Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 152 (Trang 85 - 86)

3.3.1.1. Ồn định môi trường kinh tế vĩ mô

Môi truờng kinh tế vĩ mô hiện nay có tác động không nhỏ đến quy mô tài trợ TMQT. Có thể nhận thấy rằng, hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng sẽ diễn ra một cách an toàn và phát triển hiệu quả trong môi truờng kinh tế ổn định và tăng truởng bền vững. Khi nền kinh tế phát triển, lạm phát đuợc kiềm chế, giá trị đồng nội tệ và lãi suất đuợc ổn định thì các doanh nghiệp mới tham gia đầu tu vào lĩnh vực XNK, hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng mới đuợc mở rộng, tạo môi truờng cũng nhu điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiệm vụ điều hành ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới hứa hẹn tiếp tục khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải bám sát tình hình kinh tế để có những chính sách, giải pháp, chỉ đạo kịp thời và linh hoạt. Song song với động thái trên, Chính phủ cũng cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện hơn nữa giữa các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách tỷ giá và các chính sách khác để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, cũng cần có các biện pháp tăng cuờng, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nuớc, qua đó xúc tiến thuơng mại, mở rộng hoạt động XNK, từ đó phát triển hoạt động tài trợ TMQT. Qua đó, có điều kiện tiếp cận các định chế tài chính ngân hàng hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm, vốn, cũng nhu các sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT mới.

3.3.1.2. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý thống nhất cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế

Hoạt động tài trợ TMQT là hoạt động mang tính chất phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Trong khi thời gian qua có rất nhiều văn bản pháp luật đuợc ban hành: Luật thuơng mại, Luật Ngân hàng, Luật chứng khoán ... thì vẫn chua có một nguồn

74

luật cụ thể nào ở Việt Nam dùng để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thuơng mại quốc tế. Chính điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp XNK trong nuớc cũng nhu các ngân hàng tham gia hoạt động này. Vì vậy Chính phủ Việt Nam cần quan tâm đến việc cụ thể hóa những điều luật, văn bản quy định trong hoạt động tài trợ TMQT để điều chỉnh mối quan hệ này trong tuơng quan với thông lệ quốc tế nhu UCP, URR, ISBP, URC,... Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần nghiên cứu kỹ luỡng truớc khi ban hành một văn bản pháp luật, để văn bản đó có tính chất ổn định trong dài hạn.

3.3.1.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những điều kiện có ảnh huởng quyết định đến hoạt động TTQT vì tình trạng cán cân TTQT luôn liên quan đến khả năng thanh toán của quốc gia, của ngân hàng, tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ quốc gia. Do cán cân thanh toán quốc tế ở nuớc ta hiện nay thuờng xuyên thâm hụt nên Chính phủ cần có những biện pháp cải thiện cụ thể nhu:

- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cân bằng cán cân TTQT. Để hạn chế tình trạng nhập siêu hiện nay, Chính phủ cần có biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất

khẩu huớng vào các thị truờng lớn có tiềm năng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập

khẩu, hạn chế mặt hàng xa xỉ và các mặt hàng đã qua sử dụng.

- Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn và quản lý chặt chẽ vay nợ nuớc ngoài để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng và giữ đuợc mức nợ ở một tỷ lệ hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đối với NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 152 (Trang 85 - 86)