Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình giải ngân, sau giả

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NH đt PT việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 61 - 62)

ngân, theo dõi đánh giá các khoán nợ có tiềm ẩn nguy cơ phát sinh chuyển nợ xấu.

Ngoài việc phòng ngừa rùi ro tín dụng trong quá trình phê duyệt khoản vay, phần này sẽ đề cập tới việc phòng ngừa rủi ro trong quá trình giải ngân, sau cho vay. Đây cũng là một nội dung quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng, nó ảnh hưởng trực

tiếp đến chất lượng khoản vay trên các giác độ về sự phù hợp của các điều kiện vay vốn, việc kiểm soát giải ngân, thu nợ, xử lý phát sinh.

Trong quá trình giải ngân: hiện tại theo mô hình tổ chức mới, chi nhánh đã có sự tách biệt giữa đề xuất giải ngân và việc thực hiện giải ngân; thực hiện theo mô hình này nhằm đảm bảo tính độc lập và kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận khi cùng thực hiện một khoản vay, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên cán bộ quản trị tín dụng cần lưu ý một số điểm sau để thực hiện tốt nhiệm vụ:

• Nhận thức đúng vai trò của mình, không phải đơn thuần chỉ thực hiện thao tác giải ngân trên máy mà còn có trách nhiệm kiểm tra sau để đảm bảo tuân thủ, phù hợp trong đề xuất giải ngân của bộ phận đề xuất.

• Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân: đầy đủ về mặt số lượng chứng từ như một khoản vay thông thường cần có hợp đồng kinh tế, hóa đơn, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho, đề nghị thanh toán...; sự nhất quán, phù hợp, logic giữa các chứng từ về mặt ngày tháng, số tiền, trình tự phát sinh; tính pháp lý của của chứng từ; chứng từ nào đòi hỏi phải là bản gốc, các chứng từ nào có thề chấp nhận bản phô.

• Kiểm tra tính tuân thủ, tính pháp lý của khoản vay: bảo đảm khoản vay đúng thầm quyền phê duyệt, vay đúng mục đích, vay trong hạn mức/giới hạn được cấp, vay khi đã thực hiện đầy đủ cảc cam kết với ngân hàng (về điều kiện tài sản đảm bảo, vốn tự có đối ứng, chuyển doanh thu...). Quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng: để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những rủi ro tín dụng không đáng có cán bộ quan lý khách hàng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, nguồn vốn tín dụng cho dự án/phương án kinh doanh của khách hàng được sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Tại Chi nhánh có nhiều khách hàng có địa điểm sử dụng vốn vay ở xa, rải rác nên việc kiểm tra vốn vay thường xuyên là rất khó khăn. Chính bởi những bất lợi đó Chi nhánh cần quan tâm, chú trọng hơn nữa tới công tác này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại NH đt PT việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 008 (Trang 61 - 62)