TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 25 - 29)

thiện của các NHTM.

Chính sách tín dụng: Đây là nhân tố không chỉ tạo nên nợ xấu mà còn là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xử lý nợ xấu, việc xử lý các khoản nợ xấu với từng ngành nghề là khác nhau, đôi khi việc định hướng chính sách cho vay đã ảnh hưởng tới việc xử lý khoản nợ: một khoản nợ đến từ khách hàng làm nông nghiệp và thương mại, dịch vụ là hoàn toàn khác nhau trong cách thức xử lý; thu hồi. Chính vì vậy đôi khi chính sách tín dụng ảnh hưởng gián tiếp tới bước xử lý nợ khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Việc thực thi chính sách mà NHNN ban hành: Đối với mỗi ngân hàng đều có chính sách, quy trình xử lý nợ xấu là khác nhau. Ngay cả khi việc áp dụng và vận hành mỗi quyết định của NHNN và Chính phủ vào công tác xử lý nợ xấu cũng không giống nhau, ví dụ: chính sách bán nợ cho VAMC, có nhiều ngân hàng có thể bán nhiều hơn số nợ họ được bán nhưng họ chọn cách chủ động xử lý, cũng có ngân hàng báo tỷ lệ nợ dưới 3% nhưng thực tế họ vẫn bán nợ cho VAMC với con số cao ngất ngưởng.

1.2.3.2 Nhân tố từ phía Chính phủ.

Hệ thống văn bản pháp luật trong công tác xử lý nợ xấu chưa thống nhất: Pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập; Thiếu nguồn lực và cơ chế đặc thù cho VAMC hoạt động. Do đó đòi hỏi cần phải tiếp tục và sớm có giải pháp xử lý quyết liệt trong thời gian tới không để tác động xấu đến an toàn hệ thống và bảo đảm tính khả thi của việc xử lý TCTD yếu kém.

1.3 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢXẤU.XẤU. XẤU.

1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu.

Có khá nhiều bài nghiên cứu quốc tế và trong nước liên quan tới việc xử lý nợ xấu, đáng chú ý là các nhiên cứu sau:

Janet Mitchell, 2000 đã phản ánh nợ xấu là một trong những nhân tố làm báo cáo tài chính của các ngân hàng xấu đi, chính vì vậy luôn có sự khác biệt giữa báo cáo của các ngân hàng và kết quả kiểm toán của các cơ quan kiểm toán. Che giấu thông tin về nợ xấu và rủi ro đạo đức làm cho vấn đề càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Các

nhà phân tích đã xác định hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự tự nguyện công khai các khoản nợ xấu của ngân hàng: tái cho vay; cùng sự ứng sử của các ngân hàng. Bài viết áp dụng những phân tích sự cân bằng giữa ba chính sách: chính sách tự do kinh tế; chuyển nợ cho công ty quản tài sản và xóa bỏ nợ kế thừa từ chế độ cũ.

Daniela Klingebiel, 2000 đã nói đến vai trò của mô hình công ty quản lý tài sản AMC - Công ty quản lý tài sản không chỉ tập hợp nợ xấu của hệ thống tài chính, có 2 loại mô hình: một là thành lập để xúc tiến việc tái cấu trúc lại các TCTC; hai là chuyên xử lý, chuyển nhượng các tài sản. Với loại hình thứ nhất thì Daniela Klingebiel cho thấy chỉ duy nhất một công ty quản lý tài sản của Thụy điển, họ quản lý rất tốt danh mục đầu tư của mình sự thành công đến từ phần lớn tài sản của họ là bất động sản, vì vậy sẽ dễ dàng tái cấu trúc hơn so với các doanh nghiệp sản xuất - rất khó để tái cấu trúc. Với vai trò thứ hai thì nhiều hơn, trong đó phải kể đến AMC của Tây Ban Nha và Anh, họ đã vạch ra rất chi tiết, tỉ mỉ kế hoạch để xử lý những khoản nợ mất khả năng thanh toán và không còn tồn tại các công ty, tập đoàn tài chính bán sản phẩm của họ. Tác giả đã chỉ ra để đạt được những thành tựu trên cần hội tụ rất nhiều yếu tố như: tài sản dễ có khả năng chuyển đổi, tài sản thật và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ, có sự độc lập với chính trị, cơ chế, luật pháp tịch thu tài sản, có nguồn tài chính đầy đủ, nguồn thông tin minh bạch, sự rõ ràng trong cơ chế hoạt động và quá trình xử lý. Bên cạnh đó AMC của Mexico và Philippines lại thất bại ngay từ khi bắt đầu, chính phủ giao cho họ xử lý những khoản nợ có liên quan tới chính phủ và có sự gian lận trong việc xử lý. Rất khó để thành công cho một công ty tài sản thuộc Chính phủ chịu được sức ép chính trị và hoàn toàn thiếu sự độc lập trong quá trình hoạt động và sử lý tài sản.

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu.

Bàn về hướng xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, tác giả ThS. Đào Thị Hồ Hương, năm 2013.

Nợ xấu làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam, do vậy xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Những biện pháp tháp gỡ, cơ chế xử lý nợ và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, những vấn đề như nguồn tài chính xử lý nợ, cách thức giải cứu của Chính phủ, có nên tìm một định chế mới để tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu cũng được

đề cập tới. Thực tế, những bất cập trong phân loại nợ, vấn đề chuyển nợ, vấn đề đạo đức nghề nghiệp làm nảy sinh nợ xấu tại các ngân hàng khiến nợ xấu có mức cao như hiện nay.

Mô hình AMC đề xuất trong việc giải quyết các khoản nợ xấu cho Việt Nam, tác giả: Đào Thanh Bình và Đỗ Vân Anh - trưởng khoa tài chính và du lịch, đại học Hà Nội, năm 2014.

Bài nghiên cứu tập trung phân tích nợ xấu và các phương pháp được áp dụng để xử lý nợ xấu, có lẽ mô hình công ty quản lý tài sản AMC là lựa chọn phù hợp nhất cho Việt Nam. Trong đó bài tập trung nghiên cứu những lý thuyết cơ bản và kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc để áp dụng Mô hình AMC xử lý nợ xấu cho Việt Nam. Những đề xuất lý thuyết và thực tiễn bên cạnh như giải pháp chứng khoán, AMC tập trung vào những giải pháp phù hợp hơn với bối cảnh của Việt Nam. Hơn thế nữa, để đạt được sứ mệnh của mình, rất cần thiết phải nâng cao năng lực cho công ty, thành lập thị trường mua bán nợ bằng các thủ tục định giá tài sản chính xác rõ rang và khung pháp lý mạnh mẽ.

1.3.3 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một của một số nước trên thế giới.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc.

Nợ xấu bùng nổ ở Hàn Quốc là vốn dựa vào mở rộng thị trường và vay mượn, nên khi dòng vốn bị các nhà đầu tư nước ngoài rút ra đột ngột trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng tiền tệ tại quốc gia này. Cuối tháng 3/1998, tổng nợ xấu của các TCTC lên tới 118 nghìn tỉ Won (18% tổng dư nợ), chiếm tới 27% GDP. Một con số khiến Chính phủ Hàn Quốc buộc phải đưa ra đề án xử lý nợ xấu. Cũng giống như nhiều nước ở Đông Nam Á, Chính phủ đưa ra 2 phương pháp xử lý nợ xấu đó là: (i) Buộc các tổ chức tín dụng phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu các khách hàng trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp; (ii) Thành lập Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation- KAMCO) mua lại một nửa các khoản nợ xấu. Điểm mới trong việc xử lý nợ xấu của KAMCO phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua hoặc bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế cạnh tranh, thành công hơn là việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào xử lý nợ xấu thông qua mua các trái phiếu được bảo đảm bằng

các khoản nợ xấu cũng như mua các khoản nợ xấu thông qua đấu giá. Điều này đã khuyến khích các NĐT trong nước đầu tư vào các chứng khoán cũng như các khoản nợ xấu này.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Trung Quốc chính là việc các NHTM nước này cho vay không hiệu quả từ chính các khoản tín dụng mà nhà nước chỉ đinh, làm thất thoát nguồn vốn, chính vì quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải cách các NHTM. Cũng giống như Hàn Quốc, Thái Lan hay bất cứ nước nào ở Châu Á, các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4 AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000 và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm. Giai đoạn đầu khá giống với Việt Nam, Trung Quốc cơ cấu lại hệ thống NHTM, xử lý, xóa sổ các NHTM yếu kém. Bước hai đẩy mạnh giảm tỷ lệ nợ xấu trên hệ thống, điểm mới mà chính sách xử lý nợ xấu NHTM Trung Quốc cho ta nhìn thấy đó là nguồn vốn dồi dào của Chính Phủ khi hệ thống nước này gặp rủi ro, một sự cứu cánh kịp thời: vốn từ Bộ Tài chính, khoản vay đặc biệt từ NHTW Trung Quốc, phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Bộ Tài chính, và vay thương mại từ các định chế tài chính khác mà Chính phủ rót vào AMC để xử lý nợ xấu, bên cạnh đó với thị trường chứng khoán phái sinh phát triển, chứng khoán hóa cũng là một biện pháp phát huy khá hiệu quả ở Trung Quốc để xử lý nợ xấu.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hugary

Nợ xấu ở Hugary cũng đến từ cấu trúc ngân hàng chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Quá trình xử lý nợ xấu tại Hungary bao gồm 3 quá trình nối tiếp nhau: Làm sạch danh mục vốn đầu tư của các ngân hàng; xóa nợ cho các DNNN quan trọng và tái cấp vốn cho các ngân hàng. Trong đó việc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu đã mang lại hiệu quả rõ rệt hơn cả Hàn Quốc, AMC của Hungary có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp

không có khả năng trả nợ. Đối với các khoản nợ xấu còn lại, các ngân hàng tự giải quyết theo hợp đồng với Bộ Tài chính, và hạn chế các khoản cho vay mới. Để khuyến khích các ngân hàng tự xử lý vấn đề nợ xấu Chính phủ Hungary cấp cho các ngân hàng 2% phí xử lý nợ xấu. Những khoản nợ xấu không thể giải quyết và không thể bán

HOÀNG THỊ XINH 1

9

cuối cùng lại chuyển giao cho HDB và trong hầu hết trường hợp, HDB đã phải xóa nợ các khoản nợ xấu này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w