Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NH đt PT việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 60 - 61)

Phát triển nguồn lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các kế hoạch và chiến lược hành động, nhằm nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong công tác quản lý rủi ro, trình độ cán bộ không chỉ dừng lại ở việc thực hiện tốt công việc được giao mà đây là nghiệp vụ quản trị ngân hàng hiện đại, với những kiến thức rất mới, đòi hỏi các cán bộ làm công tác này phải chủ động, tìm tòi và nghiên cứu, đồng thời biết cách ứng dụng vào hoạt động của ngân hàng mình. Cụ thể là:

Nâng cao năng lực điều hành của Ban lãnh đạo

Thứ nhất, thực hiện phân cấp ủy quyền, phân công rõ ràng trách nhiệm và

nhiệm vụ của các đồng chí trong Ban lãnh đạo phụ trách các mảng nghiệp vụ cụ thể, từ đó tạo sự nhất quán, tập trung cao độ trong điều hành kinh doanh tại Chi nhánh.

Thứ hai, Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận nghiệp vụ

giữa các phòng, tổ, giữa bộ phận tác nghiệp và bộ phận bán hàng, hạn chế tối đa trì trệ công việc từ nguyên nhân xử lý, phối hợp trong Chi nhánh. Từ đó, công tác phối hợp giữa các bộ phận sẽ được chấn chỉnh kịp thời trên tinh thần hỗ trợ, hợp tác, vừa đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc, nhằm mục tiêu hướng tới khách hàng, gia tăng lợi ích cho Chi nhánh. Mặt khác, Ban lãnh đạo nên thường xuyên thực hiện phổ biến qui chế, quy trình nghiệp vụ nhất là khi triển khai các nghiệp vụ mới, sản phẩm mới đảm bảo tất cả các cấp và cán bộ liên quan trong đơn vị nắm vững và thống nhất triển khai theo đúng qui định.

Thứ ba, Ban lãnh đạo nên có công tác xét hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh

doanh các đơn vị và cá nhân đã được lượng hóa, để phần nào đã phản ánh sát hơn kết quả hoạt động của các đơn vị và từng cá nhân: Tập trung trọng số điểm đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả và chất lượng, bám sát các công việc chính của phòng tổ/cá nhân.

Thứ tư, Ban lãnh đạo cũng nên quán triệt đến các cấp lãnh đạo phòng gương

mẫu tuân thủ và chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các qui định của pháp luật và của BIDV trong quá trình hoạt động kinh doanh; không bỏ qua hay giảm nhẹ các điều kiện

trong quy trình nghiệp vụ, các bước trong quy trình như: Giải ngân không có cơ sở, cho vay không có tài sản bảo đảm, không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay...

Thứ năm, quán triệt và chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm tra, rà soát nhằm phòng

ngừa và phát hiện rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

Mặt khác, công tác quản trị điều hành tại các đơn vị cần được nhất quán với chủ

trương chung. Việc triển khai các chỉ đạo của Ban lãnh đạo tại các cuộc họp giao ban, các văn bản chỉ đạo trên chương trình văn phòng điện tử nên được trưởng các đơn vị quan tâm đúng mực để nhiều cá nhân nắm vững tinh thần chỉ đạo, triển khai công việc.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng chi nhánh

Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cũng đòi hỏi CBTD cần phải có tầm hiểu biết sâu rộng, đồng thời khéo léo, nhạy cảm trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, có kỹ năng thu thập thông tin và nghệ thuật thẩm định khách hàng. Ngân hàng cần quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nội dụng sau:

Đào tạo cán bộ ngân hàng từ căn bản đến chuyên sâu ở từng nghiệp vụ cụ thể: đánh giá khả năng kiểm soát được dòng tiền của khách hàng trước khi xác định mức độ quan hệ tín dụng với khách hàng; xác định được thời gian cho vay phù hợp với dòng tiền của khách hàng.

Như đã đề cập ở mục những khó khăn vướng mắc nêu trên, hiện tại nguồn nhân lực có chuyên môn về xử lý nợ xấu của Chi nhánh hầu như không có. Các thành viên trong tổ xử lý nợ chủ yếu là các cán bộ chuyên quản khách hàng bán chuyên trách làm công tác xử lý nợ xấu nên hiểu biết về các quy định của pháp luật, về các thủ tục thanh lý, khởi kiện, phát mại tài sản hay bán nợ còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, Chi nhánh phải thành lập ban xử lý nợ gồm những cán bộ có trình độ và kinh nghiệm trong việc phân tích và đánh giá khách hàng, tuyển dụng các luật sư có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ xấu của các NHTM để hỗ trợ về mặt pháp lý cho các CBTD làm công tác xử lý nợ xấu và tham vấn cho ban lãnh đạo những phương thức xử lý phù hợp, có lợi nhất cho Chi nhánh về thời gian và chi phí.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NH đt PT việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 60 - 61)