Hoàn thiện cơ chế thưởng/phạt hợp lý để khuyến khích cán bộ thu hồi nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NH đt PT việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 59 - 60)

phép bán nợ cho DATC, hoặc các Doanh nghiệp, cá nhân có chức năng mua bán nợ. Đối với những khoản nợ xấu của các Doanh nghiệp mà Ngân hàng không chuyển giao cho Công ty mua bán nợ và tổ chức, cá nhân khác thì Nhà nước cần có cơ chế để Chi nhánh có thể chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chỉnh và hoạt động của doanh nghiệp. Đối với những khoản nợ xấu đủ điều kiện, chi nhánh hoàn thiện hồ sơ để bán khoản nợ xấu đó cho VAMC, đồng thời Chi nhánh trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu đó theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước với tỷ lệ trích lập là 20%/năm trong 5 năm. Bán nợ xấu cho VAMC giúp làm sạch bảng cân đối tài sản, lánh mạnh hoá tình hình tài chính cho Ngân hàng. Bên cạnh đó khi bán nợ xấu cho VAMC, Ngân hàng sẽ có thêm được nguồn vốn giá rẻ khi nhận được trái phiếu đặc biệt có mệnh giá bằng giá mua khoản nợ và được dùng Trái phiếu đặc biệt này đề vay tái cấp vốn Ngân hàng nhà nước với lãi suất ưu đãi theo qui định của Luật Ngân hàng nhà nước ban hành từng thời kỳ để phục vụ cho hoạt dộng kinh doanh của mình.

3.2.5. Nâng cao ý thức trách nhiệm hợp tác giữa các phòng ban liên quan trongcông tác xử lý nợ xấu công tác xử lý nợ xấu

Sự khác biệt trong quan điểm xử lý của phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lý rủi ro đôi khi cũng làm cho quá trình xử lý nợ kéo dài. Việc luân chuyển qua nhiều cán bộ quản lý khách hàng cũng làm phát sinh tâm lý ỷ lại “ai cho vay thì phải thu nợ” nên có một số cán bộ quản lý khách hàng đã không thực sự tích cực thu hồi nợ xấu phát sinh do cán bộ cũ đã cho vay dẫn tới hiệu quả xử lý nợ không cao.

Để hạn chế tình trạng này, Ban lãnh đạo chi nhánh phải xây dựng được qui định về trách nhiệm hợp tác giữa các phòng ban, có cơ chế khen thưởng và xử phạt đủ tính khuyến khích và tính răn đe đối với cán bộ. Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng cần phải làm gương trong việc tích cực xử lý nợ xấu và có quan điểm rõ ràng trong việc xử lý dứt điểm để cán bộ xử lý nợ và các cán bộ liên quan thấy được quyết tâm nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh từ đó tích cực thu hồi nợ xấu.

3.2.6. Hoàn thiện cơ chế thưởng/phạt hợp lý để khuyến khích cán bộ thu hồi nợxấu xấu

Hiện nay, theo quy định chung của BIDV nên Chi nhánh đã có quy chế về xử lý trách nhiệm trong hoạt động tín dụng ban hành theo Quyết định số 005/QĐ- HĐQT ngày 05/1/2007. Trong quy chế này đã quy định rõ trách nhiệm cá nhân đối với việc để phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên việc thưc hiện cơ chế này trong thực tế còn nhiều hạn chế và chưa quyết liệt.

Bên cạnh các chế tài xử phạt, Quyết định này cũng đã đưa ra cơ chế khuyến khích các CBTD có kết quả thu hôi nợ cao. Tuy nhiên tại chi nhánh thì kết quả này được phân phối đều cho cán bộ nhân viên. Điều này tuy đã tạo điều kiện nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh nhưng chưa thực sự đúng đối tượng nên hiệu quả khuyến khích thu hồi nợ xấu không cao. Do đó, bên cạnh việc phân phối đều kết qủa thu hồi nợ xấu cho các cán bộ chi nhánh, chi nhánh cần để dành ra một tỷ lệ thích hợp để thưởng cho cán bộ trực tiếp thu hồi nợ xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NH đt PT việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 59 - 60)