Giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình (Trang 26 - 28)

Giai đoạn này có sự chuyển tiếp giữa 3 nhiệm kỳ Chính phủ (2007- 2011, 2011-2016, 2016-2021). Theo đó, các chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính cấp tỉnh được thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm đổi mới của Nghị quyết Đại hội X, XI, XII mà trực tiếp là Nghị quyết Trung ương 4 và 5 khóa X; Thông báo số 39-TB/TW ngày 14/6/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X (sau đây gọi tắt là Thông báo số 39-TB/TW); Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở (sau đây gọi tắt là Kết luận số 64-KL/TW) và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 39-NQ/TW). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã xác định cải cách hành chính là một trong Ba khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2010. Trên cơ sở tổng kết 10 năm Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/2010/QĐ-TTg ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 30C/NQ-CP), Nghị quyết số 76/NQ-Cp ngày 13/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP. Theo đó cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong sáu nội dung chủ yếu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

20

Nội dung của cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn này là: Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Đảm bảo xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành.

Để cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả nội dung của Nghị quyết 30c/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó xác định cải cách tổ chức bộ máy hành chính cần tập trung nghiên cứu rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Như vậy nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính cấp tỉnh gắn với quá trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đến nay đã trải qua 20 năm. Căn cứ những nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nêu trên, với khả năng tiếp cận thông tin thực tế tại địa phương khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu nội dung trọng tâm là việc rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, thực trạng quá sắp xếp lại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh Ninh Bình bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy hành chính tại địa phương hiện nay.

21

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH TẠI TỈNH NINH BÌNH

2.1. Thực tiễn cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc cấp tỉnh ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)