Đa dạng hóa sản phẩm tài trợ là giải pháp cần thiết để khắc phục tình trạng bất cân xứng trong hoạt động tài trợ XNK, hạn chế các rủi ro trong tương lai đồng thời gia tăng lợi nhuận, thị phần và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.góp phần nâng cao chất lượng tài trợ XNK theo phương thức TDCT. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần triển khai đa dạng hóa sản phẩm theo hướng sau:
a) Đẩy mạnh nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ:
Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là nghiệp vụ đã được nhiều NH thực hiện tuy nhiên tại Chi nhánh mới chỉ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chiết khấu có truy đòi, chưa cung cấp thực tế cho khách hàng. Vì vậy, MHB - Chi nhánh Hà Nội cần khẩn trương đưa nghiệp vụ này vào trong thực tiễn để tăng sức cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn, đặc biệt là các NH liên doanh và NH nước ngoài. Bên cạnh đó, chiết khấu miễn truy đòi là nghiệp vụ có độ rủi ro cao hơn do NH phải
Khóa luận tốt nghiệp 62 Học Viện Ngân Hàng
chịu hoàn toàn thiệt hại trong trường hợp không đòi được tiền trừ NH đối tác nhưng bù lại mức phí chiết khấu cao hơn rất nhiều chiết khấu có truy đòi và tính hấp dẫn đối với khách hàng cũng cao hơn. Do đó, trong thời gian đầu thực hiện, để giảm thiểu tối đa rủi ro cho NH, MHB - Hà Nội cần đưa ra một số yêu cầu sau:
- Khách hàng được phép chiết khấu miễn truy đòi là khách hàng truyền thống, có giao dịch thường xuyên, có uy tín với NH
- Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.
- NHPH phải là NH có uy tín trên thị trường quốc tế, thường xuyên giao dịch với MHB, thanh toán sòng phẳng.
- Thị trường truyền thống, mặt hàng XK là những mặt hàng chiến lược, được khuyến khích xuất khẩu.
b) Đa dạng hóa các loại L/C:
Hoạt động TTQT ngày càng đa dạng và phức tạp dẫn đến nhu cầu được tài trợ theo các loại L/C đặc biệt của khách hàng như L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C dự phòng...ngày càng tăng. Vì vậy, Chi nhánh cần tích cực nghiên cứu, áp dụng các loại L/C này để nâng cao chất lượng tài trợ XNK, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
❖ Đối với L/C chuyển nhượng:
- Tư vấn cho khách hàng chọn đối tác trung gian chuyển nhượng.
- Cần kiểm tra kỹ nội dung L/C đảm bảo việc chuyển nhượng có giá trị thực hiện.
- Khi đóng vai trò NH chuyển nhượng Chi nhánh phải tìm hiểu kĩ các nhiệm vụ và quyền lợi để việc chuyển nhượng tránh những rủi ro về mình.
❖ Đối với L/C tuần hoàn:
Để tránh rủi ro khi nhà nhập khẩu không chịu ký quỹ liên tục, Chi nhánh có thể mở L/C tuần hoàn với hai điều kiện sau:
Khóa luận tốt nghiệp 63 Học Viện Ngân Hàng
- NH chỉ cho phép L/C tuần hoàn không tự động, điều này giúp hạn chế rủi ro cho NH vì chỉ khi nào đơn vị nhập khẩu thực hiện xong nhiệm vụ ký quỹ tiếp
tục và
NH thông báo cho nhà nhập khẩu thì giá trị L/C mới tiếp tục có hiệu lực trở lại.
- Đơn vị nhập khẩu là khách hàng truyền thống, có uy tín, quan hệ thường xuyên, lâu năm với NH và được NH cấp hạn mức mở L/C hay được NH bảo
lãnh để
mở L/C.
❖ Triển khai UPAS L/C
UPAS L/C - L/C trả chậm có thể thanh toán ngay là một loại L/C đang được các NH nghiên cứu và thực hiện triển khai. Sử dụng UPAS L/C, nhà nhập khẩu được trả chậm trong khi nhà xuất khẩu nhận được tiền ngay hoặc tại thời điểm trong tương lai trước ngày đáo hạn của L/C khi sử dụng phương thức thanh toán UPAS L/C. Do đó, nhà nhập khẩu khi sử dụng UPAS L/C cũng sẽ có được giá tốt trong hợp đồng mua bán với nhà xuất khẩu do nhà xuất khẩu nhận được tiền trước ngày đáo hạn của L/C từ NHCK đồng thời được NH tài trợ vốn dưới hình thức L/C trả chậm với chi phí thấp. Một trong những ưu việt của UPAS L/C đối với NH là đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng, giữ chân được các khách hàng tốt, có thể tiếp tục tài trợ được cho khách hàng nhập khẩu không thuộc diện cho vay ngoại tệ theo Thông tư 37/2012/TT-NHNN của NHNN về cho vay ngoại tệ. Với những ưu điểm trên, MHB - Chi nhánh Hà Nội cần triển khai sản phẩm này cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.