Đặc điểm của hoạt động chovay của ngân hàng thương mại đối với doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh quang minh 353 (Trang 25 - 29)

7. Kết cấu khóa luận

1.2.4. Đặc điểm của hoạt động chovay của ngân hàng thương mại đối với doanh

đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cho vay là một hoạt động truyền thống của ngân hàng, hoạt động cho vay phát triển đa dạng và hoàn thiện với nhiều loại hình khác nhau từ cho vay ngắn hạn đến cho vay dài hạn mà thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn. do đó lãi suất cho vay dài hạn thường cao hơn cho vay ngắn hạn. Các NHTM thường xuyên cho các DNVVN vay vốn theo hình thức ngắn hạn vì hoạt động của loại hình doanh nghiệp này không ổn định, mang tính thời vụ và không có các dự án đầu tư mang tính lâu dài.

Đa số thì sẽ sử dụng nguồn vốn vay này cho các nhu cầu thanh toán ngắn hạn như mua nguyên vật liệu, trả tiền lưong.. Vì vậy, cho vay ngắn hạn có tính lỏng cao, có thể coi như một bộ phận đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.

Từ quan hệ uy tín với các DNVVN trong hoạt động cho vay, Ngân hàng sẽ tạo lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp và phát triển thêm một số dịch vụ khác như: mở tài khoản thanh toán, bảo lãnh,. về phía các DNVVN thì tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng sẽ tốt hon, trên co sở mối quan hệ sẵn có với ngân hàng, các DNVVN có thể chủ động tạo lập thêm nhiều mối quan hệ tín dụng khác với ngân hàng, tạo mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài, giúp cho thị trường tín dụng ngày càng được mở rộng.

Hoạt động cho vay là hoạt động đem lại một khoản lợi nhuận chính cho ngân hàng, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong co cấu tài sản của ngân hàng. Với quy mô như vậy, hoạt động cho vay ảnh hưởng lớn đến chiến lược hoạt động của ngân hàng như dự trữ, đầu tư,. Vì vậy, trong mọi hoạt động đều phải tuân thủ nguyên tắc cho vay, điều đó giúp góp phần hạn chế rủi ro cho NHTM. Sau đây là một số nguyên tắc co bản:

- Sàng lọc: Lựa chọn đối nghịch trong các thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải lọc những doanh nghiệp đi vay có triển vọng tốt ra khỏi những doanh nghiệp có triển vọng xấu, nhờ vậy các khoản vay sẽ an toàn hon và mang lại được lợi nhuận cho ngân hàng.

- Giám sát: Ngân hàng phải tiến hành hoạt động giám sát nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, cần xác định rõ những quy định và hạn chế trong các hợp đồng vay, đồng thời giám sát xem doanh nghiệp đi vay có tuân thủ theo các quy định hạn chế đó không và có thể cưỡng chế thi hành nếu doanh nghiệp đi vay không tuân thủ.

- Tài sản đảm bảo: Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản đảm bảo, đây là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng khi nguồn thứ

nhất là nguồn từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đi vay không đảm bảo trả được nợ.

- Hạn chế cho vay: Đó là việc ngân hàng từ chối cho vay mặc dù doanh nghiệp vay sẵn lòng thanh toán lãi suất đã được công bố thậm chí với một lãi suất cao hơn. Việc hạn chế cho vay có 2 dạng:

(1) Ngân hàng từ chối cho vay với bất kỳ số lượng nào với doanh nghiệp vay;

(2) Ngân hàng cho vay nhưng hạn chế mức vay dưới mức vay mà doanh nghiệp mong muốn.

1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với chức năng là một trung gian tài chính, ngân hàng đã biến hóa từ tiết kiệm thành đầu tư, tức là huy động vốn từ các nguồn vốn tạm thời dư thừa trong SXKD cũng như nguồn vốn nhàn rỗi nằm rải rác trong dân cư để cho vay. Đối với các DNVVN thì nhờ nguồn vốn vay được từ ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD, từ đó, quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, góp phần nâng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp này hơn.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, càng nhiều tổ chức tín dụng ra đời, các NHTM cũng được thành lập mới nhiều hơn. Khi mà nền kinh tế mở như hiện nay, công nghệ cũng ngày càng phát triển thì ngành ngân hàng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi cần phải nâng cao trình độ quản lý và công nghệ, đồng thời chất lượng cho vay luôn được quan tâm hàng đầu, nó là nguồn sức mạnh nội lực giúp ngân hàng có thể đứng vững và phát triển hơn nữa trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt này.

1.2.5.1. Đối với ngân hàng

Hoạt động chủ yếu của NHTM là thu hút vốn để mở rộng cho vay và đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chiến lược

kinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng là chiến lược tín dụng. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động có rủi ro cao nhưng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao nên các ngân hàng luôn quan tâm đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay

1.2.5.2. Đối với khách hàng

Đối với DNVVN, hoạt động cho vay của ngân hàng như là một nguồn lực cần thiết và có thể đáp ứng nhu cầu về vốn vay của doanh nghiệp ngay tức thì, với quy mô và nguồn vốn còn nhỏ thì khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng còn gặp khó khăn, tuy nhiên từ những áp lực phải trả nợ vay đúng hạn đó sẽ giúp doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn đó hiệu quả hơn như tăng cường hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để có thể trả nợ cho ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng cũng đã cố gắng để có thể tạo ra thêm nhiều sản phẩm hơn, đa dạng hơn để các DNVVN có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng dễ hơn.

1.2.5.3. Đối với nền kinh tế

Thứ nhất: Chất lượng cho vay có vai trò quan trọng trong việc kiềm

chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định của giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Thứ hai: Góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất

kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự á, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định vay.

Thứ ba: Thông qua nguồn vốn cho các chương trình dự án phát triển

sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là ở các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng cho mục đích này ngày càng chuyên nghiệp, minh

bạch và có hiệu quả, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới và thu hút lao động, cải thiện thu nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh quang minh 353 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w