Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức sân khấu

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (thế kỉ x XV) ở trường THPT (Trang 38 - 44)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến kinh nghiệm

7.2 Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát

7.2.4.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức sân khấu

học sinh, là một cơ hội tốt để các em được làm việc (tìm hiểu, thảo luận, tranh luận, khảo sát, thí nghiệm…) để tự mình tìm ra tri thức. Nhưng quan trong hơn là cơ hội để các em vận dụng những tri thức đã học được vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, còn là cơ hội để các em tìm hiểu giải quyết các vấn đề mang tính xã hội, tính thời đại.

7.2.4. Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực học sinhtrong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT. trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XV) ở trường THPT.

7.2.4.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức sân khấu hóalịch sử. lịch sử.

Sân khấu hóa là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.

Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu hóa sự tham gia của HS được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho HS rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc

sống...

Sân khấu tương tác bao gồm sự sáng tạo, tăng khả năng hoạt động tập thể cũng như tính phản ứng với tập thể. Sân khấu tương tác tạo ra những trò chơi và những bài tập khác nhau nhằm tăng cường sự nhận thức của bản thân và tính tự chủ. Điều này có thể khởi đầu bằng kinh nghiệm của một cá nhân nhưng cuối cùng phải kết thúc bằng kinh nghiệm của cả tập thể. Do vậy, trong môi trường này thì kinh nghiệm cá nhân là rất quan trọng cho chính bản thân của cá nhân đó cũng như là đóng vai trò như một công cụ nhằm củng cố kinh nghiệm nhóm.

Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác động tới cuộc sống của HS. HS tự chọn ra vấn đề, các em tự xây dựng kịch bản và cuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực hiện và sẽ không có sự trợ giúp từ bên ngoài.

Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong phạm vi hẹp (trong lớp học) hoặc rộng hơn (phạm vi toàn trường).

Tổ chức hình thức này yêu cầu đặt ra là kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố như năng khiếu, đọc sách, trao đổi, thảo luận, nghe kể chuyện… để cuộc thi thành công. Khi xác định nội dung của cuộc thi cần phải chọn lựa các phần thi để phối hợp các hình thức hoạt động ngoại khóa cho phù hợp.

Đối với các hoạt động ngoại khóa như kể chuyện, thi đóng vai…chỉ tiến hành được cho số lượng có hạn. Hình thức sân khấu hóa thu hút được đông đảo người theo dõi do tính hấp dẫn của nó. Nguyên tắc của cuộc thi này là phần thi về tri thức lịch sử chiếm phần lớn thời gian, các tiết mục văn nghệ chỉ là xen kẽ.

Cần xác định nội dung cụ thể của các phần thi, mỗi phần thi có thể tương ứng với hình thức ra câu hỏi khác nhau. Để tổ chức tìm hiểu lịch sử dưới dạng sân khấu hóa, ban tổ chức phải lựa chọn chủ đề cho phù hợp, có tác dụng bổ sung cho bài học nội khóa. Sau khi lựa chọn được chủ đề phải xác định được các vòng thi, phần thi, hình thức của mỗi vòng thi, phần thi. Trên cơ sở các phần thi người tổ chức biên soạn hệ thống câu hỏi cho phù hợp với chủ đề và hình thức thi. Đây là phần nội dung cơ bản và quan trọng nhất quyết định kết quả cuộc thi, vì vậy câu hỏi phải phong phú, hấp dẫn.

Quy trình tiến hành xây dựng một tác phẩm sân khấu hóa: Bước 1: Một vài yếu tố cần xác định trước khi soạn thảo chương trình, nội dung tác phẩm:

 Nội dung, đề tài được lựa chọn:Ví dụ: Trần Hưng Đạo- vị tướng kiệt xuất của mọi thời đại”

 Xác định được mục đích, mục tiêu, ý nghĩa của buổi sinh hoạt, từ đó xác định luôn mục đích ý nghĩa của nội dung tác phẩm sân khấu.

- Mục tiêu của buổi trải nghiệm sân khấu hóa

 Kiến thức

+ Hiểu thêm về con người, sự nghiệp của Trần Hưng Đạo.

+ Hiểu về vai trò và công lao của Trần Hưng Đạo đối với cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.

+ Hiểu thêm về cuộc các cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc.

 Kĩ năng.

+ Nâng cao kĩ năng phân tích, đánh giá.

 Thái độ.

+ Thêm yêu môn lịch sử, yêu đất nước

+ Trân trọng những tinh hoa văn hóa của đất nước. + Biết quý trọng công lao của các vị anh hừng dân tộc.

 Năng lực

+Giáo dục học sinh hiểu biết lịch sử thông qua các nguồn sử liệu khác nhau + Phân tích được tình huống trong quá trình học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

+Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

+ Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.

- Nghiên cứu đối tượng: khán giả và những người tham gia chương trình) phải nắm được số lượng người tham dự, trình độ, năng khiếu…

- Cơ sở vật chất cần thiết phải có:

+ Không gian: tại phòng truyền thống của trường.

+ Sân khấu: hệ thống âm thanh, ánh sáng; vật liệu trang trí, hóa trang, đạo cụ… do nhà trường đầu tư kinh phí

+ Kinh phí thực hiện cho hoạt động sân khấu hóa của lớp: 400 nghìn đồng (thuê quần áo, đạo cụ…)

+ Thời gian dành cho việc sáng tác kịch bản và tập diễn: 1 tuần.

+ Nhân vật tham gia: vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Quân sĩ..

+ Thời lượng tiết mục: 12 phút.

Đó là những yếu tố cần xác định trước khi tiến hành viết kịch bản, hình thành tác phẩm sân khấu.

Bước 2. Viết kịch bản:

Kịch bản: là nội dung câu chuyện sân khấu (chuyển tải nội dung buổi sinh hoạt) trong đó có: nhân vật, hoàn cảnh câu chuyện, “hành động” của nhân vật trong từng tình cảnh câu chuyện… được trình bày bằng ký tự văn học.

Mỗi kịch bản sân khấu bao giờ cũng phải có: - Loại hình (kịch nói – cải lương – kịch hát…)

- Không gian, thời gian, hoàn cảnh câu chuyện bắt đầu xảy ra tới kết thúc.

Ví dụ: Khi truyện kể “ngày xửa ngày xưa tại một làng nọ…” – thì trên sân khấu không gian, thời gian đó được thể hiện qua nghệ thuật hội họa, điêu khắc, trang trí…

- Để công việc dễ dàng hơn khi sáng tạo kịch bản chúng ta nên đi theo thứ tự: - Xác định nhân vật điển hình: hình tượng xuyên suốt kịch bản, làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng mà ta xác định ban đầu.

- Hoàn cảnh điển hình.

- Nhân vật phụ: có tác dụng bổ sung, làm nổi rõ tính cách số phận,… của nhân vật điển hình.

- Minh họa âm thanh – ánh sáng – hóa trang – hành động… (trong kịch bản thì phần minh họa nằm trong dấu đóng mở đơn () để phân biệt).

- Viết lời thoại (lời thoại trong hoạt động truyền thống).

Bước 3. Tập diễn kịch:

Khi kịch bản đã phân chia cảnh diễn hợp lý (bao nhiêu lớp, màn bao nhiêu cảnh) và đạo diễn đã quy định những hành động cơ bản cho nhân vật, việc tập kịch phải theo từng bước sau:

- Chọn diễn viên, phân vai diễn.

- Phát kịch bản hoặc trình bày nội dung kịch bản cho tất cả diễn viên. - Với sân khấu (kịch nói, hát…) diễn viên phải thuộc lời thoại, lời hát… - Tập thứ tự từng cảnh một (từ đầu tới cuối).

- Tập theo từng nhóm: có thể có nhiều nhóm tham gia như trong hoạt cảnh truyền thống, lễ hội (hát, múa, diễn kịch, âm thanh, ánh sáng…)

- Luôn có sự kết hợp âm thanh ánh sáng trong khi tập để tạo ra sự sáng tạo hợp lý, tăng thêm hấp dẫn, đồng thời dễ nhớ cảnh diễn của người diễn viên.

- Tổng dợt chương trình: kết hợp từng cảnh, từng nhóm thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

- Có thể thêm, bớt một vài chi tiết không phù hợp trong khi chạy chương trình hoàn chỉnh.

Phối hợp âm thanh – ánh sáng – hóa trang đạo cụ.

Lưu ý: Phương pháp sân khấu hóa được sử dụng để tạo biểu tượng lịch sử cụ thể, nhân vật đó có vai trò nhất định đối với hoàn cảnh lịch sử. Do đó khi đóng vai học sinh trước hết phải nhớ được tên tuổi, quê quán, hoàn cảnh xuất thân, sự nghiệp, hoạt động tiêu biểu, một số sự kiện tiêu biểu liên quan đến nhân vật. Tranh ảnh, hình vẽ về các nhân vật lịch sử sẽ giúp các em hình dung được đặc điểm về hình dáng, phong thái và những đặc điểm riêng của mỗi nhân vật. Câu chuyện tiểu sử về các nhân vật lịch sử được cung cấp cho HS thông qua lời kể của giáo viên sẽ giúp cho các em có cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật lịch sử.

Với hình thức sân khấu hóa lịch sử đòi hỏi phải xây dựng thành các tiểu phẩm, trong đó biểu tượng về các nhân vật lịch sử được được khắc sâu, là cơ sở để

hình thành khái niệm lịch sử, giúp các em tránh được những sai lầm, những nhận định lịch sử thiếu khoa học. Đồng thời tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm, hình thành các em long khâm phục, kính trọng đối với các nhân vật lịch sử và ý thức với trách nhiệm của bản thân trong tương lai.

Muốn nhập vai tốt phải chuẩn bị rất kĩ sự kiện, phong thái, tính cách, lời nói, dáng đi, điệu bộ của nhân vật. Mỗi lần “nhập vai” là học sinh có cơ hội tìm hiểu rất kĩ nhân vật lịch sử và giai đoạn lịch sử từ đó nắm chắc bào học, đồng thời trong quá trình sưu tập tài liệu các em cũng chủ động đến với môn lịch sử nên kiến thức môn lịc sử cũng được nhớ kĩ hơn

Với chủ đề của từng bài học, học sinh được tự mình xây các dựng tiểu phẩm, tự viết kịch bản, tự phân vai diễn và cùng nhau giải quyết các tình huống trong tiểu phẩm. Hoặc khi khó khăn trong vấn đề gì các em có thể nhờ sự hướng dẫn của giáo viên để cô cho lời nhân xét đóng góp… Để khơi dậy trong lòng học sinh tình yêu thương con người, biết ơn cha mẹ, thầy cô… học sinh phải nhớ đến đến quá khứ, nhớ đến lịch sử, một nền văn hiến 4000 năm, biết ơn những người có công với đất nước, từ đó xây đựng long kính yêu, mến mộ vơi các anh hùng dân tộc…

Kết quả của của hoạt động trải nghiệm về những tình huống, bối cảnh thực tế trên được được diễn trên sân khấu sẽ được học sinh chia sẻ với nhau thông qua các nhóm học tập. Học sinh diễn đạt, mô tả lại và chỉ ra được mối tương quan giữa những kết quả, những quan sát và cảm nhận mà các em đã có được nhờ trải nghiệm để sau đó liên hệ với các chủ đề nhằm xác định các kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi cần hướng tới. Những kết quả, những điều học được từ trải nghiệm được tiếp tục gắn với các ví dụ khác trong cuộc sống thực tế.

Có thể thấy, học lịch sử qua trải nghiệm với hình thức sân khấu hóa sẽ giúp học sinh sử dụng được tổng hợp các giác quan để tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn, tối đa hóa được năng lực sáng tạo, tính năng động, thích ứng của học sinh. Các em được trải qua quá trình tự khám phá, tự tìm giải pháp nên những năng lực cá nhân, sự tự tin đã được tăng lên, các kĩ năng sống được lặp đi lặp lại qua những gì các em trải nghiệm đã giúp các em rất nhiều trong việc tăng cường khả năng ứng dụng các kĩ năng đó trong thực tiễn bằng những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp

luật…

Đây là phương pháp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, sự kiên nhẫn hướng dẫn của giáo viên và cần nhiều thời gian cho công việc tập luyện, không gian để học sinh có thể thực hiện sự trải nghiệm của mình. Trong quá trình luyện tập nên cố gắng không thay đổi nhiều về nội dung đã tập. Người đạo diễn phải tham gia toàn bộ khâu hóa trang, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng… Tác phẩm nhuần nhuyễn, hoàn chỉnh mới đưa ra sân khấu. Học lịch sử qua hình thức sân khấu hóa là vấn đề mới, còn có nhiều tranh luận, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung.

Bước 4. Trình bày, nhận xét và đánh giá

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (thế kỉ x XV) ở trường THPT (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)