Tăng cường hoạt động đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 407 (Trang 78 - 83)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Tăng cường hoạt động đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp

biệt là đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ tương hỗ, đôi bên cùng có lợi và cùng phát triển. Hầu hết các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện này có tuổi đời còn non trẻ, không có kinh nghiệm quản trị cũng như xây dựng các phương án kinh doanh khả thi, khả năng đánh giá định hướng thị trường cùng còn rất non kém. Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn lâu năm trên thị trường, ngân hàng có thể cung cấp thông tin, tư vấn, đánh giá hỗ trợ các doanh nghiệp để có thể đạt được kết quả kinh doanh một cách tối ưu nhất. Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nhu cầu về vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng tăng lên qua đó ngân hàng mở rộng được hoạt động cho vay và vẫn kiểm soát chất lượng khoản vay một cách hiệu quả.

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của khách hàng doanh nghiệp, phân loại và đo lường rủi ro tín dụng

Thông tin tín dụng là khởi đầu cho các hoạt động kinh tế và quyết định đầu tư tín dụng. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác tín dụng tại chi nhánh đang hoạt động một cách thụ động trong việc cập nhật thông tin từ các khách hàng, chủ yếu lấy từ hồ sơ cho vay, hồ sơ dự án...qua đó chỉ có thể đánh giá một cách tổng quan chứ không đánh giá được chi tiết khách hàng cũng như không kịp thời cập nhật những thông tin thay đổi đến từ phía khách hàng.

Xuất phát từ những thực tiễn đối với hệ thống thông tin, chi nhánh cần hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin của bản thân trong đó tập trung vào:

- Tạo lập ngân hàng dữ liệu thông tin, các thông tin có được được tập hợp thành từng ngăn riêng có chung tính chất và đặc điểm để dễ dàng quản lý sử dụng. Chi nhánh nên triển khai các phần mềm hỗ trợ chất lượng như IPCAS nhằm tăng tín bảo mật, phòng tránh các trường hợp bị rò rỉ thông tin.

- Hình thành kho thông tin đa dạng hóa và chất lượng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau cụ thể như:

+ Hồ sơ vay vốn của khách hàng, cần có sự cập nhật đầy đủ và thương xuyên. Đối với các đối tượng khách hàng cụ thể cần có kiểm toán các cấp nhằm đảm bảo tính chân thực của thông tin.

+ Lấy nguồn thông tin từ các tổ chức như trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước CIC hoặc thuê các chuyên gia ngoài đánh giá và tư vấn các chỉ tiêu thông số kỹ thuật liên qua tới giá trị thị trường của các bất động sản, thiết bị máy móc.

+ Thành lập một ban chuyên trách làm việc với hội sở, chuyên cập nhật và cung cấp các thông tin về những quy định mới được đưa ra cho cán bộ toàn chi nhánh...

- Cán bộ tín dụng cần phải phân tích và đánh giá mọi mặt của khách hàng doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng của các khoản vay cũng như dự báo được mức độ rủi ro mà chi nhánh có thể gặp phải. Để thực hiện được những điều đó cán bộ tín dụng cần phải chú ý nghiên cứu một số vấn đề quan trọng như:

+ Kiểm tra, rà soát hồ sơ xin vay vốn của khách hàng + Kiểm tra về mục đích vay vốn của khách hàng

+ Phân tích và đánh giá khách hàng cùng phương án vay vốn

3.2.6. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng của chi nhánh VCB Thanh Xuân

- Nguồn nhân lực trẻ được xem là đội ngũ kế cận các truyền thống hoạt động cùa chi nhánh, đem lại sức mạnh và động lực cho sự phát triển. Do đó thông qua việc quan tâm đúng mức và có sự đầu tư bài bản đội ngũ lao động trẻ được xem như là một giải pháp quan trọng để phát triển tín dụng nói chung cả về số lượng lẫn chất lượng trong giai đoạn mới cũng như mở rộng hoạt động cho vay nói riêng.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi sát hạch nghiệp vụ tập huấn chuyên môn nhằm nâng cao tinh thần học tập và đào tạo đồng thời đánh giá chất lượng nhân sự.

3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN

3.3.1. Kien nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

✓ Tổ chức đối thoại giữa Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp để nhìn ra các vấn đề qua đó sửa đổi bổ sung các quyết định, nghị quyết cũng như đưa ra các văn bản hướng dẫn chi tiết để xây dụng một lộ trình tín dụng phù hợp.

✓ Hoàn thành hệ thống các quy định, thước đo để đánh giá chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Hỗ trợ các ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng chống đỡ các rủi ro từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là các quy định liên quan đến phân loại các nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro

✓ Trung tâm thông tin tín dụng CIC là nguồn cung cấp thông tin tín dụng chủ yếu cho các ngân hàng để phục vụ mục đích thẩm định khách hàng từ đó ra các quyết định cho vay. Tuy nhiên lượng thông tin đến từ CIC không phải lúc nào cũng đảm bảo tính đầy đủ và được cập nhật kịp thời. Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng nghiệp vụ tại trung tâm để giúp các ngân hàng có cái nhìn tốt hơn trong việc đánh giá doanh nghiệp.

✓ Ngân hàng Nhà nước trong vai trò là ngân hàng của các ngân hàng tại

Việt Nam, cần tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng trên thế giới nhằm tiếp cận những nguồn vốn ủy thách dành cho các nước đang phát triển với mức lãi suất thấp đến từ Tập đoàn tài chính Quốc tế IFC, Qũy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của cộng đồng châu âu, ngân hàng thế giới WB, ... Từ đó Ngân hàng Nhà nước có thể ủy thác cho các

ngân hàng thương mại đưa nguồn vốn đến với các khách hàng doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

- Hỗ trợ chi nhánh trong việc triển khai các ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, có các buổi hướng dẫn chi tiết với cán bộ ngân hàng về các tính năng mới cũng như cách thức triển khai và quản lý sản phẩm và dịch vụ.

- Xây dựng và chuyển giao phương pháp nghiên cứu, cung cấp nguồn lực hỗ trợ đặc biệt là các chuyên gia và công nghệ thông tin trong việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xây dựng các phần mềm quản lý khách hàng doanh nghiệp. Qua đó giúp chi nhánh có những định hướng trong việc triển khai thực hiện công tác nghiên cứu trong nội bộ

- Tổ chức các buổi đào tạo tập trung và chuyên sâu về các vấn đề chi nhánh còn vướng mắc, mời các chuyên gia tham gia đào tạo trực tiếp tại chi nhánh, tiếp nhận và đào tạo trực tiếp các cán bộ từ chi nhánh lên học tập dưới dạng điều động nhân sự tạm thời làm việc tại các phòng ban ở Hội sở

- Tạo ra mô hình liên hệ giữa chi nhánh và Hội sở hướng dẫn công khai và cụ thể đến các chi nhánh về các đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh và tiếp nhận các ý kiến phản hồi của chi nhánh. Tránh tình trạng các chi nhánh khi có vấn đề cần Hội sở hỗ tợ giải quyết không xác định được cách thức tương tác và đầu mối giải quyết trực tiếp qua đó dẫn đến việc chậm trễ và thiếu hiệu quả trong giải quyết vấn đề.

PHẦN 5: KẾT LUẬN

Ngân hàng Vietcombank Thanh Xuân xác định được rõ để phát triển và đứng vững trong ngành ngân hàng cần không ngừng mở rộng quy mộ tín dụng. Để mở rộng quy mô tín dụng bản thân các ngân hàng luôn cạnh tranh nhau bằng 2 công cụ chính là lãi suất và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên 1 mức lãi suất hấp dẫn chỉ mang lại tính hiệu quả nhất thời cho ngân hàng. Để đạt được kết quả phát triển lâu dài và toànd iện, ngân hàng VCB Thanh Xuân coi việc nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của mình. Trong những năm qua tín dụng mảng khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh VCB Thanh Xuân đã không ngừng tăng trưởng, xây dựng được vị thế nhất định trong khu vực tuy nhiên những dấu hiệu chững lại, không ổn định đang xuất hiện đòi hỏi ngân hàng phải có những chiến lược đúng đắn để giải quyết được

những cốt lõi của vấn đề.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn với đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuârí” đã bước đầu đưa ra được các nhận xét, cái nhìn tổng quan về thực trạng mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh và cuối bài khóa luận cũng đã đưa ra được những nguyên nhân, hạn chế từ đó đưa ra giải pháp đề xuất nhằm giải quyết những

vấn đề tồn đọng đó. Đây là đề tài có phạm vi rộng và phức tạp, do điều kiện về thời gian tiếp cận thực tế có hạn, lượng thông tin không nhiều và chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong Thầy Cô và các Anh, Chị trong Ngân hàng góp ý để đề tài được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2009.

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2015

3. PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Giáo trình Tín dụng ngân hàng - Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động- xã hội, 2016

4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân năm 2016, 2017, 2018 và kế hoạch kinh doanh năm 2019.

5. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2016, 2017 và báo cáo tổng kết năm 2018

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh KHDN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân năm 2016,2017,2018.

7. Thông tư 02/2013/NHNN ngày 21/3/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ. 9. Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13.

10. Luật Các tổ chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12. 11. Các website: http://www. sbv. gov. vn/ https://www.vietcombank.com.vn/ http://tapchitaichinh.vn/ http://www. hapi.gov. vn/ https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng th%E1%BB%A7%C4%91 %C3%B4 H%C3%A0 N%E1%BB%99i http://nhandan. com.vn/kinhte/item/30277302-doanh-nghiep-nha-nuoc- trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn.html

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 407 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w