Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 152 (Trang 86 - 88)

3.3.2.1. Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Cần có văn bản quy định quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thuơng của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C cần phải đuợc hợp lý hóa trên cơ sở luật quốc gia.

75

tải, bảo hiểm... nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả nhu thế nào còn tùy thuộc vào các quy định, luật pháp của mỗi quốc gia.

- Ngoài ra Ngân hàng Nhà nuớc còn có những quy định về các phuơng thức tài trợ thuơng mại hiện đại nhu Factoring, Forfaiting, Packing Credit, Bill

Purchase.... vốn

đã rất phổ biến trên thế giới nhung lại là một dịch vụ mới ở Việt Nam.

3.3.2.2. Duy trì chính sách ngoại hối thông thoáng và xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thực tế

Mọi thay đổi về chính sách quản lý ngoại hối đều ảnh huởng đến việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động tài trợ TMQT của các ngân hàng. Một chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng sẽ giúp các doanh nghiệp tích cực chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Từ đó, góp phần mở rộng hoạt động tài trợ TMQT của các ngân hàng, trong đó có Vietcombank.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết quản lý của nhà nuớc là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo huớng tự do hóa dần. Việc tự do hóa dần cơ chế điều hành tỷ giá cần có buớc đi hợp lý. Truớc mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng truởng chua ổn định, thị truờng ngoại hối đang hoàn thiện, vẫn cần có sự điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nuớc thông qua việc điều chỉnh các nhân tố ảnh huởng đến tỷ giá, cụ thể là:

- Cần theo dõi, phân tích diễn biến thị truờng tài chính quốc tế một cách liên tục, có hệ thống.

- Ngân hàng Nhà nuớc cần nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nuớc tuơng ứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu.

- Tăng cuờng quản lý hoạt động kinh doanh hối đoái của các Ngân hàng thuơng mại.

- Xác định cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hóa rổ ngoại tệ mạnh, không nên neo giữ VND vào USD. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thuơng mại.

76

Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã góp phần tích cực vào công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an toàn về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và tài trợ TMQT. Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng trước khi ngân hàng quyết định mở L/C, xác nhận L/C, chiết khấu chứng từ.... Tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vì lượng thông tin còn quá ít, và chưa kịp thời. Vì vậy để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước để có điều kiện thu thập, cung cấp thông tin

đầy đủ,

chính xác, kịp thời. Hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ ứng dụng mạnh mẽ công

nghệ thông tin và Internet.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về dư nợ của các doanh nghiệp tại tổ chức

tín dụng.

- Xây dựng cơ chế đề nghị và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng trong các trường hợp cần thiết.

3.3.2.4. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động tài trợ thương mại được các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài chú trọng phát triển, nên cạnh tranh giữa các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, nhằm đảm bảo cho hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng diễn ra một cách bình đẳng, Ngân hàng Nhà nước cần phát hiện, xử lý một cách chính xác hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể tham gia thị trường dựa trên hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 152 (Trang 86 - 88)