Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)

6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.3. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế cũng tác động mạnh mẽ tới hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất đƣợc nâng cao là điều kiện quyết định trình độ dân trí. Khi trình độ dân trí cao hơn sẽ đồng nghĩa với việc họ sẽ ít vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng hoặc nếu có vi phạm rồi sẽ nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ của bản thân. Ngƣợc lại, kinh tế kém phát triển, ngƣời dân thờ ơ với pháp luật, chấp nhận vi phạm pháp luật vì mƣu sinh. Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời vi phạm không thể thực hiện nghiêm chỉnh quyết định xử phạt không phải vì họ chống đối nhà nƣớc, pháp luật mà họ không có điều kiện kinh tế. Kinh tế kém phát triển còn là một trong những nguyên nhân dẫn tới cán bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nhận hối lộ và bao che cho hành vi vi phạm.

1.3.4. Yếu tố con người

Chủ thể có vai trò then chốt trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng là cán bộ có thẩm quyền xử phạt. Hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của chủ thể này. Trình độ chuyên môn là kiến thức pháp luật, kiến thức về môi trƣờng và sự hiểu biết kinh tế, xã hôi, văn hóa… Điều kiện cần để đánh giá ngƣời cán bộ có năng lực công tác đó là phải có trình độ chuyên môn vững vàng. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ có thẩm quyền xử phạt cũng tác động rất lớn tới hiệu quả công tác xử phạt. Nếu cán bộ có thẩm quyền thiếu trách nhiệm, nhận hối lộ, bao che cho hành vi vi phạm thì quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thất bại.

Bên cạnh đó, nhận thức của ngƣời dân về vai trò của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cũng tác động rất lớn tới hiệu quả công tác xử phạt. Với vai trò là chủ thể vi phạm, việc nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân sẽ giúp ngƣời dân thực hiện tốt nội dung của quyết định xử phạt. Với vai trò là chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi vi phạm hành chính, ngƣời dân sẽ thực hiện quyền tố cáo để cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành xử phạt.

1.3.5. Yếu tố khoa học công nghệ

Yếu tố khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ tới hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Có thể khẳng định nếu không có khoa học công nghệ thì hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng không thể đạt đƣợc hiệu quả. Các biểu hiện cụ thể nhƣ sau:

- Khoa học công nghệ giúp cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi. Bởi vì, việc xác

định hậu quả gây ra cho môi trƣờng cần các thiết bị chuyên dụng.

- Khoa học công nghệ giúp cho việc phát hiện ra hành vi vi phạm và quá trình phản ánh của ngƣời dân về tình trạng vi phạm kịp thời.

- Khoa học công nghệ giúp cho quá trình khôi phục môi trƣờng của chủ thể vi phạm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

- Khoa học công nghệ giúp cho việc lƣu trữ hồ sơ, chuyển hồ sơ xử phạt khoa học, chính xác.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Theo đó, những nội dung chủ yếu mà tác giả tập trung phân tích bao gồm: Khái niệm vi phạm, đặc điểm, phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, hình thức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Ngoài trong Chƣơng 1, tác giả cũng phân tích thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Chƣơng 1 đã phân tích những yếu tố cơ bản tác động tới hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Tác giả đã lập luận để chỉ ra rằng, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng là một trong những dạng của vi phạm pháp luật, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nói chung. Đặc biệt khi đƣa ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, tác giả đã lý giải rõ ràng sự khác nhau giữa “xử phạt vi phạm hành chính” và “xử lý vi phạm hành chính”. Theo đó, xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính, các biện pháp thay thế biện pháp xử lý hành chính. Từ đây, tác giả xác định đƣợc những nội dung cơ bản của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Toàn bộ những cơ sở lý luận tại Chƣơng 1 sẽ giúp tác giả đánh giá đƣợc ƣu điểm, tồn tại trong thực trạng xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng tại Chƣơng 2.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG TẠI

VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng môi trƣờng

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Pháp luật bảo vệ môi trƣờng là lĩnh vực pháp luật ra đời muộn so với lĩnh vực khác. Trƣớc thời kỳ Đổi mới (12/1986), chúng ta chỉ có một vài quy định về bảo vệ môi trƣờng rải rác trong một số văn bản quy phạm pháp luật. Và các văn bản quy phạm pháp luật này không phải là văn bản chuyên biệt về môi trƣờng. Sau khi đi vào xây dựng nền kinh tế thị trƣờng việc mở rộng sản xuất, kinh doanh là tất yếu. Chính điều đó đặt ra yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên trƣớc sự tác động tiêu cực của phát triển kinh tế với các yếu tố này. Năm 1993, Luật Bảo vệ môi trƣờng ra đời nhƣ một bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử xây dựng và phát triển lĩnh vực pháp luật này. Lần đầu tiên ở nƣớc ta có một văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt về bảo vệ môi trƣờng. Đứng trƣớc tình hình đó, nhu cầu ban hành văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng là tất yếu. Nhƣng phải một thời gian dài sau đó, nƣớc ta mới có Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Cụ thể đó là Nghị định số 26/CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ. Cũng từ đây, công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng dần đƣợc chú trọng. Có thể nói, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993 và Nghị định số 26/CP ngày 26/04/1996 đã góp phần rất lớn và công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Ngày 12/05/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2004/NĐ-

CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thay thế Nghị định số 26/CP.

Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 ra đời có nhiều nội dung mới thay thế Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 1993. Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thay thế Nghị định 121/2004/NĐ-CP nhằm phù hợp giữa quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng và Luật bảo vệ môi trƣờng 2005. Đứng trƣớc bối cảnh Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 đƣợc sửa đổi bổ sung (năm 2007, 2008), nhiều quy định của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP, thể hiện rõ sự lỗi thời. Chính vì vậy, ngày 31/12/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP.

Khi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ra đời thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008) trƣớc đây, Nghị định số 117/2009/NĐ-CP cần đƣợc sửa đổi để phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Hơn nữa, nhiều quy định trong Nghị định số 117/2009/NĐ-CP không đáp ứng nhu cầu xử phạt trƣớc sự phát triển của kinh tế - xã hội mới. Ngày 30/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 ra đời có nhiều nội dung mới so với Luật Bảo vệ moi trƣờng năm 2005. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thay thế Nghị định số 179/2013/NĐ-CP nhằm phù hợp với Luật Bảo vệ môi trƣờng mới. Và tính đến thời điểm hiện tại, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 vẫn đang có hiệu lực thi hành.

2.1.2. Những quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nội dung chủ yếu của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đƣợc quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)và Nghị định số 155/2016/NĐ- CP ngày 18/11/2016. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định những vấn đề cơ bản về xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở những quy định đó, Chính phủ ban hành những Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể. Những nội dung chủ yếu của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng gồm:

2.1.2.1. Hành vi vi phạm

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định những hành vi bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng liệt kê. Cùng với liệt kê những hành vi đó, Nghị định xác định luôn mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả cho từng hành vi đó. Ví dụ tại Điều 16 của Nghị định này có quy định: “Hành vi thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 đến dưới 1,5 lần hoặc thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lưu lượng khí thải nhỏ hơn 500 m³/giờ;

Nghị định cũng xác định rõ các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc có liên quan để xử phạt. Ví dụ: Hành vi thăm dò, khai thác nƣớc dƣới đất thuộc trƣờng hợp phải đăng ký mà

không đăng ký sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/04/2017 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc và khoáng sản.

2.1.2.2. Hình thức xử phạt a. Hình thức xử phạt chính

Hình thức xử phạt chính giữ vai trò rất quan trọng trong xử phạt vi hạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Hình thức xử phạt chính gồm có:

- Phạt cảnh cáo

Theo quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), có hai trƣờng hợp cơ bản áp dụng biện pháp xử phạt cảnh cáo. Trƣờng hợp thứ nhất: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; Trƣờng hợp thứ hai: áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định điều kiện chung nhất áp dụng biện pháp cảnh cáo đó là: vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và “nhƣờng” việc quy định các trƣờng hợp cụ thể nào bị phạt cảnh cáo cho các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể. Với quy định “theo quy định bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo”, các Nhà làm luật đã khẳng định rõ ràng, một hành vi vi phạm nếu không có quy định về áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì không áp dụng hình thức xử phạt này. Theo quy định của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, số lƣợng những hành vi bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo không nhiều.

- Phạt tiền

Phạt tiền nghiêm khắc hơn so với cảnh cáo vì phạt tiền tƣớc đi một phần quyền sở hữu của chủ thể vi phạm. Biện pháp phạt tiền đƣợc áp dụng khi không thể cảnh cáo đƣợc nữa. Điều đó có nghĩa là đối với một hành vi vi

phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng không đồng thời áp dụng cả cảnh cáo và phạt tiền. Theo quy định của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, đa số các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng bị áp dụng hình thức phạt tiền. Nghị định quy định khung phạt tiền áp dụng cho từng hành vi vi phạm cụ thể. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường

theo quy định” (điểm d khoản 1 Điều 8).

b. Hình thức xử phạt bổ sung

Khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, các chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Theo quy định của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, các hình thức xử phạt bổ sung gồm:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Giấy phép hành nghề) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Trong quá trình hoạt động, các chủ thể có thể đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho một hoặc một số loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhất định. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng rất đa dạng, Ví dụ: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc; Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; … Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là tƣớc bỏ quyền của chủ thể đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép ghi trong giấy phép. Mục đích của hoạt động này là triệt tiêu điều kiện để chủ thể không thể tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Các giấy phép môi trƣờng do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho chủ thể có thể bị tƣớc nếu chủ thể có hành vi vi phạm liên quan trực tiếp tới các quy định về sử dụng giấy phép đó. Trong thời hạn bị tƣớc, chủ thể mất quyền tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)