❖ Môi trường chính trị- pháp luật
- Chính trị: Chính trị có mối liên hệ mật thiết tới sự phát triển của ngân
hàng, theo đó một sự biến động dù nhỏ hay lớn của chính trị cũng gây ra sự thay đổi trong ngân hàng và từ đó chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng có sự biến động. Bởi thế, khi một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, trên cơ sở đó các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài cũng không ngừng phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng. Không những vậy, chính trị ổn định sẽ mang lại sự hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc gia đó, từ đấy các ngân hàng phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng niềm tin, thu hút nhà đầu tư hợp tác với ngân hàng.
- Pháp luật: Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động đặc biệt, có vai trò
quan trọng trong điều tiết kinh tế thị trường. Chính vì vậy, các tổ chức trong hệ thống ngân hàng thường chịu tác động mạnh mẽ của chính sách, pháp luật do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành. Thông qua các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách để điều tiết nền kinh tế phù hợp với sự phát triển hiện tại như: các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, hay các cách thức để điều chỉnh lạm phát, kích thích tiêu dùng. Do vậy, để có thể kiểm soát được nền
kinh tế, Ngân hàng Nhà nước buộc các ngân hàng khi tham gia hoạt động kinh doanh phải tuân theo các văn bản pháp luật ban hành. Không những chịu sự ảnh hưởng của các chính sách và pháp luật trong nước, các ngân hàng cũng phải tuân theo các quy định của tổ chức tài chính, thương mại của khu vực và quốc tế: WTO, IFM, AEC.. .Vì thế, chỉ một sự thay đổi nhẹ trong chính sách và pháp luật ban hành cũng sẽ gây ra tác động lớn tới chất lượng dịch vụ của các ngân hàng: áp dụng mức cho vay đối với các doanh nghiệp, trình tự xét duyệt hồ sơ cho vay.
❖ Môi trường kinh tế
Ngân hàng là một ngành vô cùng nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro và phụ thuộc mạnh mẽ vào môi trường hoạt động. Trong đó môi trường kinh tế có tác động lớn tới sức cạnh tranh của ngân hàng. Sức cạnh tranh của ngân hàng tăng cao khi tốc độ tăng trưởng GDP, CPI, GNP tăng cao kèm theo đó là sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô (chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái.), cùng với đó là độ mở cửa của nền kinh tế (các rào cản, cam kết quốc tế, sự gia tăng trong xuất nhập khấu.). Nếu như các yếu tố được đảm bảo, khả năng tích luỹ và đầu tư của người dân sẽ gia tăng làm cho các sản phẩm tiền gửi, hoạt động tín dụng, thanh toán, các sản phẩm thẻ được phát triển. Do đó, ngân hàng chỉ có sức hấp dẫn với khách hàng khi chất lượng dịch vụ của ngân hàng được cải thiện.
❖ Môi trường văn hoá xã hội
Môi trường văn hoá xã hội ảnh hưởng tới tất cả các ngành nghề và ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Bởi khi trình độ văn hoá của người dân tăng cao kèm theo cuộc sống tại nơi đấy phát triển sẽ kéo theo các nhu cầu tăng, trong đó nhu cầu thanh toán và mong muốn được tiếp cận, sử dụng dịch vụ tiện ích, nhanh chóng ngày càng nhiều. Cùng đó, quá trình đô thị hoá kèm theo dân số vàng làm cho nhu cầu tiếp cận các dịch vụ tiện ích của ngân hàng cũng thay đổi. Tuy nhiên, để thu hút được khách hàng ngân hàng cần phải có sự thay đổi trong chất lượng dịch vụ sao cho phù hợp với môi trường sống để làm thay đổi thói quen tiêu dùng của bộ phận dân cư khu vực đó.
❖ Môi trường công nghệ
Công nghệ ngày càng đi sâu và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con người hiện đại ngày nay. Việt Nam, một đất nước phát triển, công nghệ lại
trở nên ảnh hưởng mạnh mẽ. Do đó, nếu muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam buộc công nghệ cũng cần phải có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của công nghệ, Đặc biệt, đối với ngân hàng, một tổ chức trung gian thanh toán, trao đổi mọi thành phần của nền kinh tế
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU