Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tí n Chi nhánh Thăng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 075 (Trang 36 - 49)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tí n Chi nhánh Thăng

Thăng Long và khái quát về hoạt động kinh doanh

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín — Chi nhánh Thăng Long

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

a) Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Tên giao dịch là Sacombank) được thành lập dựa trên cơ sở Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp sáp nhập ba Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia theo Quyết định số 05/GP-UB của UBND Tp. Hồ Chí Minh ngày 03/01/1992 và Quyết định số 0006/NH-

GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sacombank đã từng bước thực hiện những chính sách đúng đắn, tạo bàn đạp cho sự phát triển sau này. Trong giai đoạn 1995 - 1998, Sacombank là một trong những doanh nghiệp đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam, nâng tổng vốn từ 23 tỷ đồng lên 71 tỷ đồng.

Giai đoạn từ năm 2000 - 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh. Tại thời điểm này VĐL của Sacombank tăng từ 71 tỷ đồng lên 190 tỷ đồng, một sự bùng nổ phát triển về vốn, tạo điều kiện cho Sacombank mở rộng thêm chi nhánh đến hơn 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm, xác lập mối quan hệ với

hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngày 1/10/2015, Sacombank chính thức sáp nhập vơi Ngân hàng Phương Nam

(Southern Bank) theo Quyết định số 1884/QĐ-NHNN ngày 14/09/2015. Sau sáp nhập, Sacombank trở thành một trong 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản lên đến 297.184 tỷ đồng; VCSH đạt gần 24.506 tỷ đồng, trong đó VĐL là 18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động 563 điểm giao dịch trên toàn quốc và tại Lào, Campuchia (Tùng Lâm, 2015). Việc sáp nhập làm quy mô của Sacombank tăng lên,

nhiên, có một vấn đề có thể thấy là sau sáp nhập, Sacombank phải đối mặt với nhiều vấn đề về chất lượng tài sản và đã đẩy lùi Sacombank lại. Do nợ xấu từ Southern Bank làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm lợi nhuận từ việc phải tăng trích lập dự phòng

Đến năm 2019, Sacombank đã dần vực dậy từ gánh nặng sáp nhập. Bằng chứng là LNTT năm 2019 của Sacombank đạt gần 3.217 tỷ đồng, vượt 21,4% so với kế hoạch. Tổng tài sản đạt 451.584 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm còn 1,94%; Mạng lưới khách hàng cũng được mở rộng với 570 điểm giao dịch tại 52 tỉnh

thành tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

Sau gần 30 năm hoạt động, Sacombank đã tạo nên được nhiều kỳ tích, mạng lưới hoạt động luôn được mở rộng khắp Việt Nam và vươn ra thế giới. Với những thành quả đạt được, Sacombank hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng- hiện đại- tốt nhất Việt Nam và có quy mô lớn trong khu vực.

b) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thăng Long

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thăng long được thành lập vào ngày 8/8/2007 theo Quyết định số 4008/2006/QĐ- HĐQT với trụ sở đặt tại số 60A Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.Chi nhánh được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng.

Hiện tại chi nhánh đã mở rộng thêm 4 PGD trên địa bàn Hà Nội là PGD Hoàng

Cầu, PGD Đội Cấn, PGD Đốc Ngữ và PGD Trần Duy Hưng. Với những vị trí thuận lợi, dễ tìm kiếm, thu hút được nhiều khách hàng, chi nhánh đã từng bước phát triển, dần nâng cao vị thế của mình trong hệ thống Sacombank, góp phần xây dựng mục tiêu của ngân hàng.

Năm 2009, đạt chi nhánh xuất sắc nhất khu vực Hà Nội và là chi nhánh xuất sắc trong toàn bộ hệ thống.

Tiếp tục giữ vững phong độ, chi nhánh tiếp tục duy trì danh hiệu chi nhánh xuất sắc quý I, II, III năm 2010.

Từ năm 2014 đến nay, chi nhánh đã hoạt động ổn định hơn và luôn giữ vị trí chi nhánh xuất sắc nhất khu vực Hà Nội.

Đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt huyết với trình độ chuyên môn cao. Trong đó có đến 73% cán bộ, nhân viên có trình độ Đại học và tương đương; 99% có trình độ tin học cơ bản; 81% có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B1 hoặc tương đương trở lên

và tất cả các nhân viên đều được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ ngân hàng.

2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Sacombank - Chi nhánh Thăng Long

Nguồn: Sacombank - Chi Nhánh Thăng Long

Cơ cấu tổ chức tại Sacombank - Chi nhánh Thăng Long được phân chia theo chức năng, đảm bảo tính chuyên môn hóa.

Ban Giám đốc bao gồm 1 Giám đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ chi nhánh theo phân quyền của Tổng giám đốc; 2 Phó giám đốc sẽ

Phòng Ke toán - ngân quỹ: có nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ giao dịch phát sinh, thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ, quản lý công tác kế toán, công tác hành chính và an toàn kho quỹ. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm tham mưu đề xuất điều hành chi

phí, nguồn vốn, thanh khoản đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phòng quản trị rủi ro: trực tiếp quản lý tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động, tổ

chức công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng, ngân quỹ và các hoạt động khác trong toàn chi nhánh.

2.1.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

Tín — Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2017 — 2019

Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017 - 2019, nhìn chung tăng trưởng khá ổn định. Tạo môi trường thuận lợi cho các ngành phát triển trong đó có ngành ngân hàng.

Các số liệu dưới đây được trích dẫn từ Tổng cục thống kê.

Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam có khởi sắc khi tăng trưởng đạt 6,81%, lạm phát giảm mạnh, duy trì ở mức ổn định 3,53%, kim ngạch xuất khẩu đạt 231.77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2016. Nhờ sự tăng trưởng kinh tế mà thị tường tài chính,

tiền tệ và thị trường bất động sản tiếp tục ổn định. Tỷ giá danh nghĩa trong suốt một năm biến động không đáng kể và tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được giữ ở mức

trung bình là 22.425 VND/USD. Thị trường BĐS lại có sự khác biệt giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, thị trường BĐS có vẻ khá bình lặng, chủ yếu diễn ra ở phân khúc bình dân. Ngược lại, tại Thành Phố Hồ Chí Minh, rất sôi

động, tăng mạnh về cả giá và số lượng bán ra. Chính sách tiền tệ được NHNN thực hiện một cách chặt chẽ, điều hành linh hoạt công cụ lãi suất. Mặc dù dưới sức ép lạm

phát cao ở đầu năm, NHNN đã cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất, trong đó lãi suất huy động VND dưới 6 tháng là 4,8% - 5,4%/năm, kỳ hạn trên 6 tháng được duy trì ở mức 5,4% - 7,2%/năm, lãi suất cho vay khoảng 6 - 7.5%/năm.

Năm 2018, nền kinh tế Việt Nam đang trong đà tăng trưởng, tiếp tục thu về được nhiều kết quả đáng ngạc nhiên. Tăng trưởng kinh tế đạt 7,8%, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến 2018. Lạm phát được kiểm soát ở mức 3,54%, mức

thể tại khu vực thành thị là 2,95%, tại khu vực nông thôn có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, chỉ khoảng 1,55%, tuy nhiên tỷ lệ thiếu việc làm tại nông thôn lại cao hơn lên đến 1,85%, trong khi tại các khu vực thành thị là 1,46%. Cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ đúng đắn đã mang đến những thuận cho ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Năm 2019, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng trưởng kinh chậm lại, chịu tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng với sự biến động liên tục, khó dự đoán trên thị trường tài chính - tiền tệ thì sự tăng trưởng

này được đánh giá cao. Lạm phát được duy trì thấp nhất trong ba năm trở lại đây, chỉ ở mức 2,73%. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, thị trường được mở rộng tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được giữ ở mức ổn định, do đó mà huy động của các tổ chức tín dụng tăng 12,5%, tổng dư nợ tín dụng tăng 12,1%.

Trong điều kiện nền kinh tế ổn định, cùng chung với xu hướng cả nước, hoạt động kinh doanh của Sacombank nói chung và của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long nói riêng đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019, nguồn vốn của chi nhánh ngày càng lớn mạnh và phần lớn là NVHĐ. Để đảm bảo nguồn vốn đủ đáp ứng cho hoạt động kinh doanh và cung ứng vốn cho thị trường, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đã huy động vốn qua nhiều hình thức, với chi phí hợp lý. Phần lớn NVHĐ đến từ dân cư thông qua hình thức gửi tiết kiệm. Kết quả huy động vốn của chi nhánh trong ba năm

gần đây như sau:

Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long

Tiền gửi từ các tổ

chức kinh tế 21.491,5 45,37% 1.735,05 42,43% 42.142,4 39,03% Tiền gửi và vay các

TCTD khác

71.0

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2017 - 2019

Nhìn chung NVHĐ của chi nhánh tăng trong giai đoạn này. Nen kinh tế phát triển ổn định, thu nhập trong dân cư tăng, tiết kiệm tăng, quá trình luân chuyển hàng hóa cũng diễn ra nhanh, doanh nghiệp luôn dự trữ sẵn nguồn tiền để đáp ứng khả năng thanh toán của mình do đó mà nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tại chi nhánh cũng tăng. Năm 2017, tổng NVHĐ của toàn chi nhánh là 3.287,46 tỷ đồng.

Năm 2018, tăng trưởng huy động chỉ đạt 19,61% tăng cao so với toàn hệ thống, với tổng số tiền huy động là 4.089,2 tỷ đồng. Và đến năm 2019, chi nhánh triển khai các sản phẩm huy động với nhiều tiện ích, lãi suất cạnh tranh đã nâng tổng vốn huy động lên 5.489,2 tỷ đồng, tương đương với mức tăng khá ấn tượng, 25,5% so với năm 2018.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng dư nợ 2.551,27 3.403,06 4.003,06

Tăng trưởng 25,03% 14,91%

Dư nợ theo đối tượng

khách hàng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

khách hàng tổ chức là tiền gửi thanh toán, nhưng lượng tiền đổ vào là khá ổn định do

đó mà ngân hàng vẫn có thể tận dụng được nguồn tiền này với chi phí thấp. Ngoài ra,

chi nhánh cũng huy động tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác, nhưng chiếm tỷ trọng

rất thấp dưới 3% trong tổng nguồn vốn huy động.

Luôn coi huy động là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt

động kinh doanh của ngân hàng, Sacombank - Chi nhánh Thăng Long đã cố gắng thực hiện các giải pháp huy động, áp dụng lãi suất huy động linh hoạt, đưa ra các sản phẩm tiền gửi đa dạng, phù hợp nhu cầu KH. Bên cạnh đó CN luôn triển khai các chương trình quà tặng, khuyến mại,... để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Kế hoạch

huy động được lên và đánh giá sau mỗi tháng giúp bám sát tình hình, các chỉ tiêu cũng được phân chia rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân và có chính sách khen thưởng

đối với tập thể, cá nhân xuất sắc.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng là hoạt động trọng tâm của ngân hàng. Để thực hiện tinh thần “ mỗi đồng vốn đều phải sinh lời”, chi nhánh luôn cố gắng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế, góp phần vào phát triển, tăng trưởng kinh tế. Các sp cho vay của Sacombank đã giúp đáp ứng được nhu cầu về tiêu dùng, phục vụ nhu cầu

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh,.

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay của Sacombank - Chi nhánh Thăng Long

Dư nợ trung hạn 5 567,1 22,23% 729,62 21,44% 7 746,1 18,64% Dư nợ dài hạn 3 761, 29,84% 21.020,9 30% 1.110,05 27,73%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2017 - 2019

Huy động tăng tạo điều kiện cho hoạt động cho vay của chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019 được phát triển. Tổng dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế. Tại năm 2018, tổng dư nợ là 2.551,27 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng lên đến 25,03%, trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của

Chi tiêu Năm

2017 2018Năm Năm2019 Chênh lệch2017/2018 Chênh lệch2018/2019

tham gia vào hoạt động tín dụng bị hạn chế. Cộng thêm chính sách quản lý tín dụng nghiêm ngặt, thận trọng hơn của Chính Phủ và NHNN.

Xét cơ cấu nợ theo đối tượng khách hàng, dư nợ đối với khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 65%, và có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với KHCN, giảm tỷ trọng cho vay KHDN. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ KHCN chiếm 66,37%, tương đương với mức dư nợ 1.693,27 tỷ đồng. Đến năm 2019, tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân đạt 71,42%, và nâng giá trị dư nợ cho vay KHCN lên 2.858,99 tỷ đồng.

Mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay đối với KHDN giảm, nhưng giá trị dư nợ đối với khách hàng này vẫn khá là ổn định và tăng nhẹ. Qua đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện đúng định hướng phát huy thế mạnh về bán lẻ của toàn hệ thống Sacombank. Đồng thời vẫn luôn đồng hành, tạo điều kiện kiện cho doanh nghiệp vay vốn.

Xét cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay thì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017 - 2019. Cơ cấu dư nợ khoản vay ngắn hạn trong giai đoạn này lần lượt là 47,93%, 48,56%, 53,63% với dư nợ năm 2019 đạt 2.146,84 tỷ đồng. Ngược lại với dư nợ cho vay ngắn

hạn, tỷ trọng các khoản vay trung hạn lại có xu hướng giảm, tỷ trọng trung bình đạt khoảng 21%. Cơ cấu của khoản vay dài hạn trong giai đoạn này biến động không đáng kể giữa năm 2017 và 2018, và có xu hướng giảm trong năm 2019.

Nguyên nhân có thể là do trong giai đoạn 2017 - 2019, nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay phát triển, đặc biệt là khi thu nhập tăng,

nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng cộng thêm sự đa dạng, những ưu đãi về cho vay đã

khuyến khích các KHCN tham gia vay vốn, chủ yếu với mục đích đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân. Ngoài ra, nền kinh tế phát triển cũng khuyến khích cá nhân, hộ kinh doanh vay vốn để kinh doanh. Nhờ môi trường vĩ mô thuận lợi, chi nhánh vận dụng linh hoạt chính sách sách tín dụng mà tăng trưởng tín dụng luôn được giữ ở mức cao và tương đối ổn định, tỷ trọng vay đối với khách hàng cá nhân càng cao và chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên đến năm 2019, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm, Sacombank cần sớm đưa ra giải pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng.

Tỷ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống Sacombank nói chung và của Sacombank chi nhánh Thăng Long nói riêng đều giảm. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng là 4,26%, nhờ việc thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt giải pháp tái cơ cấu danh mục cho vay, kiểm soát chặt chẽ, sát sao và hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực mà có nhiều rủi ro, đồng thời tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng mà tỷ lệ nợ xấu năm 2019

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khóa luận tốt nghiệp 075 (Trang 36 - 49)