Nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (thế kỉ x XV) ở trường THPT (Trang 31 - 34)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến kinh nghiệm

7.2 Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát

7.2.1.3. Nội dung cơ bản

Trước khi đi vào các biện pháp để hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X - XV, chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử 10 để học sinh thấy được tiến trình cuả lịch sử diễn ra như thế nào.

Phần lịch sử Việt Nam tuy thể hiện theo tiến trình Lịch sử nhưng dưới dạng hệ thống hóa, khái quát hóa về quá trình phát triển và biến đổi của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc tới thế kỉ XIX, trải qua thời kì nguyên thủy, buổi đầu dựng nước, đấu tranh chống chế độ của các thế lực phong kiến phương bắc. Trên cơ sở nội dung kiến thức đó, học sinh hiểu được tiến trình phát triển khá đặc thù, của lịch sử dân tộc cũng như, đấu tranh kiên cường của dân tộc, để giữ vững nền độc lập dân tộc qua biết bao biến động cực kì khó khăn và gian lao.

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH lịch sử hiện nay là “lấy học sinh làm trung tâm”, dạy học sinh cách học, trao cho các em được đọc lập lĩnh hội tri thức lịch sử, tự mình khám phá những tri thức lịch sử hơn là cung cấp kiến thức có sẵn cho các em.

PPDH được áp dụng sẽ đòi hỏi việc lựa chọn nội dung kiến thức thích hợp với từng mục, từng chương. Kiến thức lịch sử bao gồm rất nhiều yếu tố có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy năng lực học sinh gồm: sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian, khái niệm, biểu tượng, quy luật, bài học lịch sử. Dạy học lịch sử không chỉ đơn thuần là việc cung cấp những kiến thức trong sách giáo khoa cho các em hơn thế nữa đó là việc các em sẽ áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn, vận dụng trong quá trình học tập và trong cuộc sống nữa.

Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam lớp 10 giai đoạn từ thế kỉ X - XV bao gồm:

Nội dung cơ bản

Kiến thức người thầy truyền thụ, cung cấp - trò tiếp thu

lĩnh hội tri thức.

Kiến thức thấy tổ chức, hướng dẫn - trò tìm tòi, phát

hiện, nghiên cứu. Bài 17: Quá

trình hình thành và

- Khái quát sự hình thành và phát triển của các nhà nước Ngô-Đinh-Tiền Lê và ngày

- So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước

phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X- XV)

càng được phát triển hoàn thiện qua các thời đại nhà Lí- Trần- Hồ- Lê Sơ.

- Sự hoàn chỉnh của luật qua các bộ luật:hình thư pháp, hình luật, Quốc triều hình luật và tổ chức quân đội qua các triều đại.

- Những chính sách đối nội và đối ngoại của các triều đại phong kiến

thời Đinh, Tiền Lê.

- Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước qua các thởi kì.

- Nhận xét chung về sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước thời phong kiến. Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV - Những nét chính về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp Đại Việt qua các thế kỉ, biểu hiện của sự phát triển đó.

- Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đáu tranh của nông dân.

- Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X-XV ?

- Nêu biêu hiện của sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp qua các thời kì. - Phân hóa xã hội gây nên hậu quả gì Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

- Khái quát về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm - Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

- Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ XIII

- Phong trào đấu tranh chống

- Lập bảng thống kê giữa các cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

- Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí và chống Mông Nguyên thời Trần.

nghĩa Lam Sơn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X- XV

- Những nét chính về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật nước ta qua các thời kì

- Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc của cung đình và của nhân dân ta.

- Đánh giá vai trò, vị trí của Đạo Phật.

- Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân ta thời kì này.

- Lập bảng thống kê các thành tựu văn học , nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật.

Bảng 1: Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV)

7.2.2. Những nội dung lịch sử Việt Nam có thể cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bài 18: “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

- Bài học trên nói về: Những nét chính về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp Đại Việt qua các thế kỉ, biểu hiện của sự phát triển đó. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân.

- Trong bài học trên có thể cho học sinh tham gia trải nghiệm sáng tạo tại một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên)… để các em thấy được sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X - XV. Tuy nhiên với giới hạn của bài nghiên cứu chúng tôi chỉ tổ chức một hoạt động trải nghiệm tiêu biểu tại làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) với chủ đề: “Bát Tràng - tinh hoa gốm Việt” để làm ví dụ cụ thể. Từ thế kỉ X - XV, qua các sản phẩm, cha ông ta đã thể hiện đầu óc thông minh, tính cần cù, óc sáng tạo và khiếu thẩm mĩ của mình. Những kinh nghiệm sản xuất quý báu đó được tích lũy từ đời này sang đời khác và được truyền thụ phổ biến, rèn cặp trong họ ngoài làng, dần hình thành những làng nghề truyền thống.

Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

- Bài học trên nói về: các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ XIII, phong trào đấu tranh chống quân xâm lược

Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

- Trong bài học trên có thể cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức sân khấu hóa lịch sử với việc đóng vai các nhân vật lịch sử như: đóng vai thập đại tướng quân Lê Hoàn, đóng vai thái úy Lý Thường Kiệt, vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, cùng hàng loạt vị tướng tài ba như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão... đặc biệt là nhà quân sự thiện tài Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), đóng vai Lê Lợi, Nguyễn Trãi… Tuy nhiên với giới hạn của bài nghiên cứu chúng tôi chỉ tổ chức một hoạt động sân khấu hóa về nhân vật được đưa vào hàng đại danh nhân của lịch sử Việt Nam, đó chính là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tại nhà truyền thống của trường học nhân kỉ niêm 715 năm ngày mất của ông với chủ đề “Trần Hưng Đạo - vị tướng kiệt xuất của mọi thời đại

Bài 20: “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X -XV

- Bài học trên nói về: những nét chính về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật nước ta qua các thời kì. Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc của cung đình và của nhân dân ta.

- Trong bài học trên có thể cho các em tham gia hoạt động trải nghiệm tại Văn Miếu Quốc tử giám (Hà Nội), những công trình nghệ thuật Phật giáo như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh, hoàng thành Thăng Long… Tuy nhiên với giới hạn nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ tổ chức một hoạt động trải nghiệm tiêu biểu với chủ đề: “ Hoàng thành Thăng Long - giá trị tiềm ẩn” để các em biết được nghệ thuật kiến trúc điêu khắc qua các thời kì lịch sử, những nét thay đổi của hoàng thành qua các mốc thời gian.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (thế kỉ x XV) ở trường THPT (Trang 31 - 34)