Thực trạng biến động cơ cấu dư nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 407 (Trang 56)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.3 Thực trạng biến động cơ cấu dư nợ

2.2.3.1 Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo thời gian đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân năm 2016 - 2018

(Nguồn: Theo báo cáo phòng Doanh nghiệp của VCB Thanh Xuân)

Ta có thể nhận thấy rằng cơ cấu tín dụng giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung và dài hạn của chi nhánh được kiểm soát tốt.

Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Dư nhợ KHDN 7000 7õ0 8100 T00 8500 T00 Theo ngành Sản xuất và gia công chế biến 2965 37 2565 27 2570 25.7 Thương mại- dịch vụ 2042 25.52 2089 21.99 1917 19.7 Sản xuất phân phối điện-khí đốt 732 TT 768 4.92 467,7 4.67

Tín dụng ngắn hạn của chi nhánh tăng ổn định qua các năm luôn ở mức từ 54-56%. Bên cạnh đó, tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng cũng luôn giữ được ở mức 44,18%. Điều này là do đối với các khoản tín dụng trung và dài hạn ngân hàng thường gặp phải nhiều rủi ro hơn các khoản vay ngắn và các doanh nghiệp thường không đạt được các điều kiện vay vốn như tài sản đảm bảo hoặc thông tin tài chính đã được kiểm toán. Tuy nhiên, các năm gần đây chi nhánh có xu hướng mở rộng cho vay trung dài hạn nhiều hơn. Tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn qua. Cụ thể, năm 2017, dư nợ ngắn hạn chiếm đến 56% tổng dư nợ trong khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn đã giảm nhẹ 2% so với năm 2016 và năm 2018 tỷ lệ này đã cải thiện tăng lên 1% so với năm 2017. Điều này cho thấy, chi nhánh đang rất cố gắng thay đổi cơ cấu dư nợ, tăng các khoản cho vay trung, dài hạn để có thể tài trợ cho các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ về nhu cầu đầu tư tài sản cố định và đầu tư dự án.

Đối với cho vay ngắn hạn, thời gian cho vay có xu hướng được rút ngắn. Chi nhánh có xu hướng tăng cho vay đối với các lĩnh vực có thời gian luân chuyến vốn nhanh (dưới 06 tháng), đó cũng là nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay tăng cao, đặc biệt đối với khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

2.2.3.2 Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề

Bảng 2.11 :Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Thanh Xuân năm 2016 - 2018

Vận tải-kho bãi 467.26 5.84 395.6 4.16 365.5 3.65 Khai khoáng T20 7 286.9 3.02 24.52 0.24 Nông-lâm-thủy sản 220.8 2.76 799 2.09 23.11 0.23 Nhà hàng-Khách sạn 146.4 773 166.39 ~TrΓ5 18.11 0.18 Khác 965.36 72 2768.97 29.17 4159.4 41.59

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ KHDN 7000 8100 8500 Cho vay dự án 4760 4700 4300 + Tỷ trọng 68% 58% 50.58% + Tốc độ tăng trưởng -1.26% -8.51% Cho vay hạn mức 1500 2300 2800 + Tỷ trọng 21.4% 28.3% 32.9% + Tốc độ tăng trưởng 53.3% 21.7% Cho vay từng lần ^740 1100 1400 + Tỷ trọng 10.6% 13.7% 16.52% + Tốc độ tăng trưởng 48.6% 27.2%

Nguồn: VCB Thanh Xuân

Trải qua 02 năm 2016 và 2017, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các nhóm lớn ngày càng giảm trong khi tỷ trọng với những nhóm ngành lĩnh vực khác ngày càng tăng. Ngân hàng đã cơ cấu được dư nợ đa dạng hơn qua đó cũng hạn chế ruỉ ro tập trung trong quá trình tài trợ. Nhóm sản xuất và gia công chế biến giảm xuống (Từ 37% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp năm 2016 xuống 27% năm 2017 và chỉ còn 25.7% năm 2018), ngành thương mại-dịch vụ cũng giảm từ 25.52% năm 2016 còn 19.7% năm 2018. Trong khi đó dư nợ cho vay với một số lĩnh vực tiềm năng như: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin,.. .được mở rộng. Cơ cấu dư nợ ở các nhóm lĩnh vực khác của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ từ 12 % năm 2016 lên đến 41.59% năm 2018. Điều này cũng cho thấy sự nhanh nhạy của chi nhánh trong việc chuyển hướng đến với các khách hàng tiềm năng mới trong bối cảnh các khách hàng ở lĩnh vực truyền thống đăng phát triển chậm lại và gặp phải sự cạnh tranh vô cùng gay gắt từ các đối thủ.

2.2.3.3Cơ cấu dư nợ theo phương thức cho vay

Bảng 2.12:Cơ cấu dư nợ theo phương thức cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Thanh Xuân năm 2016 - 2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thu từ hoạt động tín dụng KHDN (tỷ đồng) 48 57 61 Tổng thu nhập của CN (tỷ đồng) 117.32 151.23 185.09 Tỷ trọng (%) 40.9 37.69 32.9

Phương thức cho vay chi nhánh chia thành 3 nhóm: cho vay từng lần, cho vay hạn mức và cho vay dự án.

Phương thức cho vay dự án chiếm tỷ trọng cao nhất trung bình 55% tổng dư nợ KHDN của chi nhánh tuy nhiên có xu hướng chuyển dịch dần sang 2 phương thức cho vay còn lại. Năm 2017 phương thức cho vay hạn mức và cho vay từng lần tăng trưởng lần lượt 53.3% và 21.7% so với năm 2016, trong khi tốc độ tăng trưởng cho vay theo dự án giảm 1.26 % ( đạt mức 4500 tỷ đồng so với 4760 tỷ đồng năm 2016).

Năm 2018, phương thức cho vay theo dự án tiếp tục giảm còn 4300 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng âm 8.51% trong khi đó phương thức cho vay hạn mức và từng lần vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lần lượt 21.7% và 27.3% nhưng chậm hơn nhiều so với năm 2017.

2.2.3.4 Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo

Phần lớn các khoản vay tại chi nhánh là có tài sản đảm bảo khoảng 89% tổng dư nợ. Điều này đảm bảo cho chi nhánh trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên với định hướng của ngân hàng Vietcombank là: “mở rộng hoạt động bán lẻ” tức cho vay ngày càng nhiều với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì điều này đem lại hạn chế cho chi nhánh vì hầu hết các doanh nghiệp SME thường không có đủ các TSĐB theo tiêu chuẩn của ngân hàng.

Chi nhánh đã có sự linh hoạt hơn trong việc đánh giá khoản vay của khách hàng, chấp nhận một mức rủi ro cao hơn qua đó khiến tỷ trọng dư nợ không có tài sản đảm bảo đã tăng nhẹ lên khoảng 1-2% trong 3 năm qua.

Bảng 2.13 :Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Thanh Xuân năm 2016 - 2018

Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tại VCB Thanh Xuân

■ Dư nợ KHDN BCó TSĐB BKhong có TSĐB

2.2.4 Thực trạng thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanhnghiệp nghiệp

Đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB Thanh Xuân thường phát sinh các khoản chi phí về hoạt động tín dụng chính vì vậy các khoản thu từ lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí bảo lãnh từ các đối tượng này thường rất lớn và chiếm tỷ trọng cao.

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ quá hạn (tỷ đồng) lõ 10 ^35

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 7000 8100 8500

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0.49 0.41

Thu nhập từ hoạt động tín dụng của KHDN là một trong những nguồn thu lớn nhất của chi nhánh. Qua bảng số liệu trên có thể thấy năm 2016 chi nhánh thu về 48 tỷ từ hoạt động tín dụng KHDN và chiếm khoảng 40,9% so với tỷ trọng toàn chi nhánh. Đến năm 2017 thu từ hoạt động tín dụng KHDN tăng 18.75% đạt 57 tỷ nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 37.69% tổng thu nhập của toàn chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng nhẹ chỉ 7% năm 2018 và tỷ trọng giảm mạnh xuống còn 32.9%. Nguyên nhân là do năm 2018, chi nhánh có doanh số thu nợ không cao nhưng để đảm bảo quản lý được nợ xấu an toàn nên vẫn trích lập dự phòng rủi ro lớn. VCB Thanh Xuân đang nỗ lực ngày càng mở rộng quy mô tín dụng để tài trợ kịp thời cho các khách hàng doanh nghiệp đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trên địa bàn. Từ năm 2016, các VCB Thanh Xuân bắt đầu phát triển và xuất hiện nhiều hơn ở các lĩnh vực khác nhau, chính vì vậy mà thu nhập từ các sản phẩm như bảo lãnh, cấp tín dụng, thanh toán quốc tế, thu chi hộ, thẻ, trả lương nhân viên.. .từ đó cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp SME siêu nhỏ thì thường sử dụng các dịch vụ như tài khoản thanh toán, hệ thống máy POS, ATM và thẻ tín dụng.

2.2.5 Thực trang kiểm soát rủi ro đối với hoạt động cho vay khách hàng doanhnghiệp nghiệp

2.2.5.1 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Trên cơ sở lý thuyết nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn là 0% là tốt nhất tuy nhiên trong thực tế nợ quá hạn là một hiện tượng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, không thể triệt tiêu hoàn toàn mà chỉ có thể hạn chế. Với một ngân hàng thương mại chỉ tiêu nợ quá hạn từ 1-2% được đánh giá là có chất lượng tín dụng tốt.

Dưới đây là tình hình nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp tại VCB Thanh Xuân:

51

Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHDN

(Nguồn: Theo báo cáo của phòng KHDN của VCB Thanh Xuân)

Ta thấy năm 2016, VCB Thanh Xuân đã đầy lùi được nợ quá hạn xuống dưới mức 1% (đạt mức 0.71%). Trong các năm qua trong một nền kinh tế ổn định và trên đà phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp hoạt động tốt và có khả năng trả nợ đúng thời hạn, cùng với những chính sách quản lý nợ hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn của VCB Thanh Xuân đã giảm qua từng năm, cho thấy rủi ro về tín dụng của chi nhánh là thấp.

Năm 2017 tuy tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên 35,7% nhưng nợ quá hạn của chi nhánh vẫn giảm mạnh 20% ( tỷ lệ nợ quá hạn giảm về mức 0.49%). Đến năm 2018 nợ quá hạn của chi nhánh vẫn tiếp tục giảm 12,5% xuống còn 35 tỷ nhưng tổng dư nợ của chi nhánh cũng tăng trưởng chậm lại (chỉ tăng 4,9% so với năm 2017) nên tỷ lệ nợ quá hạn giảm khoảng 0.08% đạt mức 0.41%.

Tỷ lệ nợ quá hạn tại VCB Thanh Xuân là rất tốt so với toàn ngành ngân hàng tuy nhiên việc tỷ lệ nợ quá hạn thấp và giảm liên tục ngoài lý do tích cực là ngân hàng đã quản lý và thu hồi nợ tốt cũng một phần do tổng dự nợ của chi nhánh đang tăng chậm lại, ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay.

2.2.5.2Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu (tỷ đồng) lõ 10 15 Tổng dư nợ (tỷ

đồng)

7000 8100 8500

(Nguồn: Theo báo cáo của phòng KHDN của VCB Thanh Xuân)

Như đã phân tích ở chỉ tiêu nợ quá hạn thì năm 2016, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh đạt mức 0.42%, trong đó nợ có khả năng mất vốn chỉ chiếm khoảng 0.15%

tổng dư nợ. Năm 2017 nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm 33% so với năm trước còn 20 tỷ và tỷ lệ nợ xấu còn 0.24%, Kết quả này đạt được là do việc phát triển tín dụng mạnh mẽ cùng với các biện pháp quản trị rủi ro phù hợp đảm bảo chất lượng của các khoản nợ. Đến năm 2018 nợ xấu tiếp tục giảm 15% ( chưa bằng một nửa tốc độ của năm 2017) đạt tỷ lệ nợ xấu chỉ 0.17% nhưng tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán lại tăng lên chiếm 2% tổng dư nợ đi cùng việc tổng dư nợ cũng tăng trưởng chậm lại.

Chi nhánh VCB Thanh Xuân có tỷ lệ nợ xấu trung bình trong 3 năm qua chỉ khoảng 0.27% cho thấy chi nhánh đang có hoạt động thu hồi nợ rất tốt.

2.2.5.3 Trích lập dự phòng rủi ro

Biều đồ 2.17 : Dự phòng rủi ro cho vay KHDN

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Dự phòng rủi ro

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một trong những phương án các ngân hàng sử dụng để bù đắp tổn thất do nợ xấu gây ra. Nhiều ngân hàng chấp nhận hy sinh hơn một nửa số lợi nhuận để tăng trích lập dự phòng rủi ro.

Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của TCTD. Dự phòng rủi ro tín dụng chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán và chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Qua biểu đồ trên cho thấy, năm 2016 mức trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh là 123.5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ dự phòng trên dư nợ cho vay KHDN là 1.77%. Tuy nhiên năm 2017 mức dự phòng rủi ro tăng lên đến 142.14 tỷ nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 1.75% dư nợ cho vay KHDN tức đã giảm nhẹ so với năm 2016. Sang năm 2018 tỷ lệ dự phòng

rủi ro giảm còn 126 tỷ, ứng với tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 1.46% giảm rõ rệt so với 2 năm trước đó. Từ đó cho thấy rằng chất lượng khoản vay đã được cải thiện rõ rệt qua từng năm, tỷ lệ dự phòng rủi ro giảm xuống thấp đồng nghĩa với việc ngân hàng chỉ còn ít hơn các khoản tín dụng kém chất lượng.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

2.3.1. Ket quả đạt được

Từ những dữ liệu trên, VCB Thanh Xuân bằng sức mạnh nội sinh và sức trẻ đã có những sự cải thiện đáng kể trong việc đổi mới cơ cấu tổ chức mở rộng sản phẩm có tính cạnh tranh cao để có thể mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng . Chiến lược mở rộng thị phần cho vay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được ban lãnh đạo đặt ra rõ ràng và là người bạn của các khách hàng doanh nghiệp. Giai đoạn 2016-2018 , việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Thanh Xuân đã đạt được những kết quả nhất định:

Thứ nhất, Chi nhánh đã duy trì được cán cân giữa tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn một cách cân đối. Khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp luôn được đảm bảo đồng thời quy mộ tín dụng ngày càng được mở rộng nhờ tăng trương dư nợ trung và dài hạn. VCB Thanh Xuân đã tiếp tục đi đúng hướng theo mục tiêu chung của ngân hàng Ngoại thương.

Thứ hai, thu nhập từ hoạt động tín dụng đến từ các khách hàng doanh nghiệp là khá lớn và tăng trưởng mạnh dẫn đến lợi nhuận của Chi nhánh cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ, VCB Thanh Xuân đã tích cực đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp đồng thời phát triển các sản phẩm bán chéo tạo ra nhiều nguồn thu cho Chi nhánh trong khi lãi suất huy động giảm và nguồn huy động giá rẻ từ tiền gửi thanh toán không kỳ hạn đã giảm một phần gánh nặng chi phí cho chi nhánh.

Thứ ba, nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm và đạt ở mức chỉ số tốt so với toàn hệ thống ngân hàng qua đó cho ta thấy chất lượng tín

dụng tại chi nhánh rất tốt, công tác quản lý và thu hồi nợ của chi nhánh được cải thiện rõ rệ và đem lại những kết quả rất khả quan.

Thứ tư, chi nhánh luôn hoạt động theo định hướng chung của hệ thống là hướng tới khách hàng. Vì vậy, công tác phục vụ khách hàng luôn được chi nhánh chú trọng đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp như thủ tục vay vốn nhanh gọn với cơ chế lãi suất cạnh tranh giúp Chi nhánh có thể thu hút được nhiều khách hàng.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh VCB Thanh Xuân vẫn còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh đều tăng qua các năm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 407 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w