Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 81)

6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Bên cạnh những thành công kể trên, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng còn nhiều tồn tại, vƣớng mắc. Những biểu hiện chủ yếu gồm:

Thứ nhất, việc xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nơi công cộng không dễ dàng. Bởi vì ngƣời thực hiện hành vi vi phạm rất đông và họ thƣờng lợi dụng thời điểm không có nhiều ngƣời ở đó và thực hiện hành vi vi phạm. Vì vậy, việc xác đinh ai là chủ thể vi phạm rất khó khăn cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Hầu hết việc tuân thủ pháp luật nơi công cộng nhƣ vậy hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của ngƣời dân [29].

Thứ hai, có những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng kéo dài trong nhiều năm mà chƣa đƣợc xử phạt. Nhiều trƣờng hợp hành vi vi phạm rõ rệt, ngƣời dân có đơn thƣ phản ánh nhƣng chủ thể xả thải vẫn chƣa bị xử phạt. Trong quá trình đó, chủ thể tiếp tục hành vi gây ô nhiễm

môi trƣờng gây bức xúc trong dự luận. Chúng ta có thể xem xét vụ việc một số lò mổ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã không chú trọng xử lý chất thải và đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh của ngƣời dân trong thời gian dài [28].

Thứ ba, việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi, mức độ ô nhiễm môi trƣờng không dễ dàng. Hoạt động này cần có những thiết bị khoa học kỹ thuật chuyên dụng. Mà hiện nay ở nƣớc ta những số lƣợng các công cụ này chƣa nhiều. Và thông thƣờng thiết bị, công cụ cồng kềnh nên chủ thể có thẩm quyền phải lấy mẫu và mang về một địa điểm cố định nào đó làm xét nghiệm thì mới khẳng định hành vi có vi phạm hay không và nếu vi phạm thì ở mức nào. Hơn nữa, ngƣời thực hiện hoạt động lấy mẫu, phân tích mẫu cũng phải có trình độ chuyên môn về môi trƣờng. Trong khi đó, hiện nay, pháp luật đang quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng cho nhiều chức danh và trong đó có nhiều chức danh không phải thuộc chuyên ngành môi trƣờng (Công an, Kiểm lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân…).

Thứ tƣ, chƣa xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan xử phạt vi phạm hành chính và cơ quan giải quyết tranh chấp môi trƣờng. Thông thƣờng, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng còn gây hậu quả cho tài sản, sức khỏe, tính mạng của ngƣời khác. Vì thế, trong nhiều trƣờng hợp, song song với quá trình xử phạt vi phạm hành chính thì cần tiến hành giải quyết tranh chấp dân sự. Tôi đồng ý với quan điểm của hai tác giả Nguyễn Thị Luyến và Lê Thị Thùy Dung là hiện nay ở nƣớc ta, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thƣờng hay tiến hành giải quyết vấn đề dân sự luôn [27]. Nhiều trƣờng hợp cách giải quyết của cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa phù hợp với nguyên tắc của pháp luât dân sự (ấn định mức bồi thƣờng mà chƣa xác định

thiệt hại thực tế và không để cho các bên tranh chấp thỏa thuận trực tiếp với nhau). Trong trƣờng hợp đó dƣờng nhƣ cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đang hành chính hóa một quan hệ dân sự.

Nhƣ vậy, công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Đây là sự cố gắng rất lớn của các chủ thể có thẩm quyền. Bên cạnh đó, công tác này còn gặp một số vƣớng mắc và khó khăn nhƣ đã phân tích. Nguyên nhân chính của những khó khăn đó là do:

- Hệ thống pháp luật chƣa hoàn chỉnh, một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng khó triển khai trong thực tiễn. Điều này đã đƣợc phân tích tại mục 2.1. trong Chƣơng 2 của luận văn.

- Trình độ chuyên môn của một số cán bộ có thẩm quyền chƣa đáp ứng yêu cầu xử phạt. Ngoài ra, một số cán bộ có thẩm quyền còn bao che cho hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức.

- Chƣa phát huy đc vai trò của tổ chức tự quản trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Các tổ chức tự quản chủ yếu gồm: Trƣởng thôn, Tổ trƣởng tổ dân phố, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… Những chủ thể này hoàn toàn có thể giúp cơ quan nhà nƣớc phát hiện ra các vi phạm và báo cáo kịp thời.

- Ngƣời dân chƣa nhận thức đc vài trò vị trí của mình trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Nhiều trƣờng hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm không phải do thái độ chống đối lại nhà nƣớc, pháp luật mà do sự thiếu hiểu biết. Ngoài ra, vẫn còn bộ phận ngƣời dân thiếu ý thức trong công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung.

- Chúng ta còn thiếu những thiết bị khoa học kỹ thuật chuyên dụng phục vụ cho công tác phát hiện những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động xử phạt trong lĩnh vực này. Vì vậy, trong Chƣơng 2 của luận văn, trƣớc khi đi vào phân tích thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, tác giả luân văn đã đánh giá những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Theo đó, pháp luật trong lĩnh vực này đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt chủ thể vi phạm. Bên cạnh những thành tựu, những quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng còn tồn tại một số bất cập gây khó khăn cho quá trình thực thi. Những khó khăn chủ yếu gồm: một số hành vi có tác động tiêu cực tới môi trƣờng chƣa đƣa vào Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, biện pháp buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng chƣa đƣợc quy định, nguyên tắc xác định thẩm quyền chƣa phù hợp, nguyên tắc xác định mức phạt tiền với tổ chức, cá nhân không phù hợp với cơ sở lý luận. Nhƣng bất cập này cần đƣợc hoàn thiện nhằm tháo gỡ những khó khăn cho thực tiễn thi hành.

Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thu đƣợc nhiều thành tựu. Điều đó thể hiện sự nỗ lực rất lớn của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng nói chung. Nhiều vụ vi phạm đƣợc thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời góp phần hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực gây ra cho môi trƣờng. Bên cạnh đó, công tác này còn gặp một số khó khăn nhƣ sau: Việc xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nơi công cộng không dễ dàng do khó xác định đƣợc chủ thể vi phạm; Nhiều hành vi vi phạm kéo dài nhƣng cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chƣa xử lý ngay gây bức xúc trong dƣ luận; Việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi, mức độ ô nhiễm môi trƣờng

không dễ dàng; Chƣa xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan xử phạt vi phạm hành chính và cơ quan giải quyết tranh chấp môi trƣờng; Công tác sau xử phạt chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Tác giả luận văn cũng đánh giá rõ nguyên nhân của tình trạng nói trên. Những nguyên nhân này bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đây là cơ sở để tác giả đƣa ra quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ở Chƣơng 3 của luận văn.

Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)