BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 29 - 31)

NAM.

Việc vận dụng các kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ các quốc gia cũng phải tính toán đến điều kiện cụ thể của Việt Nam như điều kiện kinh tế vĩ mô, ngân sách, bản thân các ngân hàng và nguyên nhân hình thành nên các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, dù áp dụng phương thức nào thì trước hết vẫn cần đánh giá toàn diện về khả năng thực hiện các biện pháp.

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý: trong đó đặc biệt chú ý đến việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản -VAMC, thị trường mua bán nợ, và việc tiếp cận nguồn TSBĐ để xử lý nợ của VAMC. Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường mua bán nợ.

Thứ hai, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu. Khi thành lập các tổ chức mua bán nợ, các khoản nợ xấu sẽ được phân loại và được các công ty quản lý tài sản hoặc các tổ chức tương tự mua lại. Động thái này một mặt tạo vốn cho các NHTM để hoạt động trong thời gian tạo cơ hội cho nền kinh tế tái hoạt động. Để bổ trợ cho giải pháp này, các công ty nợ xấu còn giúp những NHTM yếu kém giải quyết các vấn đề thanh khoản tạm thời nhằm tạo động lực cho việc tái cấu trúc hệ thống.

Thứ ba, phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng, nhất là khi Việt Nam đang trên đà hội nhập mở cửa nền kinh tế trong việc gia nhập rất nhiều các hiệp định song phương và đa phương. Với giải pháp này, kênh huy động vốn sẽ trở nên vô cùng hữu hiệu trong thời điểm ngân sách cạn kiệt để chi cho việc giải quyết nợ xấu cũng như nguồn lực nội tại của các ngân hàng gặp khó khăn

Tóm lại, để áp dụng kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới, trước hết kinh tế Việt Nam cần vững mạnh cùng với thị trường tài chính phát triển, các thông tin được minh bạch hóa, sau đó có thể áp dụng các biện pháp cụ thể như việc chứng khoán hóa các khoản vay. Ngoài ra cần chú ý đến việc bổ sung vốn cho hệ thống, tăng cường thu hút đầu tư vào thị trường tài chính, cân đối về thu chi ngân sách

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày tổng quan những lý luận cơ bản nhất về nợ xấu, bao gồm khái niệm, nguyên nhân hình thành , tác động của nợ xấu và các phương pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Việc xác định được các nguyên nhân hình thành nên nợ xấu cùng với việc học tập, rút kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới, áp dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, công tác xử lý nợ xấu đang có nhiều hướng đi mới và có nhiều triển vọng. Trên cơ sở các vấn đề lý luận cơ bản, chương 2 sẽ đi sâu vào thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của Việt Nam.

HOÀNG THỊ XINH 2

1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2016

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w