Về đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (thế kỉ x XV) ở trường THPT (Trang 35 - 36)

7. Mô tả bản chất của sáng kiến kinh nghiệm

7.2 Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát

7.2.3.2. Về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá không phải là hoạt động đơn lẻ mà trái lại nó là một quá trình liên tục diễn ra trong suốt quá trình dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đánh giá liên tục và định kì là một khâu then trốt trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh thể hiện được những gì đã học bằng nhiều cách khác nhau. Nhờ đánh giá định kì thông qua hướng dẫn trong bài học, giáo viên biết nhiều hơn về nhu cầu của các em cũng như có thể điều chỉnh việc giảng dạy nhằm giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn.

Trong khi tổ chức học sinh học tập lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh, thì giáo viên cần lưu ý: sau khi các em hoàn thành sản phẩm của mình để báo cáo, giáo viên có thể lựa chọn các câu hỏi vì sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh để từ đó có thể đánh giá được năng lực hình thành được của các em.

Giáo viên cần có những biện pháp kiển tra việc thực hiện của các em học sinh sao cho đảm bảo tính khả thi. Để đánh giá sản phẩm thu được của các em qua một bài học lịch sử bao gồm đánh giá quá trình, đánh giá kết quả, tự đánh giá. Vì vậy để đánh giá các sản phẩm hoàn thành cuả học sinh theo hướng phát huy năng lực ta cũng dựa cả vào phiếu đánh giá dạy học lịch

sử theo hướng phát huy năng lực học sinh. Khi đánh giá kết quả học tập trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo GV có thể đưa ra bảng đánh giá mức độ tham gia, mức độ hài lòng như sau:

Bảng đánh giá hoạt động Trường Họ tên: Lớp Phân loại Thời gian Chươn g trình GV phụ trách Đánh giá hoạt động Đánh giá chung Mức độ tham gia Mức độ hài lòng

Tốt TB Kém Tốt TB Kém

Bảng 2: Khung đánh giá kết quả học tập.

Như vậy, trong nhà trường Việt Nam, với khung đánh giá kết quả học tập trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ có mục đích giáo dục con người toàn diện, quan trọng hơn cả khi áp dụng khung đánh giá trên có thể thấy được năng lực của học sinh như thế nào, từ đó bổ sung điều chỉnh sao cho phù hợp. Có bao nhiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhà trường sẽ tổ chức các dạng hoạt động đặc thù khác nhau để hình thành nên cả kiến thức về đối tượng và các giá trị xã hội thuộc đối tượng đó.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (thế kỉ x XV) ở trường THPT (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)