NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỆ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 31 - 36)

THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM.

2.1.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2016.I Về tăng trưởng kinh tế: I Về tăng trưởng kinh tế:

Theo đó tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 -2016 bình quân đạt 6.07%, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2012 vào khoảng 7.01%. Tuy nhiên đây là tốc độ tăng sau giai đoạn phục hồi kinh tế, trong những năm có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013 - 2016

Nguồn: sbv.gov.vn

Trong năm 2017, Chính Phủ đặt ra chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 sẽ tăng khoảng 6,7% so với năm 2016. Cụ thể: (i)Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 phấn đấu tăng 6-7%;(ii)Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%;(iii)Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%;(iv)Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2017 vào khoảng 31,5% GDP; (v)Tỷ lệ khu công nghiệp,

khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 87%.

-I- về lạm phát:

Giai đoạn 2013-2016 đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức thấp trong hơn 10 năm qua. Lạm phát ổn định, kinh tế vĩ mô được giữ vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc là những yếu tố cơ bản được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

-I- về ngân sách:

NSNN dồi dào cũng là một trong những biện pháp có thể giúp Chính phủ giúp đỡ hệ thống NHTM giải quyết nợ xấu, tuy nhiên theo thống kê của NHNN thì chưa bao giờ NSNN của Chính phủ không bội chi, chính vì vậy nguồn vốn mà VAMC dùng để xử lý nợ xấu dường như chỉ là con số rất nhỏ so với tổng nợ xấu mà nó phải mua bởi vốn mà VAMC chắc chắn cũng từ “hầu bao” của Chính phủ mà ra, với sự hạn hẹp của NSNN thì sự hỗ trợ của Chính phủ từ tiền mặt chắc hẳn không khả thi.

Kết luận: Nhìn chung kinh tế giai đoạn 2013-2016 có nhiều chuyển biến tích cự sau khủng hoảng, tuy GDP năm 2016 có giảm so với dự toán nhưng hứa hẹn một 2017 với nhiều chuyển biến và để đạt được điều đó chúng ta cần đẩy mạnh và làm “sạch” hoạt động của hệ thống Ngân hàng trong những năm tới.

2.1.2 Tổng quan tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM.

Tính đến ngày 30/04/2017 Việt Nam có 4 NHTM Nhà nước, 2 NH chính sách, 31 NHTM cổ phần, 2 NH liên doanh và 61 NH có vốn 100% nước ngoài ....cùng với đó là việc thành lập và hoạt động của hàng loạt công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng từ trung ương tới địa phương. Đi cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, NHTM Việt Nam và định chế phi ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn đối với những thành tựu về kinh tế - xã hội nước ta những năm qua. Trong đó nghiệp vụ tín dụng luôn là hoạt động được các NHTM quan tâm bởi không chỉ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu mà còn rủi ro mà các nhà kinh doanh tiền tệ phải đối mặt khi đánh đổi với lợi nhuận.

Tăng trưởng tín dụng: Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là tăng trưởng tín dụng “nóng”, theo thống kê từ năm 2013-2016, sau cơn “bão đen” nợ xấu từ

HOÀNG THỊ XINH 2

3

các nhà băng tốc độ tăng tín dụng ở mức vừa phải không quá nhiều như giai đoạn 2008-2012 và tăng chậm , có kiểm soát.

Biểu đồ 2: Mức tăng trưởng vốn huy động và tín dụng giai đoạn 2013-2016

Mức độ tăng trưởng tín dụng tính cả năm 2016 là 18,39%, đạt được mục tiêu mà NHNN đặt ra từ đầu năm. Trong khi năm 2013 chia sẻ với đầu tư chứng khoán TS. Lê Xuân Nghĩa (nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI)) cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2013 trên mức 12%, nhưng nếu trừ đi lạm phát, trừ đi lãi nhập vào gốc, trừ đi những khoản tăng “giả tạo” bởi ngân hàng A cho ngân hàng B vay, thì tăng trưởng ròng của tín dụng còn rất thấp, NHNN công bố tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2013 đạt 12,51%, vượt chỉ tiêu đề ra, trong khi thực tế đến hết tháng 10/2013, tín dụng của toàn hệ thống mới đạt mức tăng 7,18%. Điều đó đã phản ánh sự sai lệch, tính chân thật của thông tin về tổng dư nợ vốn khiến việc thẩm định đo lường rủi ro trở lên phức tạp và khó khăn hơn.

Cơ cấu tín dụng cũng có nhiều biến đổi cụ thể trong giai đoạn cuối năm 2013 - 2016, tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, cuối năm 2016 ước tăng 39% so với cuối năm 2015, chiếm 11,4% tổng tín dụng (năm 2015 là 9,8%). Trong đó, gần 50% tín dụng tiêu dùng tập trung vào cho vay sửa chữa nhà, mua nhà để ở. Cơ cấu theo kỳ hạn được duy trì ổn định kể từ tháng 12/2014 đến năm 2016 với tín dụng ngắn hạn chiếm 45%/tổng tín dụng, tín dụng trung và dài hạn chiếm tiếp tục ở mức cao hơn với 55%, bởi hầu hết tín trung dài hạn đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng song rủi ro tiềm ẩn cũng khá cao. Tín dụng VND vẫn chiếm chủ yếu trong cho vay hơn 90% bởi sự

mất giá NDT, giảm lãi suất của FED, kết hợp với chính sách “thu hẹp” đô la hóa của Chính phủ.

Hình ảnh 1: Cơ cấu tăng trưởng tín dụng theo ngành nghề năm 2016

Nguồn: sbv.gov.vn

Về năm mới 2017, đại diện NHNN cho rằng, đây là sẽ năm đầy thách thức đối với thị trường tài chính Việt Nam khi diễn biến trên thế giới có nhiều biến đổi khó lường. Do vậy, NHNN đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hơn khoảng 18%, tiếp tục giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.

Trong giai đoạn 2013 -2016, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm và dần ổn định cụ thể: Từ tháng 9/2011 đên tháng 6/2013 NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền gửi VNĐ. Chỉ trong năm 2014, NHNN đã 2 lần có quyết định cắt giảm trần lãi suất huy động, lần thứ nhất diễn ra vào ngày 18/3 cho kỳ hạn dưới 6 tháng được giảm từ 7% - 6%/năm, lần thứ 2 diễn ra vào ngày 29/10 khi trần lãi suất huy động lại được điều chỉnh một lần nữa, từ mức 6% -5,5%/năm, cùng với đó mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm mạnh, đặc biệt mức lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 7%/ năm. Năm 2015 lãi suất vẫn giảm mạnh trong đó lãi huy động giảm 0,2-0,5%/năm ở mức tương đối thấp nhưng lòng tin vào VND được củng cố. Lãi suất cho vay cũng giảm 0,3-0,5%/năm so với cuối năm trước, đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với cuối năm 2011. Cuối năm 2015, mặt bằng lãi suất cho

HOÀNG THỊ XINH 2

5

vay đang ở mức 6-9% (ngắn hạn), 9-11% (dài hạn), và năm 2016, lãi suất cho vay và huy động hầu như không có nhiều biến động lớn vẫn ổn định như mức cuối năm 2015.

So sánh với các nước trong khu vực, lãi suất huy động và cho vay của Việt Nam vẫn cao, vì chúng ta vừa phải điều hành chính sách tiền tệ, nhưng hệ thống ngân hàng đang tái cơ cấu, các TCTD phải sử dụng phần lớn lợi nhuận để xử lý nợ xấu, nên khả năng tiếp tục giảm lãi suất sẽ khó khăn. Ngoài ra, trái phiếu Chính phủ với lãi suất cao cũng gây áp lực cho mặt bằng lãi suất. Hệ thống ngân hàng luôn muốn giảm lãi suất, nhưng giảm ở liều lượng thế nào để là vừa cân đối kinh tế vĩ mô, lại an toàn hệ thống, hợp với sức chịu đựng của các tổ chức tín dụng.

Khả năng sinh lời:

Biểu đồ 3: Chỉ số sinh lời của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2013-2016. 5.8 5.Ò 5.4 5.2 5 1.8 4.6

4.4 Năm 2013í l.iNăm 2014 Năm 2015

ROE 5.18 5.49 -1.95 ROA 0.49 0.51 0.44 ROE -O-ROA Năm 2016 5.66 0.45 0.52 0.5 0.48 0.46 0.44 0.42 0.4 Nguồn: sbv.gov. vn

Năm 2013, lợi nhuận hầu hết các ngân hàng đều sụt giảm, nguyên nhân lý giải như: lãi suất ngân hàng giảm mạnh, chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào chỉ còn 1,5- 1,7% mà theo thông lệ chênh lệch này phải từ 3-3,5% mới đảm bảo bù đắp chi phí cho ngân hàng; tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm, tâm lý e ngại nợ xấu cộng với việc các khách hàng không đủ diều kiện vay càng làm cho dòng vốn khó lưu thông. Năm 2014 trở đi, lợi nhuận ngân hàng bắt đầu tăng trở lại và có dấu hiệu khả quan hơn mặc dù mức tăng vẫn chưa đáng kể, trong năm 2015, các NHTM phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, mặt khác NHNN chỉ đạo các NHTM phải kiên quyết xử lý nợ xấu nhằm đưa nợ xấu về dưới 3%. Do vậy các NHTM tự trích lập dự phòng để tạo nguồn xử lý nợ xấu. Năm 2016 đánh dấu sự khởi sắc hơn về chỉ số sinh lời khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, nhưng liệu nợ xấu có giảm đi trong năm

2016 -2020 không lại là một câu hỏi với các NHTM khi mà các khoản bán nợ cho VAMC bắt đầu không khả thi.

2.2 THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI HT NHTM VIỆT NAM NĂM 2013- 2016.2.2.1 Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w