Đề tài: “Chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng
của khách hàng đối với lĩnh vực ngân hàng của Pakistan” của Naeem (2009) đã kết luận
rằng chất lượng dịch vụ được nâng cao là một nhân tố chính để đo lường sự hài lòng của
khách hàng thông qua việc sử dụng mô hình SERVQUAL và phần mềm thống kê SPSS 14.0 để phân tích dữ liệu thu được từ khảo sát với 200 khách hàng sử dụng dịch vụ của các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài.
Đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng ở Ản Độ” được Kumbha V.M thực hiện vào năm 2011. Tác giả đã phân tích 12 nhân tố bao gồm: Giá trị nhận thức, Nhận thức về thương hiệu, Hiệu quả chi phí, Tính dễ sử dụng, Tiện lợi, Xử lý sự cố, Bảo mật, Cơ sở vật chất, Hệ thống sẵn có, Sự đáp ứng, Hiệu quả và Bồi thường. Thông qua điều tra bảng hỏi 200
khách hàng, cùng với việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS 19.0, tác giả đã đưa ra kết
luận rằng các yếu tố: Giá trị nhận thức, Nhận thức về thương hiệu, Hiệu quả chi phí, Tính dễ sử dụng, Tiện lợi, Xử lý sự cố, Bảo mật và Sự đáp ứng là những yếu tố quan
trọng tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Các yếu tố còn lại là Cơ sở vật chất, Hệ thống sẵn có, Hiệu quả và Bồi thường là những nhân tố tương đối ít quan trọng.
MS Shanka (2012) với đề tài: “Chất lượng dịch vụ ngân hàng, sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng tại Ethiopia”, sử dụng mô hình SERVPERF và khảo sát 260 khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ cao sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ đồng thời lòng trung thành của khách hàng cũng tăng lên.
Vào năm 2013, tác giả Rangsan.Nochai và Titida.Nochai đã triển khai nghiên cứu đề tài: “The Impact of Internet Banking Service on Customer Satisfaction in ThaiLand: A case study in Bangkok”. Nghiên cứu tập trung khai thác khách hàng từ 3 ngân hàng lớn tại Bangkok là ngân hàng Bangkok, ngân hàng Kasikorn và ngân hàng Siam. Sử dụng mô hình SERVQUAL và thu thập 450 mẫu từ các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của 3 ngân hàng này, tác giả chỉ ra rằng có 6 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng bao gồm: độ tin cậy, hiệu quả giao dịch, hỗ trợ khách hàng, tính dễ sử dụng và hiệu suất.
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhóm tác giả Jayshree Chavan và Faizan Ahmad (2013) đã sử dụng mô hình SERVQUAL cùng với thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các nhân tố bao gồm: Sự hữu hình, Sự tin cậy, Độ chính xác, Sự thuận tiện, Khả năng đáp ứng, Sự nhanh chóng và Hỗ trợ cá nhân. Kết quả nghiên cứu dựa trên bảng khảo sát của 600 khách hàng đã cho thấy sự hữu hình là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ hài lòng của khách hàng, ngược lại hỗ trợ cá nhân là nhân tố ảnh hưởng ít nhất.
Với đề tài: “Identify and Rank the factors affecting customer satisfaction of E- banking services using mixed method”, Nasrin, Akram, Mohammad và Babak (2014) đã áp dụng mô hình SERVQUAL và tiến hành khảo sát 380 khách hàng sử dụng dịch vụ E-banking tại ngân hàng ở Iran. Nghiên cứu tập trung vào 5 nhân tố là: hiệu quả, tiện lợi, bảo mật, hình ảnh và trang web ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố này đều tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng, trong đó yếu tố hiệu quả có ảnh hưởng lớn nhất.