Sự cô đặc chromatin và sự phân mảnh DNA là đặc điểm đặc trưng của quá trình apoptosis [41]. Để làm rõ hơn quá trình apoptosis của tế bào MCF7 sau khi xử lý với cao chiết, phương pháp nhuộm kép AnnexinV-FITC và PI được sử dụng để phân biệt tế bào sống, tế bào apoptosis sớm, tế bào apoptosis muộn hoặc tế bào chết bằng kỹ thuật FACS (Hình 3.8). Đối với nhóm đối chứng, kết quả cho thấy 2,02 ± 0,61% tế bào chết ở nhóm tế bào đối chứng. Tỷ lệ tế bào apoptosis là 9,56 ± 2,04%, 18,25 ± 2,41% và 25,56 ± 4,13% tương ứng với tế bào MCF7 được xử lý với cao chiết ở các nồng 50 µg/ml, 75 µg/ml, 100 µg/ml (Hình 3.8). Trong khi đó, tỉ lệ tế bào apoptosis là 32,46 ± 3,02% khi tế bào được xử lý với Etoposide. Như vậy, kết quả cho thấy cao chiết cảm ứng apoptosis trên các tế bào MCF7 phụ thuộc vào nồng độ sử dụng.
56
Hình 3.8. Ảnh hưởng của cao chiết cây Lan Kim Tuyến lên sự cảm ứng
apoptosis của tế bào ung thư vú. Tỉ lệ apoptosis trên tế bào ung thư MCF7 sau khi được xử lý với cao chiết ở các nồng độ khác nhau sau 48 giờ. Tỉ lệ apoptosis của tế bào MCF7 được xác định bằng phương pháp nhuộm kép Annexin V- FITC/PI và phân tích trên hệ thống máy FACS. Mỗi biểu đồ gồm 4 ô: ô góc phần tư thứ 1 (tế bào sống); ô góc phần tư thứ 2 (tế bào apoptosis sớm); ô góc phần tư thứ 3 (tế bào apoptosis muộn) và ô góc phần tư thứ 4 (tế bào necrosis). Đồ thị biểu diễn tỉ lệ apoptosis của tế bào MCF7 sau khi xử lý với cao chiết. Kết quả biểu thị bằng giá trị trung bình ± SD của ba lần lặp lại thí nghiệm. **p <0,01 và *p <0,05 khi so sánh với đối chứng.
Như vậy, ngoài việc đánh giá hiệu quả ức chế tăng sinh tế bào ung thư, kết quả nghiên cứu cũng chứng minh được cao chiết ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư vú thông qua sự cảm ứng apoptosis. Đây là một cơ chế cân bằng nội mô quan trọng đảm bảo sự hài hòa giữa sự phân chia tế bào và sự chết của tế bào nhằm đảm bảo số lượng tế bào thích hợp trong mỗi cấu trúc mô [41]. Việc hoạt hóa apoptosis trong tế bào ung thư được xem là một trong các cách tiếp cận chính để điều trị ung thư. Apoptosis thường được đặc trưng bởi những thay đổi điển hình về mặt cấu trúc, bao gồm sự co lại tế bào, sự cô đặc của chromatin, sự phân mảnh DNA và sự dịch chuyển của phân tử Phosphatidylserine (PS) bên trong ra bên ngoài màng tế bào [42][43]. Trong nghiên cứu này, cao chiết cây