Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 86)

6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.3. Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ

đội ngũ cán bộ làm công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Cán bộ có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng có vai trò quyết định đến hiệu quả của công tác này. Vì thế, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho họ là nhiệm vụ bắt buộc nhằm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Hàng năm, ngân sách nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng cần phải dành ra một khoản

nhất định để tập huấn về chuyên môn cho cán bộ có thẩm quyền xử phạt. Hoạt động tập huấn có thể thông qua hình thức học tập ở những lớp ngắn hạn, những buổi tọa đàm, hội thảo, nói chuyện, sinh hoạt chuyên môn… Nội dung chính của hoạt động tập huấn bao gồm: Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Các biện pháp xử lý nếu cán bộ có thẩm quyền làm không đúng, không đủ trách nhiệm xử phạt của mình theo quy định của pháp luật…

Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cũng rất quan trọng. Bởi vì, trong nhiều trƣờng hợp, cán bộ có thẩm quyền có hành vi nhận hối lộ và bao che cho hành vi vi phạm. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ có thẩm quyền xử phạt sẽ góp phần giảm bớt tình trạng nói trên. Nội dung của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp là khẳng định rõ vai trò của ngƣời có thẩm quyền xử phạt với hiệu quả của hoạt động xử phạt và thông qua đó góp phần rất lớn và công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung. Cán bộ có thẩm quyền xử phạt làm thiếu, làm sai trách nhiệm xử phạt là vi phạm đạo đức và pháp luật. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ có thẩm quyền xử phạt có thể lồng ghép luôn trong những lần tập huấn về chuyên môn.

3.2.4. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Thanh tra, kiểm tra giúp ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm. Thanh tra, kiểm tra thể hiện vài trò của kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Vì vậy, đảm bảo thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trƣờng cần thiết phải tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra công tác này. Một điểm cần đang chú ý ở đây là, thanh tra tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trƣờng khác với thanh tra công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Thanh tra tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trƣờng giúp cho việc thực hiện các quy định về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng đƣợc nghiêm mình. Còn thanh tra công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng là xem xét chủ thể có thẩm quyền có thực hiện đúng nội dung, quy trình thủ tục xử phạt theo quy định của pháp luật hay không. Trong trƣờng hợp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử phạt không thực hiện đúng quy định của pháp luật thì phải xử lý cơ quan đó. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ giúp đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra có thể tiền hành đột xuất hoặc báo trƣớc. Sau khi thanh tra, kiểm tra phải có họp, trao đổi, thảo luận để rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo sẽ sửa chữa đƣợc những khuyết điểm đã tồn tại trong công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

3.2.5. Công khai thông tin về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường

Đây cũng đƣợc coi là một công cụ hữu hiệu nhất trong đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Những thông tin cần đƣợc công khai bao gồm: Những vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Quá trình, nội dung, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với các vụ vi phạm đó... Hình thức công khai đa dạng nhƣ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, bảng tin ở khu dân cƣ, khu công nghiệp, công khai trong các bản báo cáo hoạt động hàng tháng, quý, năm của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền... Mục đích của hoạt động công khai thông tin là để nhân dân có thể tiếp cận thông tin về môi trƣờng và nhân

dân có thể thực hiện quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc. Đồng thời công khai thông tin cũng tạo sự ép với những chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và buộc họ phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ pháp lý. Tùy thuộc vào đặc thù của cơ quan, khu vực địa lý, lĩnh vực hoạt động mà việc công khai thông tin có thể giao cho các chủ thể khác nhau. Ví dụ: Việc công khai thông tin trong tổ dân phố, thôn, làng có thể giao cho Tổ trƣởng tổ dân phố, Trƣởng thôn...; Trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có thể giao cho Ban quản lý các khu này thực hiện hiện nghĩa vụ công khai; Trong trƣờng học có thể giao cho phòng Thanh tra & Pháp chế thực hiện việc công khai thông tin...

3.2.6. Ứng dụng khoa học công nghệ trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường lĩnh vực bảo vệ môi trường

Có thể khẳng định rằng, khoa học công nghệ góp phần rất lớn trong đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Nếu không có khoa học công nghệ thì công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng không thể đạt hiệu quả. Bởi vì, việc xác định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cần các thiết bị chuyên dụng. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc trang bị những phƣơng tiện kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ phát hiện vi phạm. Việc sử dụng các thiết bị này cũng cần đƣợc hƣớng dẫn kỹ càng. Đồng thời, những cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cũng cần sử dụng khoa học công nghệ để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Để ứng dụng tốt khoa học công nghệ nhằm đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thì khâu xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật về các loại thiết bị kỹ thuật này cũng đƣợc quan tâm.

công nghệ vào trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể khích thích nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động này nhƣ sau:

Bước 1: Nếu khoa học kỹ thuật trong nƣớc chƣa đáp ứng yêu cầu xử phạt thì cần nhập khẩu công nghệ của nƣớc ngoài. Việc nhập khẩu có thể là nhập khẩu thiết bị đã sản xuất hoàn chỉnh hoặc nhập khẩu linh kiện về lắp ráp hoặc nhập khẩu công nghệ về sản xuất trong nƣớc.

Bước 2: Dần dần chúng ta phải chủ động đƣợc khoa học trong nƣớc. Theo đó, nhà nƣớc khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị nhằm phục vụ cho công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

Bước 3: Tiến tới tƣơng lai, chúng ta có thể là nƣớc xuất khẩu khoc học công nghệ môi trƣờng.

3.2.7. Phát huy vai trò của các tổ chức tự quản nhân dân trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường

Phát huy vai trò của các tổ chức tự quản trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Các tổ chức tự quản của nhân dân bao gồm Trƣởng thôn, Tổ trƣởng tổ dân phố, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân tập thể, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng… Việc phát huy vai trò của các tổ chức này góp phần tích cực trong đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần phối hợp với các tổ chức này để nhanh chóng phát hiện và xử phạt những hành vi vi phạm. Các tổ chức tự này có nhiệm vụ theo dõi, phát hiện và báo cáo với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động

của các tổ chức tự quản, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng cần hƣớng dẫn những nhiệm vụ mà họ cần phải thực hiện khi phối hợp với cơ quan nhà nƣớc trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, chính quyền địa phƣơng cũng cần thực hiện một số biện pháp cần thiết nhằm tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của các tổ chức tự quản này. Nguồn kinh phí này cần đƣợc xã hội hóa (Ví dụ: Tại nhiều địa phƣơng, các tổ chức tự quản nhƣ Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội nông dân tập thể… đƣợc chính quyền cho thuê đất sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp với giá ƣu đãi để trồng trọt, chăn nuôi. Sản phẩm đầu ra của họ đƣợc chính quyền kêu gọi bà con mua ủng hộ).

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở những phân tích về lý luận và thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng tại Chƣơng 1, Chƣơng 2 của luận văn, tác giả đã đề xuất các quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện công tác này. Những quan điểm chủ yếu nhằm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng là: Đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa; phải góp phần bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; tăng cƣờng vai trò của quản lý nhà nƣớc trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nhƣ sau: Hoàn thện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng; Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi ngƣời trong lĩnh vực môi trƣờng; Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng; Tăng cƣờng việc thanh tra, kiểm tra trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng; Công khai thông tin về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Ứng dụng khoa học công nghệ trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Phát huy vai trò của các tổ chức tự quản nhân dân trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

KẾT LUẬN

Với đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở

Việt Nam hiện nay”, tác giả đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Trên cơ sở lý luận, tác giả đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Theo đó, trong thời gian qua, công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều vụ vi phạm đƣợc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó, công tác này vẫn tồn tại một số bất cập nhƣ nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ngày càng tinh vi và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khó phát hiện ra; Nhiều hành vi vi phạm chƣa đƣợc xử lý nhanh chóng làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng… Nguyên nhân chính của thực trạng nói trên là do: Hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng còn một số điểm bất cập và khó triển khai; Ý thức bảo vệ môi trƣờng của nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội chƣa cao nên họ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Một bộ phận nhỏ cán bộ có thẩm quyền chƣa nhận đúng quyền và trách nhiệm của mình trong xử phạt; Khoa học công nghệ chƣa đáp ứng yêu cầu phát hiện, xử phạt…

Trên cơ sở, đánh giá những tồn tại trong thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, tác giả luận văn đã đề xuất quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện công tác này. Những quan điểm và giải pháp cụ thể này đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nƣớc ta. Chính vì vậy, quan điểm và giải pháp này sẽ có tính khả thi. Tuy nhiên, chúng ta phải lƣu ý rằng, những giải pháp này cần đƣợc thực hiện đồng bộ, kịp thời để mang lại hiệu quả cao nhất.

CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phí Huy Hùng, Lê Văn Thắng: “Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số 118 (179) tháng 01/2021.

2. Phí Huy Hùng, Lê Văn Thắng: “Nâng cao vai trò của chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng” , Tạp

chí Giáo dục và Xã hội, Số Đặc biệt tháng 02/2021.

3. Phí Huy Hùng: “Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số Đặc biệt Kỳ I tháng 03 năm 2021.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tuấn Anh - Thanh Thúy (2019), Nhức nhối nạn ô nhiễm tại một số cụm

công nghiệp ở Hoài Đức (Hà Nội), Website: baophapluat.vn, cập nhật:

Thứ Bảy, 2/3/2019 06:46 GMT 7, https://baophapluat.vn/moi- truong/nhuc-nhoi-nan-o-nhiem-tai-mot-so-cum-cong-nghiep-o-hoai-duc- ha-noi-441204.html

2. Tuấn Anh (2019), Ngƣời dân bức xúc vì chậm xử lý cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, Website: baotintuc.vn, cập nhật: Thứ Bảy, 20/07/2019, https://baotintuc.vn/xa-hoi/nguoi-dan-buc-xuc-vi-cham-xu-ly-co-so-chan- nuoi-gay-o-nhiem-20190720111818305.htm

3. Bài viết “Dân tố cáo Công ty Viguato gây ô nhiễm môi trƣờng” trên Website Tin nhanh về môi trƣờng Việt Nam, Cập nhật 14:28:37 PM 08/12/2014, http://www.tinmoitruong.vn/home/print_detail/39253

4. Báo cáo kết quả kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực đất đai, môi trường, xây dựng trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng năm 2013, Website: Sở Tƣ pháp thành phố Đà Nẵng,

cập nhật Thứ 4, 16/10/2013 02:10;

5. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Năm 2012, kiểm tra và xử

lý 157 cơ sở vi phạm về môi trường, Website: dangcongsan.vn, cập nhật:

21:05, Thứ sáu, 04/01/2013 (GMT+7), https://dangcongsan.vn/khoa- giao/nam-2012-kiem-tra-va-xu-ly-157-co-so-vi-pham-ve-moi-truong- 165335.html

6. Nhật Bảo (2016, Các trại chăn nuôi khắc phục tình trạng ô nhiễm môi

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)