Đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM theo mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP á châu theo mô hình camels giai đoạn 2013 2018 khoá luận tốt nghiệp 147 (Trang 26)

1.2.1. Nội dung mô hình CAMELS

a. Mức độ an toàn vốn — Capital Aquedacy

Mặc dù Vốn tự có (VTC) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng nó quyết định phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của ngân hàng và là yếu tố để xác định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Gia tăng VTC đồng nghĩa với việc gia tăng năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, VTC luôn tăng trưởng ngày càng tăng, không có sự sụt giảm, sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định, là cơ sở thu hút các nguồn vốn huy động, qua đó nâng cao vị thế của ngân hàng, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. VTC càng cao sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những tổn thất tiềm năng phát sinh liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Ngược lại, những ngân hàng thiếu vốn với giá trị ròng thấp sẽ dễ đổ vỡ khi gặp phải những rủi ro hoặc trước những biến động của môi trường kinh doanh. Khi đó, KH sẽ e ngại tiếp cận sử dụng các dịch vụ tại những ngân hàng này, điều này làm cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như sau:

* Tỷ lệ an toàn vốn (CAR — Capital Adequacy Ratio):

16

Tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản án năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là ngân hàng đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

Công thức tính: CAR =

+ Vốn cấp 1 (Vốn cơ bản): bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác.

+ Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung): bao gồm tất cả các vốn khác như vốn từ phát hành trái phiếu, giấy nợ và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). Theo hiệp ước về vốn của Basel (Basel II) thì tỉ lệ tối thiểu để bù đắp cho rủi ro của hệ số CAR là 8%, ở Việt Nam NHNN quy định là 9%.

* Hê số đòn bẩy tài chính:

Còn gọi là tỷ số D/E, tỷ lệ này phản ánh năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ an toàn đối với người gửi tiền hoặc chủ nợ của ngân hàng giảm.

ɪɪʌ A4, 1 A .,. 1 , 1Tồng nợphẳi trả

Hệ số đòn bẩy tài chính = —' T2,ỳ—

Von chủ sở hữu

* Hê số đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với vốn huy đông:

Hệ số đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với vốn huy động là chỉ tiêu phản ánh khả năng đảm bảo về mặt tài chính đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn huy động của ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của ngân hàng càng tăng và ngược

17

lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng đảm bảo về mặt tài chính của ngân hàng càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của ngân hàng càng giảm. Hệ số đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với vốn huy động được tính theo công thức:

Hệ số đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với vốn huy động = ’ Nguon von huy động -ι ° J Jl _

b. Chất lượng Tài sản Có — Asset Quality

Tài sản Có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, là danh mục các TS được hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Danh mục TS đó bao gồm: Dư nợ tín dụng, danh mục đầu tư, tài sản cố định trong đó dư nợ tín dụng chiếm 60-70% tài sản của ngân hàng và mang lại 2/3 tổng thu nhập cho ngân hàng đồng thời cũng là danh mục chứa đựng rất nhiều rủi ro. Để đánh giá chất lượng Tài sản Có dựa trên hai tiêu chí là đánh giá cơ cấu TS và đánh giá chất lượng các khoản mục TS. Cụ thể:

* Đánh giá cơ cấu TS

Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản:

Xác định danh mục tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản

rτ,, , 1 ,, 1 , ʌ 2 Dwnatindung

Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản = ~ ",

Tong ủat S3.n

Tỷ trọng các khoản đầu tư trên tổng tài sản:

Xác định các khoản đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản

Tỷ trọng đầu tư = 7-

Tong tài sản

Tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản:

Xác định TSCĐ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản Tỷ trọng TSCĐ =

* Đánh giá chất lượng các khoản mục tài sản

Chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ số: tỷ lệ dư nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu. Một ngân hàng có chất lượng tín dụng xấu, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ gây ra những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có dẫn đến mất khả năng thanh toán và đối mặt với nguy cơ phá sản.

Tỷ lệ nợ xấu

Xác định độ rủi ro của TS trong danh mục cho vay Tỷ lệ nợ xấu (thuộc nhóm 3,4,5) = τδn^Jl^^0 vay

Tỷ lệ nợ quá hạn

Xác định độ rủi ro của TS trong danh mục cho vay

m,iΛ 1 , 1 Dưnợơitá/ĩạn

Tỷ lệ dư nợ quá hạn = ' , ^

Tong dư nợ cho vay

Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với 1 đồng vốn huy động được Tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động = -—7—-7-7—-—

Nguon von huy động

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với dư nợ tín dụng

r., . 1 , 1 1 , ,. ,. 1 ., 1 Chi phí dự phòng rủi ro

Chi phí dự phòng rủi ro so với dư nợ tín dụng =---" ,—- ---

t ■ t b ■ b Tồng dư nợ

Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng

rτ,, . .1 ,ʌ 1~. . .1 ,ʌ Thu nhập trong lãi

Tỷ trọng thu nhập lãi so với tổng thu nhập = ^' " ð

j σ ■t o ■t Tồng thu nhập

Chất lượng các khoản đầu tư của ngân hàng được đánh giá qua lãi lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán và thu nhập từ việc góp vốn, mua cổ phần. Thể hiện việc đầu tư của ngân hàng có hiệu quả hay không và mức độ mang lại lợi nhuận nhuận cho ngân hàng. Từ đó đánh giá được các vai trò của danh mục đầu tư cũng như khả năng của ngân hàng trong hoạt động đầu tư ra thị trường.

19

c. Năng lực quản lý - Management Ability

Đây chính là thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công của các ngân hàng. Quản lý phản ánh khả năng của ban lãnh đạo trong nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát các rủi ro của ngân hàng và đảm bảo các ngân hàng an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả phù hợp với luật pháp. Các lãnh đạo cung cấp các hướng dẫn cụ thể để thiết lập các mức rủi ro có thể chấp nhận được thông qua các thủ tục, chính sách phù hợp. Các quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cho phát triển và thực thi các chính sách, thủ tục đó. Hoạt động quản lý cần giải quyết các rủi ro: tín dụng, tỉ lệ lãi suất, thanh khoản, giao dịch, tuân thủ, uy tín, chiến lược và một số rủi ro khác tùy thuộc vào tính chất và phạm vi của các ngân hàng. Khả năng và hiệu quả của ban lãnh đạo được đánh giá dựa trên đánh giá các yếu tố thẩm định sau:

-Quản trị doanh nghiệp: Ban lãnh đạo có trách nhiệm ủy thác các thành viên duy trì các tiêu chuẩn về hành vi chuyên nghiệp bao gồm, nhưng không giới hạn về sự phù hợp của các chính sách đền bù; Ngăn chặn xung đột lợi ích; Đạo đức và hành vi nghề nghiệp

-Lập kế hoạch chiến lược: Lập kế hoạch chiến lược bao gồm một quá trình có hệ thống để phát triển tầm nhiền dài hạn cho các nghiệp đoàn tín dụng. Một kế hoạch chiến lược sẽ nhận dạng các rủi ro và các nguy cơ đối với tổ chức và phác thảo các phương thức để giải quyết chúng. Trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, các nghiệp đoàn tín dụng sẽ phát triển các kế hoạch kinh doanh cho một hoặc hai năm tiếp theo. Ban lãnh đạo sẽ xem xét và phê duyệt kế hoạch kinh doanh, bao gồm ngân sách, trong bối cảnh nhất quán của nó với kế hoạch chiến lược của nghiệp đoàn tín dụng. Kế hoạch kinh doanh được đánh giá với kế hoạch chiến lược để xác định xem chúng có nhất quán với nhau hay không. Ban lãnh đạo cũng đánh giá làm thế nào kế hoạch được hiệu quả.

-Kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các nguy cơ của nghiệp đoàn tín dụng. Kiểm soát nội bộ hiệu quả cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại các trục trặc hệ thống. Nếu không có các kiểm soát nội bộ thích hợp, việc quản lý sẽ không có khả năng nhận dạng và xác định các

lỗ hổng dẫn tới rủi ro. Các kiểm soát cũng cần thiết để đảm bảo các đơn vị hoạt động đang vận hành trong các thông số được thiết lập bởi ban lãnh đạo và quản lý cấp cao. Kiểm soát nội bộ quan tâm đặc biệt đến bẩy khía cạnh dưới đây:

+ Hệ thống thông tin: Cần kiểm soát hiệu quả để đảm báo tính toàn vẹn, bảo mật và riêng tư của thông tin được chứa trong các hệ thống máy tính của ngân hàng.

+ Giáo dục cán bộ - Education of Staff : Nhân viên ngân hàng cần được huấn luyện trong các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Rủi ro được kiểm soát khi ngân hàng có khả năng duy trì sự liên tục của hoạt động và dịch vụ tới các thành viên.

- Các vấn đề quản lý khác: Ngoài các yếu tố chính ở trên, một số yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi đánh giá hoạt động quản lý của một ngân hàng là Ngân sách thực hiện so với kết quả hoạt động thực tế; Tính hiệu quả của các hệ thống đo lường và giám sát rủi ro; Sự tích hợp của quản lý rủi ro với lập kế hoạch và ra quyết định; Sự phù hợp với pháp luật và quy định; Sự thích hợp của các sản phẩm và dịch vụ được đưa ra liên quan tới kinh nghiệm quản lý của ngân hàng.

d. Lợi nhuận — Earnings

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng. Và lợi nhuận chính là nhân tố tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, qua đó đánh giá năng lực quản lý và chất lượng chiến lược kinh doanh của ngân hàng thành công hay thất bại. Một ngân hàng có mức lợi nhuận dương và tăng trưởng hằng năm, sẽ hình thành nên nguồn vốn bổ sung giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, bù đắp tổn thất rủi ro tín dụng và trích lập dự phòng đầy đủ. Đồng thời, vị thế ngân hàng được nâng cao dẫn đến thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư.

Một ngân hàng có mức lợi nhuận cao chưa hẳn là tốt, để có mức lợi nhuận như vậy có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu TS có độ rủi ro cao. Khi xét đến nhân tố lợi nhuận, cần phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với các nhân tố

21

quản lý khác, chẳng hạn như mức độ thanh khoản, mức chấp nhận rủi ro, cơ cấu TS cũng như triển vọng phát triển lâu dài của hệ thống ngân hàng. Khi cường độ cạnh tranh trong ngành càng gia tăng thì mức chênh lệch lãi suất bình quân giữa các ngân hàng có xu hướng càng giảm. Điều này khiến cho các ngân hàng phải tìm cách bù đắp sự chênh lệch mất đi này, bằng cách thu phí từ các sản phẩm, dịch vụ mới đa dạng hơn, giảm chi phí hoạt động tới mức thấp nhất, đồng thời phải hạn chế được những rủi ro, thất thoát thông qua các chính sách, biện pháp quản lý và phải tạo ra cơ cấu nguồn vốn và TS hợp lý. Các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng:

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu - ROE:

Đo lường hiệu quả của TCTD trong việc sử dụng vốn, thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào vốn ngân hàng

T, r, Lợi nhuận sau thuế

ROE = —7 7, _—

Von chủ sở hữu

Tỷ lệ thu nhập trên tổng TS - ROA:

Đo lường hiệu quả sử dụng TS của TCTD, thể hiện khả năng chuyển hóa giá trị của TS thành thu nhập ròng

„ „ . Lợi nhuận sau thuế

ROA = ɪ '17 .77 ---

Tong tài sản

Thu nhập trên cổ phiếu - EPS:

Đo lường thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu đang hiện hành EPS Thu nhập sau thuế

sồ cỗ phiếu đang Imi hằnh

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần - NIM:

Dự báo trước khả năng sinh lời thông qua việc kiểm soát chặt chẽ TS sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất

X ,. X r Thu nhập lãi—Chi phí lãi

NIM =--- ' 77, ,77

Tỷ trọng thu nhập từ lãi so với tổng thu nhập:

Đánh giá cấu phần trong tổng thu nhập đến từ hoạt động tín dụng và đầu tư Tỷ trọng thu nhập từ lãi so với tổng thu nhập = '' ^' , ɪ

Tong thu nhập hoạt động

Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập:

Đánh giá cấu phần trong tổng thu nhập đến từ hoạt động ngoài lãi (dịch vụ, kinh doanh ngoại hối

rτ,, . .1 ,ʌ Λ∙1~∙ ,..,À .1 ,ʌ Thu nhập ngoài lãi

Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập = ——-—7-7-7———

Tồng thu nhập hoạt động

Tỷ lệ sinh lời hoạt động - NPM:

Phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ X ,rʌ. . Thu nhập lãi-Chi phí lãi

NPM =--- ' ---

Tai sản CO sinh lơi

Tỷ lệ chi phí thu nhập - CIR:

Thể hiện mối tương quan giữa chi phí với thu nhập ngân hàng đó, phản ánh hiệu quả hoạt độn của tổ chức

rrn _ Chi phí hoạt động

ClK---——“—:—"7—

Tong thu nhập

e. Thanh khoản — Liquidity

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một ngân hàng là bảo đảm khả năng thanh khoản. Điều này có nghĩa là, ngân hàng có sẵn lượng vốn khả dụng trong tay hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi phí hợp lý và kịp thời khi cần đến hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số TS ở mức giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Hiện tượng thiếu hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP á châu theo mô hình camels giai đoạn 2013 2018 khoá luận tốt nghiệp 147 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w