Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 075 (Trang 25 - 29)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay tiêu dùng chịu tác động của nhân tố, khóa luận xem xét các

nhân tố ảnh hưởng theo góc độ khách quan và chủ quan của ngân hàng.

a) Nhân tố khách quan

- Nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng

Các sản phẩm CVTD của ngân hàng được thiết kế dựa trên nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống của khách hàng, nhu cầu của khách hàng cũng là một căn cứ quan trọng để ngân hàng xây dựng chiến lược phát triển. Đối tượng khách hàng của CVTD

rất đa dạng vì vậy mà nhu cầu vay với từng khách hàng, từng thời điểm là khác nhau.

Ví dụ, với phân khúc khách hàng trẻ ( từ 20 - 30 tuổi) có nhu cầu chi tiêu chủ yếu như mua sắm, ăn uống, du lịch,... sản phẩm thẻ tín dụng sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng này. Việc xác định đúng nhu cầu của khách hàng sẽ giúp ngân hàng mở rộng đối tượng khách hàng, từ đó làm tăng trưởng dư nợ CVTD.

Sau khi xác định được nhu cầu của khách hàng, ngân hàng cần phải đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để đảm bảo sẽ đem lại nguồn thu. Việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng được đánh giá qua hai tiêu chí quan trọng đó là năng lực tài chính và thiện chí trả nợ. Khách hàng có thu nhập cao, lành mạnh sẽ đảm bảo được việc chi trả chi phí của khoản vay, ngân hàng sẽ có khả năng thu hồi nợ cao, giảm thiểu tình trạng nợ xấu. Nếu coi năng lực tài chính là điều kiện cần để cấp một khoản vay thì thiện chí trả nợ là điều kiện đủ. Ngay cả khi khách hàng có khả năng trả nợ, nhưng đạo đức của khách hàng không tốt, có ý định chiếm dụng vốn

thì ngân hàng cũng khó để thu hồi nợ. Tuy nhiên chất lượng thông tin của khách hàng

cá nhân, hộ gia đình không cao, việc thẩm định, đánh giá khách hàng hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, đánh giá khách quan của nhân viên ngân hàng.

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ảnh hưởng lớn đến hoạt động cũng như chất lượng cho vay

tiêu dùng. Các nhân tố trong môi trường kinh tế có tác động đến chất lượng cho vay tiêu dùng như: chu kỳ kinh tế, chính sách kinh tế, lạm phát. Pallavi và Lenardo (2016)

cho rằng chất lượng tín dụng ở từng giai đoạn kinh tế khác nhau thì khác nhau. Ở giai

đoạn nền kinh tế mở rộng thì tỷ lệ gia tăng nợ xấu cao hơn so với thời kỳ suy thoái. Trong từng giai đoạn kinh tế, chính phủ sẽ có chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt. Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, chính phủ sẽ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, sẽ làm giảm lãi suất cho vay, khi lãi suất thấp người dân sẽ có xu hướng đi vay. Điều này phù hợp với kết quả của Bài nghiên cứu của Học viện nghiên cứu Quốc tế và phát triển (2014), nghiên cứu của Pallavi và Lenardo. Mặc dù các nghiên cứu không chỉ rõ tác động của lạm phát, tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam cho thấy khi lạm phát cao thu nhập thực tế của người dân giảm, tiết kiệm giảm, nguồn vốn huy động của ngân hàng trở nên khó khăn sẽ tác động gián tiếp đến chất lượng CVTD.

- Môi trường pháp lý

Do hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng

chịu sự chi phối của rất nhiều văn bản pháp luật như luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự, luật đất đai, các quy định luật khác về đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tranh

chấp... Vậy môi trường pháp lý ở đây được hiểu là những văn bản pháp lý chi phối đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Việc phải chịu sự chi phối của nhiều quy định khác nhau như vậy, nếu môi trường pháp lý không chặt chẽ, không đồng bộ thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động cho vay tiêu dùng, tạo lỗ hổng pháp lý không đảm bảo được quyền lợi của khách hàng, của ngân hàng thì hoạt động CVTD sẽ bị hạn chế làm giảm

dư nợ tín dụng và gia tăng rủi ro. Ngược lại, khi môi trường pháp lý được đồng bộ, chặt chẽ, không có hiện tượng chồng chéo giữa các văn bản luật thì hoạt động cho vay sẽ được diễn ra thuận lợi hơn, khách hàng cũng yên tâm để đi vay, tăng nhu cầu tiêu dùng trong dân cư.

- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động CVTD của ngân hàng thương mại. Hiện nay thị trường CVTD tại Việt Nam khá sôi động, cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa những tổ chức tài chính cùng hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng như các ngân hàng thương mại khác, các công ty tài

chính, quỹ tín dụng nhân dân và các nền tảng cho vay khác. Trong lĩnh vực CVTD thường cạnh tranh về mặt lãi suất, sản phẩm, thủ tục vay vốn, do đó các ngân hàng luôn tìm cách để tạo sự khác biệt sản phẩm, có chiến lược nhằm thu hút khách hàng,

xâm nhập thị phần của nhau. Việc cạnh tranh sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng thị phần nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng nâng cao chất lượng sản phẩm CVTD.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ

Sự phát triển khoa học - công nghệ được đánh giá là nhân tố giúp ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay, tăng khả năng cạnh tranh. Việc áp dụng những thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại giúp ngân hàng giải quyết thủ tục vay vốn nhanh chóng,

an toàn, hiệu quả và cho phép quản lý các khoản vay hiệu quả. Có sự giúp đỡ của công nghệ sẽ gia tăng được nhiều tiện ích, thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng từ đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng đang tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ số để phát triển sản phẩm, dịch vụ. Ngân hàng cũng tiết kiệm được chi phí khi các dữ liệu, thủ tục vay vốn được thực hiện tự động hóa, phân tích dữ liệu để hiểu được khách hàng từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp.

b) Nhân tố chủ quan

- Định hướng phát triển của ngân hàng

Đây được coi là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển sản phẩm CVTD. Nếu

trong chiến lược phát triển của ngân hàng không tập trung đến sản phẩm CVTD thì đối tượng khách hàng vay tiêu dùng sẽ không được quan tâm, chất lượng sản phẩm không được chú trọng nâng cao. Ngược lại, nếu ngân hàng định hướng phát triển hoạt

động CVTD thì ngân hàng sẽ đưa ra chiến lược, kế hoạch cụ thể để thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó sản phẩm CVTD sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển.

- Nguồn vốn của ngân hàng

Các lãnh đạo ngân hàng sẽ xem xét, đánh giá nguồn vốn của ngân hàng để từ đó đưa ra quyết định trong hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động CVTD. Nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động. Trong đó vốn

huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thường chiếm khoảng 70% - 85%.

Có thể thấy rằng vốn huy động càng lớn thì các hoạt động khác cũng phát triển theo, sản phẩm CVTD cũng được mở rộng. Tuy nhiên, chi phí của nguồn vốn có ảnh hưởng

ngân hàng có thể cho vay với lãi suất cạnh tranh hơn, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng sản phẩm CVTD.

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng được coi là đường dẫn để nhân viên ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng theo đúng nguyên tắc, yêu cầu của ngân hàng. Chính sách tín dụng bao gồm những chủ chương, quy định của Hội đồng quản trị trong đó quy định rõ về quy trình cho vay, lãi suất, hạn mức cho vay, các loại hình thức cấp tín dụng, các hướng dẫn giải quyết các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay,.. .Do đó những yếu tố trong chính sách tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc phát triển sản phẩm CVTD. Giả sử nếu như có một hình thức cấp tín dụng cho vay tiêu dùng không nằm trong chính sách tín dụng thì khách hàng cũng không thể nào vay theo hình thức đó. Từ đó cho thấy ngân hàng nào có hình thức cấp tín dụng đa dạng thì hệ khách hàng sẽ được mở rộng, việc cấp tín dụng sẽ dễ dàng hơn.

Quy trình tín dụng cũng là một nhân tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh

của sản phẩm. Thường với một khoản vay tiêu dùng nhỏ, khách hàng sẽ có mang muốn thủ tục vay nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. Do đó, đối với các sản phẩm CVTD,

ngân hàng có thể giảm bớt các thủ tục không cần thiết, nhờ đến sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ để đảm bảo giải quyết nhanh chóng, chính xác cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động CVTD của ngân hàng được mở rộng.

- Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của nhân viên tín dụng

Nhân viên tín dụng đóng vai trò là yếu tố quyết định đối với hoạt động CVTD. Việc cấp tín dụng có được diễn ra hay không là do đánh giá của chuyên viên quan hệ khách hàng, do đó vấn đề trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của nhân viên là một yếu tố quan trọng, cần được quan tâm. Nếu trình độ, năng lực phẩm chất của nhân viên không tốt sẽ đưa đến quyết định cho vay sai, mang lại cho ngân hàng những

món vay không chất lượng và làm giảm hiệu quả cho vay, gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Ngược lại nếu đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo, đánh giá năng lực thường xuyên, thái độ làm việc luôn nhiệt tình, thân thiện sẽ tạo dựng được hình ảnh,

tranh, giúp quảng bá hình ảnh đến khách hàng, tạo cơ hội thuận lợi để mở rộng hệ khách hàng.

- Cơ sở công nghệ thông tin tại ngân hàng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp hỗ trợ quá trình cho vay dễ dàng, hiệu

quả từ đó góp phần nâng cao chất lượng của khoản vay. Từ khi có sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ, quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin của khách hàng diễn ra nhanh chóng, chính xác cao. Tốc độ xử lý khoản vay cũng được đẩy nhanh. Khi mọi thông tin của khách hàng được cập nhật lên hệ thống, việc quản lý các khoản

vay trở nên dễ dàng, sớm phát hiện những món vay có vấn đề để đưa ra giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 075 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w