Đối với hội sở ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 349 (Trang 79)

- Đẩy mạnh việc hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để tìm kiếm các

nguồn vốn giá rẻ và dài hạn để cho vay đối với KHCN.

- Tiếp tục triển khai công tác hiện đại hoá, công nghệ ngân hàng, tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất ở trong nước cũng như quốc tế nhằm đa dạng hoá hình

thức tín dụng, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh.

- Nghiên cứu sản phẩm sáng tạo và đưa ra những chính sách phù hợp tránh trường hợp thay đổi chính sách liên tục nhân viên chưa kịp cập nhật hết thay đổi trong

chính sách mới đã ra văn bản thay thế, bổ sung.

- VPBank hỗ trợ chi nhánh trong việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các bộ, nhân viên và luôn chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ, đảm bảo chất lượng nghiệp vụ. Đồng thời, VPBank cũng cần có chính sách khuyến khích khen thưởng, có phần thưởng kịp thời thỏa đáng cho những đóng góp tích cực của nhân viên.

3.3.2. Đoi với Ngân hàng Nhà Nước.

Ngân hàng Nhà Nước là co quan đại diện cho Nhà Nước trong lĩnh vực ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ngân hàng, vì vậy NHNN đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.

a) Nâng cao chất lượng quản lý điều hành.

- Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông

qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận

định

và dự báo khách quan, mang tính khoa học đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM, có cơ sở tham khảo định hướng trong việc hoạch định chính sách

tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và đảm bảo tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.

- NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý của hoạt động tín dụng, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ như các qui định về đảo nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn, các qui định về đảm bảo tiền vay... Mặt khác hệ thống pháp luật kinh tế như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh. Đồng thời, NHNN cũng cần

thường xuyên các buổi hội thảo, khóa học, những buổi nghe ý kiến của NHTM về

những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới và hoàn thiện chủ trương. Cử cán bộ NHNN đi học ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam

- Cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn

định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ

trên thị trường, phát triển hệ thống tiền tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối liên

ngân hàng đồng thời cũng có những chấn chỉnh cần thiết trong điều hành chính sách

tiền tệ, tín dụng, không để những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt

động tín dụng của ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro, trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng, ban hành qui định mới về đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo CAMELS. Thiết lập hệ thống các qui định, qui trình và

sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, đồng thời xúc tiến xem xét áp dụng phương pháp

thanh tra, giám sát theo các nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban Basel.

b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát.

- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức

để

kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.

- Chương trình thanh tra cần, được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được

thu thập cần phân tích kỹ lưỡng. tránh mang tính hình thức. Nội dung thanh tra nên

được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể

hiện

được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của NHTM.

- Cần xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi

nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho

các cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

- Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng,

nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách pháp luật thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu

quả hoạt động.

- NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM thì thanh tra

NHNN chưa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện

việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần phải xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra sự tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo

mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.

KÉT LUẬN

Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực, sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong nền kinh tế Việt Nam, trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển không ngừng về mọi mặt. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, thị trường cho vay tiêu dùng báo hiệu là thị trường đầy tiềm năng, các ngân hàng Việt Nam đã

đang nắm bắt được điềuđó, các ngân hàng đang ra sức chiếm lĩnh được thị trường

mang lại hiệu quả kinh doanh cao này.

Nhận thức được điều đó, Ngân hàng VPBank đã không ngừng phát triển hoạt

động cho vay tiêu dùng. Việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là việc làm quan

trọng. VPBank Ba Đình nhận thức được điều này, hoạt động nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh đã đạt được một số thành công nhất định dư nợ, doanh số CVTD

liên tục tăng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như tỷ lệ nợ xấu, nợ

quá hạn không ổn định và doanh số cho vay tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ trọng chưa

cao trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Điều này chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của VPBank - chi nhánh Ba Đình. Từ đó khóa luận tốt nghiệp cũng đề

xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi

nhánh.

Tuy nhiên do sự hạn chế về nhiều mặt: thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo, kiến thức lý luận cùng tìm hiểu thực tế chưa nhiều, đồng thời còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và phân tích sâu hơn nhưng chưa thể trình bày hết trong báo cáo, nên

bài

viết không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy, cô giáo, các cô, chú anh

chị tại VPBank Ba Đình đóng góp ý kiến và bổ sung những thiếu sót cho em để khóa

luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Đào Thị Thanh Tú cùng các

anh chị trong chi nhánh VPBank Ba Đình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2013) Giáo trình Ngân hàng thương mại - NXB

Thống kê.

2. VPBank (2013, 2014, 2015) Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán.

3. VPBank - chi nhánh Ba Đình (2013, 2014, 2015) Báo cáo tình hình hoạt động. 4. VPBank (2015) Quyết định 12/2015/QĐi-TGĐ quy định chương trình sản phẩm

vay tiêu dùng thế chấp BĐS.

5. VPBank (2014) Quyết định 60/2014/QĐi-TGĐ quy định sản phẩm vay tiêu dùng

không tài sản đảm bảo.

6. VPBank (2013) Văn bản 575/2013/CS- HĐQT chính sách tín dụng bán lẻ tại

VPBank

7. VPBank (2013) Quyết định 243/2013/ Qđi-HĐQT quy định phê duyệt tín dụng. 8. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2013) Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày

21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng

rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2014) Thông số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 Vvic sửa đổi, bsung mt số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

10. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2014) Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày

20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 349 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w