Phương hướng phát triển chung của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 407 (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Phương hướng phát triển chung của Chi nhánh

VCB Thanh Xuân đã không ngừng cố gắng hoạt động và đã đạt được một số thành tựu qua đó khẳng định vị thế lớn mạnh của mình trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như trong toàn hệ thống ngân hàng nói riêng. Để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ kinh doanh của mình, chi nhánh cần phát huy các thế mạnh nội sinh về quản trị rủi ro và uy tín của một ngân hàng hàng đầu để cung cấp dịch vụ toàn diện đến với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó chi nhánh cần xây dựng được chính sách cụ thể cho từng phân khúc khách hàng, áp dụng các mô hình quản lý tổ chức đạt chuẩn của một ngân hàng hiện đại, trang bị các phương tiện hỗ trợ cho cán bộ để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Sau một năm 2018 đầy biến động và hoạt động kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn ngân hàng VCB Thanh Xuân đặt mục tiêu năm 2019 đẩy mạnh chuyển đổi ngân hàng số, ứng dụng công nghệ để trở thành ngân hàng thông minh, biết nắm bắt thời cơ thị trường biến những khó khăn thành cơ hội giữ vững vị thế của một chi nhánh ngân hàng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Vietcombank Thanh Xuân tiếp tục thực hiện theo đúng định hướng của ngân hàng Ngoại Thương, xác định rõ ba trọng tâm kinh doanh năm nay tiếp tục hướng vào các trụ cột gồm: bán lẻ, dịch vụ và đầu tư (kinh doanh vốn).

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đưa ra những định hướng về hoạt động tín dụng với khách hàng doanh nghiệp như sau:

- về dư nợ tín dụng với KHDN: Dư nợ tín dụng với KHDN tăng trưởng mạnh, ổn định trở lại, đặc biệt chú trọng phát triển thêm với dư nợ trung và dài hạn với các

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy mạnh hỗ trợ tiếp cận vốn với khách hàng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp khởi nghiệp dưới cả hình thức cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn.

-về cơ cấu tín dụng với KHDN: Tăng trưởng tín dụng theo cơ cấu đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung của thành phố Hà Nội và cả nước. Đa dạng hóa các ngành nghề cho vay, tái cấu trúc danh mục tín dụng bán buôn; giảm dần dư nợ khách hàng có lãi suất cho vay thấp, hiệu quả tổng thể không cao tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đảm bảo điều chỉnh cơ cấu tính dụng với mỗi ngành nghề không vượt quá 15% tổng dư nợ. Đồng thời, duy trì tỷ lệ dư nợ dưới 5% đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng.

-về chất lượng tín dụng đối với KHDN: Tăng trưởng tín dụng về số lượng đi kèm chất lượng. Bên cạnh việc đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra chi nhánh vẫn đảm bảo kiểm soát được chất lượng các khoản nợ, giảm thiểu nợ xấu qua đó nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 407 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w