Song song với việc đẩy mạnh công tác xử lý bán TSBĐ để thu hồi nợ vay, để nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ, nên BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng cần đa dạng hóa các hình thức nhằm thu hồi được số nợ nhiều nhất. Cụ thể:
• Ngân hàng có thể đẩy mạnh việc bán các khoản nợ xấu cho DATC, VAMC
• Cải tạo nâng cấp, sửa chữa để góp vốn liên doanh bằng TSBĐ (trong trường hợp TSBĐ không bán được)
• Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp
khoản nợ xấu của các DN, tổ chức cá nhân khác thì Ngân hàng được phép bán nợ cho DATC, hoặc các Doanh nghiệp, cá nhân có chức năng mua bán nợ. Đối với những khoản nợ xấu của các Doanh nghiệp mà Ngân hàng không chuyển giao cho Công ty mua bán nợ và tổ chức, cá nhân khác thì Nhà nước cần có cơ chế để Chi nhánh có thể chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chỉnh và hoạt động của doanh nghiệp. Đối với những khoản nợ xấu đủ điều kiện, chi nhánh hoàn thiện hồ sơ để bán khoản nợ xấu đó cho VAMC, đồng thời Chi nhánh trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu đó theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước với tỷ lệ trích lập là 20%/năm trong 5 năm. Bán nợ xấu cho VAMC giúp làm sạch bảng cân đối tài sản, lánh mạnh hoá tình hình tài chính cho Ngân hàng. Bên cạnh đó khi bán nợ xấu cho VAMC, Ngân hàng sẽ có thêm được nguồn vốn giá rẻ khi nhận được trái phiếu đặc biệt có mệnh giá bằng giá mua khoản nợ và được dùng Trái phiếu đặc biệt này đề vay tái cấp vốn Ngân hàng nhà nước với lãi suất ưu đãi theo qui định của Luật Ngân hàng nhà nước ban hành từng thời kỳ để phục vụ cho hoạt dộng kinh doanh của mình.