6. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Tong quan về hoạt động chovay của Ngân hàng thương mại cỗ
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
Đặc điểm địa bàn hoạt động
Thành phố Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với hơn 9 triệu dân ( tính đến năm 2017) với mật độ dân số 2209 người/km2, mật độ giao thông 95.94 xe/km2.. Thành phố Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyệnngoại thành. Cùng với thanhg phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam, là đô thị xếp loại đặc biệt của quốc gia.
Theo số liệu của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội:
“ Năm 2018, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, đạt bình quân 7,41%/năm (theo cách tính mới), giữ vững vị thế là một đầu tàu kinh tế của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, hằng năm đóng góp 51,1% GRDP của vùng và 16,46% GDP của cả nước; thu ngân sách bằng 54,1% của vùng và 19,05% của cả nước...”
SỐ DN thành lập mới cả nãm 2018 (theo loại hình) So DN thành lập mới cả năm 2018
I Toàn quốc (131.275 DN) I Thành phố Ha Nội (25.187 DN) ■ Công ty CỔ ph⅛n (9.015 DN) ■ Doanh nghiệp tư nhãn (18 DN) ■ Công ty TNHH 2TV trở lên (5.533 DN) ■ CongtyTNHH ITV (10.621 DN)
Hình 2: Số lượng DN thành lập mới năm 2018 theo sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
Tính đến tháng 12 năm 2018, địa bàn thành phố Hà Nội có 25187 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chiếm khoảng 19% cả nước, thực hiện thủ tục giải thể cho 1.720 doanh nghiệp (tăng 33% so với cùng kỳ), 6.256 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 30% so với cùng kỳ). Qua đó nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên 254.672 doanh nghiệp.
số lượng doanh nghiệp đăng ký năm 2018 SO cùng kỳ 2017 theo ngành, nghề kinh doanh chính
■ Nàm 2017 (24.536 DN) I Nám 2018 (25.187 DN)
Hình 3: Số lượng doanh nghiệp đăng ký năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 theo ngành, nghề kinh doanh theo sở kế hoạch- đầu tư thành phố Hà Nội
Trong đó chiếm phần lớn là các doanh nghiệp quy mô nhỏ: số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; Khoa học, công nghệ; sửa chữa ô tô, xe máy; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng; dịch vụ tư vấn, thiết kế tiếp tục dẫn đầu với 16.717 doanh nghiệp và thấp nhất là khối doanh nghiệp Sản xuất phân phối, điện, nước, gas; Khai khoáng; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Y tế và trợ giúp xã hội chỉ có 487 doanh nghiệp.
Hoạt động tín dụng trên địa bàn
- Huy động vốn:
Tính đến hết năm 2018, nguồn vốn huy động của các tổ chức đạt 3,098,000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với đầu năm. Trong đó: tiền gửi đạt 2,942,000 tỷ, chiếm 95%
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Tổng dư nợ 8000 9500 10000
Tổng dư nợ cho vay DN 7000 8100 8500
Tỷ trọng 87.5% 85.2% 85%
trong tổng nguồn vốn huy động và tăng 18,1% so đầu năm; phát hành giấy tờ có giá đạt 156 nghìn tỷ, chiếm 5% và tăng 6,6% so đầu năm. Trong tổng số tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, tiền gửi tiết kiệm chiếm 43,1% và tăng 17,1% so đầu năm; tiền gửi thanh toán chiếm 56,9% và tăng 18,8%.
- Hoạt động tín dụng:
Tính đến hết năm 2018, tổng dư nợ tín dụng đạt 1.871 nghìn tỷ, tăng 16,9% so với đầu năm. Trong tổng số dư nợ tín dụng: Dư nợ ngắn hạn đạt 730 nghìn tỷ, chiếm 39% trong tổng dư nợ và tăng 18,7% so đầu năm; dư nợ trung và dài hạn đạt 1.140 nghìn tỷ đồng, chiếm 61% và tăng 15,8%; dư nợ bằng VNĐ đạt 1.618 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,5% và tăng 18,1%; dư nợ bằng ngoại tệ đạt 253 nghìn tỷ, chiếm 13,5% và 9,9%. Trong tổng dư nợ cho vay: Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 140.830 tỷ đồng, chiếm 8,5%; dư nợ cho vay DNNVV đạt 609.270 tỷ đồng, chiếm 36,9%; cho vay chính sách xã hội đạt 8.347 tỷ đồng, chiếm 0,5% và cho vay xuất khẩu đạt 159.673 tỷ đồng, chiếm 9,7%.
- Chất lượng tín dụng:
Các tổ chức tín dụng chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả; tích cực và chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như: bán nợ xấu sang VAMC, bán nợ cho DATC, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm, thu từ khách hàng trả nợ. Đến 31/12/2018, tỷ lệ nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến chiếm 2,3% trên tổng dư nợ và 2,6% trên tổng dư nợ cho vay. Tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng trên địa bàn được đảm bảo. Các tổ chức tín dụng luôn chú trọng trong việc quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống, tích cực cơ cấu lại tài sản có, tài sản nợ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.
2.2.2. Phân tích thực trạng mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp
2.2.2.1Thực trạng tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp
2016 2017 2018
KHDN 15000 17500 18500
Lượng tăng 2500 1000
Mức tăng 16.67% 5.7%
Đơn vị: tỷ đồng
(Theo báo cáo của phòng khách hàng doanh nghiệp VCB Thanh Xuân)
Ta thấy đến năm 2016 mức dư nợ cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp đạt 7000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chính trong tổng dư nợ của chi nhánh ( tương ứng 87.5%).
Năm 2017 tốc độ tăng trưởng dư nợ duy trì tốt ở nhóm khách hàng doanh nghiệp tăng 15.7% phù hợp với mức tăng 18.75% của chi nhánh và tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng dư nợ.
Tuy nhiên đến năm 2018, dư nợ tăng rất chậm ở nhóm khách hàng doanh nghiệp chỉ tăng thêm 400 tỷ đồng ( tương đương mức tăng 4.9%). Mức tăng trưởng này của chi nhánh năm 2018 thấp hơn rất nhiều, chỉ bằng khoảng 1/3 so với hệ thống các ngân hàng Vietcombank là 14.9% và so với mức tăng tưởng trung bình của các tổ chức tín dụng trên địa bàn hà nội là 16.9%.
Dù các năm qua tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp đã dần giảm đi (từ 87.5 năm 2016 còn 85% năm 2018) nhưng vẫn chiếm chủ yếu cơ cấu tổng dư nợ của chi nhánh do vậy việc mở rộng cho vay ở nhóm khách hàng này ảnh hưởng phấn lớn lên hoạt động của toàn chi nhánh. Trong vòng 3 năm qua mặc dù tổng dư nợ nói chung và dư nợ khách hàng doanh nghiệp nói riêng không ngừng tăng lên nhưng ở mức chậm và không ổn định.
Điều đó cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn và loay hoay trong việc mở rộng cho vay, trong việc tìm những nguồn khách hàng mới tiềm năng trong bối cảnh các khách hàng truyền thống không có nhiều nhu cầu về mở rộng việc vay vốn và gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác.