Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NH đt PT việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 65 - 68)

Thứ nhất, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng

NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, việc chấp hành các quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các TCTD; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng.

Thứ hai, xử lý các TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao

NHNN phải kiên quyết xử lý bằng các biện pháp mạnh mẽ đối với những TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao (trên 3%), đặc biệt các TCTD không tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và thực hiện kế hoạch xử lý nợ xấu là cơ sở quan trọng để NHNN xem xét cấp phép mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động, kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

Thứ ba, gắn trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo với tình hình nợ xấu

NHNN cần gắn trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo của các NHTM với tình hình nợ xấu của ngân hàng đó theo nguyên tắc: Ngân hàng nào để chỉ tiêu nợ xấu cao, lãnh đạo Ngân hàng đó phải chịu trách nhiệm như: rút ngắn thời gian tại chức, kéo dài thời hạn nâng lương, thuyên chuyển công tác, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại...

Thứ tư, đẩy mạnh cơ cấu các TCTD

NHNN nên tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với tất cả các TCTD (bao gồm cả các TCTD yếu kém), trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính của TCTD thông qua tăng vốn điều lệ, áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp với thực trạng, điều kiện của TCTD để đưa nợ xấu về mức khoảng 3% vào cuối năm 2016; cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ;

từng bước cơ cấu lại hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam

Thứ nhất, tập trung nguồn lực để xử lý nợ xấu

BIDV phải rà soát, tiết giảm các chi phí hoạt động và tập trung mọi nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu. Các chi nhánh có các khoản nợ xấu lớn, chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật, hiệu quả kinh doanh thấp phải kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý, không tăng tiền lương, tiền thưởng, thù lao, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý; không tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho cổ đông, thành viên góp vốn. BIDV tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu đồng thời tiếp tục có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, BIDV cần xây dựng phương án, mục tiêu, lộ trình và giải pháp xử lý nợ đối với từng khách hàng thuộc nhóm “khách hàng nhạy cảm ”.

Nhóm khách hàng nhạy cảm ở đây bao gồm khách hàng là sân sau của các ông chủ, lãnh đạo các TCTD, các chủ sở hữu chéo ngân hàng, các tập đoàn, tổng công ty. Với nhóm khách hàng này, nếu để ung nhọt nợ xấu phát tán, nguy cơ dẫn đến đỗ bể các NHTM chủ nợ là rất lớn. Vì thế, cần phải xây dựng các kịch bản xử lý nợ cho từng khách hàng riêng biệt. Đây là vấn đề hết sức lớn và phức tạp, phải đặc biệt lưu tâm lựa chọn phương án tối ưu, không chủ quan nóng vội, nhưng phải cương quyết, đúng lộ trình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với thực trạng hoạt động tín dụng, nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu tại BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng trong giai đoạn qua, chương 3 đã trình bày các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh để tập trung giải quyết các vấn đề có tính lâu dài ảnh hưởng trục tiếp đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng xử lý nợ xấu tại chi nhánh. Đề xuất kiến nghị các cơ quan hữu quan một số vấn đề nhằm tạo lập môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả và phát triển một hệ thống tài chính ổn đinh, bền vững.

Sự nỗ lực của BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan hữu quan, công tác xử lý nợ xấu sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua công tác xử lý nợ xấu tại NH TMCP ĐT&PT Việt Nam nói chung và tại NH TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng đã có những bước phát triển lớn và thành tựu đánh kể. Tuy nhiên công tác này vẫn còn một số hạn chế. Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng” về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

- Khái quát những vấn đề cơ bản về nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại.

- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu tại NH TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng.Những thành tựu mà chi nhánh đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các biện pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu.

- Đề tài cũng đã đưa ra những kiến nghị với Chinh phủ, NHNN về giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu.

Thêm vào đó do yếu tố bảo mật thông tin nên số liệu thu thập được dùng cho phân tích trong khóa luận còn ít và chưa thật sự đầy đủ để có thể đưa ra những kết luận, đánh giá chi tiết hơn về công tác quản lý nợ xấu của BIDV - Chi nhánh Hai Bà Trưng. Mặc dù vậy chúng ta vẫn khẳng định một điều chắc chắn rằng công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng sẽ có bước tiến mới trong tương lai.

Tuy đã có cố gắng song trong quá trình nghiên cứu khóa luận vẫn khó tránh khỏi sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và cán bộ chuyên môn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn giúp cho em có nhận thức sâu sắc hơn về đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1. AEG (2004), Non - performing loans, Advisory Expert Group Meeting

2. Adriaan Bloem & Cornelis Gorter (2004), The Treatment of Nonperforming

Loans in Macroeconomic Statistics, IMF working paper 3. Cosin D.H Pirotte (2001), Advanced credit risk analysis

4. Dong, H (2004), The Role of KAMCO in resolving nonperforming loans in the

Repulic of Korea, IMF working paper

5. Min Xu (2005), Resolution of Non-Performing Loans in China, The Leonard N. Stern School of Business, Glucksman Institute for Research in Securities Markets

6. John P. Bonin and Yiping Huang (2001), Dealing with the Bad Loans of the

Chinese Banks, Working Paper Number 357

TIẾNG VIỆT

1. Peter S Rose (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại

2. Đinh Thị Thanh Vân (2012), So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự

phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế

3. Nguyễn Thành Nam (2013), Vấn đề xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam

4. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân

hàng thương mại VNgiai đoạn 2007-2014, Tạp chí phát triển kinh tế

5. BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Báo cáo công tác tín dụng chi nhánh năm 2015, 2016

6. BIDV chi nhánh Hai Bà Trưng, Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động năm 2015, 2016

7. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NH đt PT việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 65 - 68)