KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 152 (Trang 33)

ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ - Export-Import Bank of the United States

Những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, hoạt đồng ngoại thương cũng đã phát triển rất nhanh. Để khuyến khich hoạt động xuất nhập khẩu của nước này và góp phần tạo công ăn việc làm, Chính phủ Mỹ đã thành lập Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Export - Import Bank of the United States) vào ngày 2/2/1934, đến nay đã là 81 năm kể từ khi ngân hàng đi vào hoạt động. Nó cung cấp các dịch vụ

23

cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Mỹ nhu cho vay hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp trong nuớc, cho vay các doanh nghiệp nuớc ngoài nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Mỹ, phát hành bảo lãnh cho các khoản vay vốn luu động của các doanh nghiệp xuất khẩu, phát hành L/C,... Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cũng cung cấp sản phẩm bảo hiểm tín dụng, thông qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Hoa Kỳ chống lại rủi ro không đuợc nhà nhập khẩu nuớc ngoài thanh toán.

Cụ thể, các tiện ích mà các sản phẩm tài trợ thuơng mại mà ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ cung cấp bao gồm:

- Các sản phẩm phòng ngừa rủi ro: Hoạt động xuất nhập khẩu tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, một trong những rủi ro dễ thấy nhất là nguời bán không đuợc nguời mua

trả tiền

sau khi đã giao hàng. Chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Ex-Im Bank sẽ

cung cấp các khoản thanh toán cho các nhà xuất khẩu Mỹ khi gặp cả rủi ro

thuơng mại

(chẳng hạn nhu nhà nhập khẩu nuớc ngoài mất khả năng thanh toán) và rủi ro

chính trị

(chẳng hạn nhu chiến tranh).

- Mở rộng tín dụng cho nguời mua (nhà nhập khẩu): Sự bảo đảm từ phía ngân hàng cũng cho phép nhà xuất khẩu Mỹ bán hàng một cách cạnh tranh hơn theo phuơng

thức ghi sổ, thay vì yêu cầu nguời mua thanh toán truớc tiền hàng hay phát hành thu

tín dụng phức tạp và tốn chi phí. Các doanh nghiệp sẽ không còn bỏ lỡ các cơ

hội kinh

doanh thuơng mại của mình chỉ vì họ không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng

mà các

đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu đề ra. Thêm vào đó, các khoản phải thu nuớc ngoài

đuợc đảm bảo có thể đuợc sử dụng để thế chấp cho các khoản vay của nhà xuất khẩu

24

Kỳ, hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp nhập khẩu này mua phải có ít nhất 50% hàm luợng nội địa Hoa Kỳ và không gây thiệt hại gì cho nền kinh tế Mỹ.

Hoạt động của ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ không cạnh tranh với các NHTM khác mà chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực nhiều rủi ro mà các NHTM khác không hoạt động. Thông qua đó, ngân hàng này giúp các nhà xuất khẩu Mỹ có một sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ, một “sân chơi bình đằng” tuơng tự nhu các cơ quan tín dụng xuất khẩu của các quốc gia khác. Ex-Im Bank Hoa Kỳ hỗ trợ hàng xuất khẩu của nuớc này trên phạm vi toàn cầu.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc - Eximbank Hàn Quốc

Ngày 01/07/1976, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc - EximBank Hàn Quốc (KEXIM) đuợc thành lập. Ngân hàng này là một tổ chức tài chính của Chính phủ, đuợc thành lập với mục tiêu hoạt động chủ yếu là phát triển kinh tế Hàn Quốc và tăng cuờng hợp tác kinh tế với các quốc gia khác trên thế giới.

Để thực hiện mục tiêu trên, ngân hàng EximBank Hàn Quốc thực hiện tài trợ cho các thuơng vụ xuất nhập khẩu, các dự án đầu tu ở nuớc ngoài bằng cách cho vay, cấp bảo lãnh và một số hình thức tài trợ tài chính khác.

- Chuơng trình tín dụng xuất khẩu của KEXIM: Áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu mặt hàng tu liệu sản xuất do Hàn Quốc sản xuất, chế tạo, gồm nhà máy, tàu biển,

các loại xe vận tải, thiết bị điện tử, vật liệu nhu sắt, thép, đuờng ray, công cụ y khoa,...Mọi doanh nghiệp sản xuất hay xuất khẩu Hàn Quốc đều có thể đuợc KEXIM

tài trợ theo chuơng trình này.

- Chuơng trình tín dụng dịch vụ kỹ thuật: KEXIM cấp tài trợ cho các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật của Hàn Quốc nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật

ra nuớc ngoài. Những dịch vụ có thể đuợc KEXIM tài trợ bao gồm: bí quyết ký thuật,

các nghiên cứu khả thi, các thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật giám sát trong việc lắp đặt và

25

thanh toán ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thông qua vốn tài trợ của KEXIM.

- Chuong trình tái tài trợ: KEXIM sẽ cấp tín dụng trung và dài hạn cho các ngân hàng nuớc ngoài có uy tín. Các ngân hàng này sẽ dùng nguồn vốn KEXIM cho vay để cho các doanh nghiệp trong nuớc mà nhập khẩu tu liệu sản xuất từ Hàn Quốc. Danh sách mặt hàng đuợc tài trợ sẽ đuợc KEXIM công bố truớc.

Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc cũng cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc, bao gồm bảo hiểm thuong vụ cụ thể và bảo hiểm toàn bộ doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp. Với loại hợp đồng bảo hiểm xuất khẩu thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc có thể lựa chọn các hợp đồng xuất khẩu cụ thể để đuợc bảo hiểm cho riêng từng hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm toàn bộ doanh số sẽ bảo hiểm cho tất cả các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp trong năm. Với loại hợp đồng này, KEXIM sẽ giảm 50% phí bảo hiểm cho nhà xuất khẩu. Toàn bộ các khoản bồi thuờng bảo hiểm đều đuợc thực hiện bằng đồng nội tệ của Hàn Quốc theo tỷ giá tại ngày quy định trong hợp đồng bảo hiểm giữa KEXIM và các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan — Eximbank

Thái Lan

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan - Thailand Exim Bank là một tổ chức tài chính trực thuộc Chính phủ Hoàng gia Thái Lan, duới sự giám sát của Bộ Tài chính Thái Lan, đuợc thành lập theo Luật Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan, có hiệu lực từ ngày 7/9/1993. Mục đích của Chính phủ khi thành lập Exim Bank Thái Lan là nhằm tăng cuờng lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của các doanh nghiệp Thái Lan khi kinh doanh xuất nhập khẩu với các nuớc khác trên thế giới.

Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan không chỉ cung cấp các gói hỗ trợ tài chính trực tiếp mà còn gián tiếp tăng cuờng hoạt động xuất khẩu của Thái Lan bằng việc hỗ trợ các nhà đầu tu Thái Lan đầu tu ra nuớc ngoài. Ngân hàng này chỉ tập trung vào các lĩnh vực mà cho đến nay các NHTM khác Thái Lan chua đáp ứng, nhu tín dụng dài hạn cho hoạt động xuất khẩu tu liệu sản xuất, các dịch vụ tài chính cho hợp đồng ngoại thuong bảo hiểm xuất khẩu và tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và các doanh nghiệp mới. Ngoài ra Eximbank Thái Lan cũng cung cấp các

26

dịch vụ mới nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến cán cân thanh toán và lĩnh vực xuất khẩu nhu: Nghiệp vụ tín dụng mua bán tàu biển, cho vay trung - dài hạn để nâng cấp máy móc, dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất và xuất khẩu, nghiệp vụ tín dụng truớc khi giao hàng bằng ngoại tệ,...

Đến nay, Eximbank Thái Lan đã cung cấp một số dịch vụ tài chính chủ yếu cho khách hàng của mình, nhu nghiệp vụ cho vay truớc khi giao hàng bằng đồng Baht, USD hay JPY, nghiệp vụ tín dụng trọn gói trực tiếp, cho vay trung dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, tín dụng dài hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tu liệu sản xuất, nghiệp vụ tín dụng hợp đồng nuớc ngoài, thanh toán các hối phiếu xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu,...

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc - Eximbank Trung Quốc

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc - EximBank Trung Quốc đuợc thành lập vào ngày 26/04/1999 và đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1999, là một tổ chức tài chính chịu sự quản lý trực tiếp của Chính phủ Trung Quốc. EximBank Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc độc lập, bảo toàn nguồn vốn và nhu một tổ chức kinh doanh thông thuờng. Nhiệm vụ chính của ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc là thực hiện chính sách công nghiệp, ngoại thuơng, tài chính của Chính phủ Trung Quốc, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm các sản phẩm cơ khí, điện tử, các sản phẩm có hàm luợng công nghệ cao, công nghệ mới của Trung Quốc, tăng cuờng hợp tác công nghệ kinh tế và thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nuớc ngoài.

Đến này, EximBank Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn thế giới, xây dựng đuợc nhiều mối quan hệ kinh doanh với các tổ chức tài chính quốc tế, các NHTM trong và ngoài nuớc. Các nghiệp vụ tài trợ chính của EximBank Trung Quốc bao gồm: cho vay trực tiếp hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu, cho vay nhập khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, mua bán giấy tờ có giá,...

1.3.2. Bài học rút ra đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thươngViệt Nam Việt Nam

Qua kinh nghiệm phát triển hoạt động tài trợ TMQT của các nuớc Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc, ta có thể thấy rằng các nuớc này tuy có vị trí địa lý và tình hình phát triển kinh tế khác nhau nhung đều rất coi trọng hoạt động tài trợ TMQT,

27

xem hoạt động này mang tầm chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia để khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình, dựa vào nguồn lực của đất nước và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược tài trợ TMQT của các quốc gia này. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT trong khoảng thời gian sắp tới, Vietcombank cần áp dụng kinh nghiệm của các nước đi trước và không ngừng cải thiện, phát triển các hình thức tài trợ mới.

1.3.2.1. Hoạt động cho vay hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu

- Cho vay vốn đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất) đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và số lượng mặt hàng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của quốc gia.

- Cho vay các dự án cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm giảm giá thành, tăng chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nâng cao năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trên trường quốc tế.

1.3.2.2. Tài trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu

- Cho vay vốn lưu động để mua nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.

- Hỗ trợ dòng tiền cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu bằng hình thức chiết khấu chứng từ, đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp nhằm đẩy

nhanh quá

trình sản xuất sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng mà chưa nhận

được tiền

thanh toán từ nhà nhập khẩu nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay hầu hết các NHTM

chưa áp dụng hình thức chiết khấu miễn truy đòi đối với các bộ chứng từ hàng xuất

của các doanh nghiệp xuất khẩu.

28

Các hình thức bảo lãnh bao gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn tín dụng ngân hàng, bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hàng,...

1.3.2.4. Các hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới và sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam muốn phát triển và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế thì việc tăng cường hoạt động tài trợ TMQT là điều không thể thiếu. Trong thời gian tới, các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc tăng cường hoạt động tài trợ TMQT cần được áp dụng một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung và điều kiện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất cũng như không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tài trợ TMQT là một nghiệp vụ khá phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là dịch vụ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa với tất cả các bên tham gia mà còn mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cơ sở khoa học về hiệu quả tài trợ thương mại quốc tế được đề cập trong chương 1 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nội dung chương 1 là cơ sở, tiền đề cho những nghiên cứu của tác giả ở những chương tiếp theo.

29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử... Hiện Vietcombank đang là một trong

30

những ngân hàng TMCP hàng đầu, chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ VCB Internet Banking,VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,... đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo KH.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị truờng, Vietcombank hiện có 14.099 cán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 152 (Trang 33)