Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng TS Có
4 Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản 63,41 63,89 71,44 72,1 72,32 74,92 5 Tỷ lệ nợ xấu 3,1 2,17 1,32 0,88 0,7 0,73 6 Tỷ lệ nợ quá hạn 5,79 4,75 3.07 2,13 0,94 0,9
7 Tỷ lệ cho vay so với
nguồn vốn huy động 76,5 72,21 75,23 76,43 79,93 82,84 8 Chi phí trích lập DPRRTD trên tổng dư nợ 0,42% 0,72% 0,63% 0,74% 1,24% 0,38%
9 Tỷ trọng thu nhậptrong lãi trên tổng thu nhập 80,50 % 76,38% 77,51% 82,64% 81,49% 85,38 % 1 0 Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng
khoán đầu tư 446197 132025 -767167 -892902 564093
16852 5 11 Thu nhập từ gópvốn, mua cổ phần 161349 280827 134957 189767 97004 110392 1 2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,26 1,2 1,51 1,57 1,75 2,36
34
Tỷ trọng TS có sinh lời có xu hướng tăng dần, chủ yếu do tổng TS của ngân hàng tăng đáng kể. Thực tế trong mấy năm trở lại đây TS có sinh lời có xu hướng tăng do ACB bán nợ xấu cho VAMC để xử lý nợ xấu nhóm 6 công ty nhận về trái phiếu VAMC càng nhiều. Ngoài ra trên báo cáo tài chính của ngân hàng xuất hiện TS Có khác thường là các khoản phải thu, các khoản phí lãi phải thu, nghiệp vụ repo hay ủy thác đầu tư. Nhiều khoản phải thu không đòi được, repo đáo hạn KH có thể bỏ không thực hiện hợp đồng nếu giá trị TS đảm bảo thấp hơn giá trị khoản vay.
Biều đồ 2.2: TS, Dư nợ tín dụng, Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng TS
(ĐVT: tỷ VND, %)
Dư nợ tín dụng (tỷ VND)
—⅛-Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (%)
Tài sản (tỷ VND)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính toán các số liệu từ BCTC của ACB)
Năm 2013, 2014 tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng TS thấp trong khi hoạt động tín dụng là hoạt động chính trong ngân hàng điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ACB. Đến giai đoạn 2015-2018 đã có sự phục hồi trở lại nên tỷ lệ này tăng đáng kể từ 63,89% năm 2014 đạt 71,44% năm 2015. Năm 2016 khi có sự ổn định dần trở lại và đang chuẩn bị cho việc xử lý khoản nợ xấu nhóm 6 công ty và
2017 là thời điểm ACB hoàn tất việc xử lý nợ xấu đó nên đến năm 2018 TS, dư nợ tín dụng và tỷ trọng dư nợ tín dụng đều tăng đáng kể.
Đối với tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động ngân hàng duy trì ở mức 70-80% thể hiện một đồng vốn huy động được ACB sử dụng 70-80% cho vay, con số này là tương đối cao. Vì vậy cần xem xét ngân hàng có đáp ứng yêu cầu thanh khoản, đối phó với những trường hợp bất thường có thể xảy ra và chất lượng tín dụng có tốt không để đánh giá.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn
(ĐVT: %)
♦Tỷ lệ nợ xấu
M Tỷ lệ nợ quá hạn
(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính toán từ BCTC riêng lẻ ACB)
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ACB có xu hướng cải thiện rất tích cực nhờ sự quyết liệt của ban lãnh đạo đã giúp tỷ lệ nợ xấu 3,1% ở năm 2013 giảm còn 0,73% năm 2018. Khoảng cách giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng được thu hẹp, hiện tại chênh lệch không đáng kể cho thấy giảm bớt rủi ro đối với Nợ nhóm 2. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu khá cao vượt mức NHNN quy định là 3%. ACB đã bán 1.457 tỷ VND dư nợ cho vay cho VAMC tính đến 31/12/2014, ngoài ra ACB thực hiện DPRR cụ thể cho các trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua nợ xấu của ACB với số tiền hơn 100 tỷ VND. Nguyên nhân vì ở thời điểm đó chất lượng
36
tín dụng của ACB giảm đáng kể do nhóm 6 công ty phân loại vào nợ nhóm 2 - Nợ cần chú ý với số tiền 2.237 tỷ VND. Năm 2015, ACB đã trích lập dự phòng đầy đủ với hai khoản tiền gửi được phân loại Nợ nhóm 4 và 5 tại ngân hàng 0 đồng là GPBank (ACB gửi 772 tỷ VND) và VNCB (ACB gửi 400 tỷ VND).
Hiện ACB đã cấu trừ 520 tỷ VND tiền gửi có kỳ hạn tại GPBank nhờ việc nhận chuyển nhượng số trái phiếu mệnh giá 500 tỷ VND của một công ty cổ phần trong nước cùng hai bất động sản khác trị giá 65 tỷ và 62 tỷ VND. Với số tiền gửi tại VNCB, sau khi đã được NHNN mua lại ngân hàng này phải trả ACB số tiền 1/5 gốc cộng 2% lãi. Đến năm 2017 là thời điểm đánh dấu ACB hoàn tất việc xử lý nợ xấu nhóm 6 công ty và tỷ lệ nợ xấu chỉ đạt 0,7%, năm 2018 tỷ lệ này chỉ tăng nhẹ và vẫn ở mức thấp nhất trong ngành ngân hàng. Với tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tích cực đồng thời tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu cũng ngày càng tăng, từ 6,58% năm 2013 đạt mức 27,73% năm 2018. Cho thấy rằng ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp đồng thời tỷ suất sinh lời vẫn có xu hướng tăng nhưng thực tế ROE vẫn thấp hơn so với trung bình ngành ngân hàng thể hiện ACB đang tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu, ngược lại lợi nhuận tăng nhưng không đáng kể so với các ngân hàng khác trong giai đoạn 2013-2018.
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng thu nhập trong lãi trên tổng thu nhập
(ĐVT: %)
Tỷ trọng thu nhập trong lãi trên tổng thu nhập
■Tỷ trọng thu nhập trong lãi trên
tổng thu nhập
(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính toán từBCTC riêng lẻ của ACB)
Trong khi chi phí cho việc bù đắp rủi ro tín dụng thì biến động không ổn định, chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần từ năm 2013-2017 nhưng đến năm 2018 thì giảm mạnh khi chỉ còn 900.003 triệu VND đồng thời tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần nhưng lại tăng trở lại vào năm 2018.
Đồng thời thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng biến động không ổn định trong thời gian qua, đặc biệt ba năm trở lại đây, thu nhập lãi giảm ở năm 2017 nhưng tăng mạnh trong năm 2018 cùng với việc tỷ lệ nợ xấu tăng. Từ đó chưa thấy được dấu hiệu tốt của ngân hàng vì mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ACB thấp nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chưa ổn định và so với ngân hàng lớn là VCB thì chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ACB chỉ chiếm 0,38% trong khi VCB chiếm 1,07%.
38
Biểu đồ 2.5: So sánh nợ xấu với các ngân hàng khác năm 2017
(ĐVT: %)
Nợ xấu các ngân hàng
■2017
(Nguồn: KBSV tổng hợp và ước tính)
Nhờ việc trích lập dự phòng và hoàn tất việc xử lý nợ xấu thì ACB đã đạt thành công với tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành ngân hàng. Đồng thời 5 năm liên tục 2014-2018 giữ được tỷ lệ nợ xấu thấp hơn VCB thể hiện ACB có chất lượng tín dụng cao, kiểm soát tín dụng chặt chẽ. Đây là dư địa để ngân hàng thực hiện tốt quy định Basel II trong thời gian sắp tới.
Biểu đồ 2.6: Cho vay theo đối tượng
l⅛n⅛' ISIIf Cta'ħ ĩựiẽpớn •Huong τu∣ ∙Srκi ∙BBSβ⅛⅛ng iIjKhwcpogfingwcsitan <tac
(Nguồn: ACB, KBSV tổng hợp) (Nguồn: ACB, KBSV tổng hợp)
về cơ cấu cho vay theo đối tượng, tỷ trọng cho vay cá nhân tăng dần khoản hơn 50%, cho vay doanh nghiệp SME duy trì khoản 30% còn lại cho vay các doanh nghiệp lớn. ACB hiện đứng thứ hai trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần về dư nợ và tỷ trọng cho vay KHCN chỉ sau STB. ngân hàng đã thành công trong chiến lược ban đầu hướng đến nhóm KH nhỏ lẻ.
Cơ cấu cho vay theo ngành nghề, trong nhóm cho vay bán lẻ sản phẩm chủ yếu của ACB là cho vay mua, sửa chữa nhà (chiếm 70% cho vay cá nhân). Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là ngành nghề cho vay trọng tâm, tập trung vào mặt hàng được ưu đãi về thuế như lúa mì, cao su, cà phê. Mặc dù cho vay trong lĩnh vực thương mại có xu hướng giảm dần từ 35,7% năm 2011 xuống còn 19,6% năm 2017 nhưng vẫn được ACB chú trọng thể hiện qua ưu đãi các gói vay, phí trong hoạt động thanh toán quốc tế vì tiềm năng thu từ phí, dịch vụ từ các hoạt động tài trợ xuất - nhập khẩu. Năm 2017, ACB đứng đầu về an toàn trong lĩnh vực cho vay với dư nợ cho bất động sản và xây dựng thấp nhất ngành chỉ 6,3%.
40
Biểu đồ 2.8: Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
—♦— Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (triệu VND)
A Thu nhập từ góp vốn, mua cổ
phần (triệu VND)
(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính toán từ BCTC riêng lẻ ACB)
Chất lượng đầu tư của ACB còn nhiều mặt hạn chế, thu nhập từ hoạt động đầu tư và góp vốn mua cổ phần biến động rất mạnh. Đặc biệt năm 2015, 2016 mặc dù cả hai năm thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đều dương nhưng ACB trích lập dự phòng cụ thể cho chứng khoán đầu tư một lượng quá lớn lên đến 1.101.430 triệu VND năm 2016 cho khoản nợ nhóm 6 công ty. Trong giai đoạn này ngân hàng đang trong quá trình xử lý nợ xấu đã bán hơn 2000 tỷ đồng cho VAMC và ACB dự kiến thu hồi càng nhanh càng tốt, cân đối và thu hồi nợ gốc đầy đủ như kế hoạch. Ngoài ra hoạt động góp vốn, mua cổ phần có xu hướng giảm dần chủ yếu thu nhập từ các khoản góp vốn, đầu tư dài hạn. ngân hàng đầu tư vào công ty con chủ yếu đầu tư vào ACBS là 1500 tỷ đồng, ngoài ra còn có ACBA và ACBL và công ty liên doanh liên kết là SJC với số tiền 1000 tỷ đồng.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ thể hiện việc sử dụng TSCĐ tạo ra bao nhiêu thu nhập cho ngân hàng. TSCĐ chủ yếu của ngân hàng chủ yếu là cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật. Nhìn vảo bảng cho thấy hiệu suất có xu hướng tăng dần và tăng mạnh năm 2018 đạt 2,36. Vì ACB đã đầu tư hơn cho công nghệ nên với TSCĐ đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. So với ngân hàng lớn như VCB thì hiệu suất sử
dụng TSCĐ của ACB khá cao đạt 2,36 năm 2018 trong khi VCB đạt 2,26 tuy nhiên thực tế con số này chưa thực sự ấn tượng vì ngân hàng đã đầu tư rất nhiều cho công nghệ nhưng kết quả chưa thực sự hiệu quả mặc dù hiệu suất cao hơn VCB.