Xem xét các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn giai đoạn 2013-2018 của ACB, có thể đưa ra một số đánh giá như sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn vốn
31
phát từ việc sụt giảm nghiêm trọng của tổng TS từ năm 2012 tổng TS hơn 175.096.181 triệu VND đồng, năm 2013 giảm mạnh chỉ còn khoảng 166.308.083 triệu VND. Đến năm 2014 vốn chủ sở hữu tăng với mức khá ít. Đến năm 2015 vốn chủ sở hữu tăng mạnh do ACB đạt LNTT tăng 8% nhờ ACB đã có hướng đi đúng là chú trọng vào KH bán lẻ thông qua việc triển khai ngân hàng số và năm 2016 có tăng nhưng không tăng mạnh. Năm 2017 nhờ việc hoàn tất nợ xấu nhóm 6 công ty, mở ra triển vọng trong tương lai nên tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu có tăng mạnh hơn, đặc biệt ở năm 2017 lợi nhuận đạt rất cao so với 2018 cụ thể 2017 LNST chưa phân phối hơn 134.000 triệu đồng trong khi 2018 đạt hơn 91.000 triệu đồng.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính toán các số liệu từ BCTC của ACB)
Biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ACB duy trì ở mức cao và đứng ứng quy định của NHNN 9%. Đặc biệt ở năm 2013 và 2014 CAR lần lượt là 14,7% và 14,10% cao hơn so với trung bình ngành là 9,87% khá nhiều. Cho đến giai đoạn 2016-2018 chỉ số này có xu hướng giảm dần và đạt 11,4% ở năm 2018 trung bình so với ngành ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chủ yếu là sự đóng
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Tỷ trọng tài sản cósinh lời 89,71 90,46 92,01 92,84 93,54 94,17
2 Tốc độ tăng trưởng
của tổng tài sản -5,07 8,17 11,98 15,69 21,99 15,83
3 Tốc độ tăng trưởng
dư nợ tín dụng 4,27 8,62 20,57 16,74 22,37 20,01
góp của Vốn cấp 1: lợi nhuận không chia, các khoản dự phòng. Cụ thể trong 3 năm trở lại đây lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng tăng nhưng năm 2018 mặc dù ngân hàng đã huy động được 4.400 tỷ VND từ phát hành trái phiếu đóng góp đáng kể vào Vốn cấp 2 nhưng tỷ lệ CAR của năm nay lại giảm so với năm 2016 và năm 2017. Tóm lại tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ACB vẫn đạt quy định của ngân hàng và khá cao so với trung bình ngành ngân hàng cho thấy ngân hàng có thể đáp ứng đủ vốn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt có khả năng ứng phó trước những bất thường xảy ra. Với nguồn vốn khá dồi dào và có dư địa huy động thêm từ nguồn vốn cấp 2, ACB đủ tiềm lực đáp ứng tiêu chuẩn Basel II mà không cần huy động thêm vốn vào năm 2020. Nhưng thu nhập ngân hàng sẽ bị giảm đi vì mức độ sinh lời thấp, quá an toàn.
Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Hệ số này của ACB đạt mức khá cao ở năm 2016 và năm 2017 thể hiện tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu khiến dư địa tăng trưởng tín dụng bị thu hẹp tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Đến năm 2018 vì ngân hàng huy động được 4.400 tỷ VND từ việc phát hành trái phiếu nên gia tăng vốn chủ sở hữu cho ngân hàng giúp hệ số này chỉ còn 15,67 nhưng ACB đã phải tốn chi phí cao hơn để hỗ trợ hoạt động này.
Hệ số đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với vốn huy động trong các năm duy trì 6-8%, hệ số này cho biết khả năng đảm bảo không bị mất vốn đối với người gửi tiền tại tổ chức tín dụng. Hệ số này càng lớn càng xây dựng được lòng tin đối với khách hàng, trong giai đoạn 2013-2018 hệ số này biến động không nhiều và có cải thiện ở năm 2018 vì ngân hàng đang có xu hướng an toàn hơn.