dần theo nồng độ cao chiết xử lý. Cụ thể, so với nhóm đối chứng (436 ± 12 bào lạc), số lượng bào lạc hình thành ở các nhóm được xử lý với nồng độ cao chiết 50 µg/ml, 75 µg/ml, 100 µg/ml lần lượt là 360 ± 14, 226 ± 18 và 204 ± 22 bào lạc (Hình 3.5A). Các quan sát này chỉ ra rằng cao chiết có thể ức chế sự hình thành bào lạc của tế bào ung thư vú MCF7 theo nồng độ xử lý. Kết quả được lặp lại tương tự trên tế bào BT474. So với nhóm đối chứng (422 ± 12 bào lạc), số lượng bào lạc cũng giảm đáng kể, cụ thể số lượng bào lạc là 386 ± 20, 278 ± 24 và 236 ± 18 bào lạc ở các nhóm tế bào BT474 được xử lý lần lượt với các nồng độ cao 50 µg/ml, 75 µg/ml, 100 µg/ml (Hình 3.5B). Các quan sát này chỉ ra rằng cao chiết cây Lan Kim Tuyến có thể ức chế sự hình thành bào lạc của tế bào ung thư vú MCF7 và BT474 theo nồng độ xử lý. Như vậy, các kết quả này cũng phù hợp với kết quả đánh giá sự ức chế tăng sinh của các tế bào

51

ung thư MCF7 và BT474 khi được xử lý với các nồng độ khác nhau của cao chiết cây Lan Kim Tuyến.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của của cao chiết cây Lan Kim Tuyến lên sự hình thành

bào lạc của tế bào ung thư vú. Sự hình thành bào lạc của tế bào MCF7 (A) và BT474 (B) được quan sát thấy dưới kính hiển vi đảo ngược sau khi tế bào được xử lý với các nồng độ cao chiết khác nhau trong 48 giờ. Kết quả biểu thị bằng giá trị trung bình ± SD của ba lần lặp lại thí nghiệm (**p < 0,01 và *p < 0,05 khi so sánh với đối chứng).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư của cao chiết cây Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) trong điều kiện in vitro (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)