Tổng quan tình hình hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 32)

Tính đến ngày 30/04/2017 Việt Nam có 4 NHTM Nhà nước, 2 NH chính sách, 31 NHTM cổ phần, 2 NH liên doanh và 61 NH có vốn 100% nước ngoài ....cùng với đó là việc thành lập và hoạt động của hàng loạt công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng từ trung ương tới địa phương. Đi cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, NHTM Việt Nam và định chế phi ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn đối với những thành tựu về kinh tế - xã hội nước ta những năm qua. Trong đó nghiệp vụ tín dụng luôn là hoạt động được các NHTM quan tâm bởi không chỉ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu mà còn rủi ro mà các nhà kinh doanh tiền tệ phải đối mặt khi đánh đổi với lợi nhuận.

Tăng trưởng tín dụng: Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là tăng trưởng tín dụng “nóng”, theo thống kê từ năm 2013-2016, sau cơn “bão đen” nợ xấu từ

HOÀNG THỊ XINH 2

3

các nhà băng tốc độ tăng tín dụng ở mức vừa phải không quá nhiều như giai đoạn 2008-2012 và tăng chậm , có kiểm soát.

Biểu đồ 2: Mức tăng trưởng vốn huy động và tín dụng giai đoạn 2013-2016

Mức độ tăng trưởng tín dụng tính cả năm 2016 là 18,39%, đạt được mục tiêu mà NHNN đặt ra từ đầu năm. Trong khi năm 2013 chia sẻ với đầu tư chứng khoán TS. Lê Xuân Nghĩa (nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI)) cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2013 trên mức 12%, nhưng nếu trừ đi lạm phát, trừ đi lãi nhập vào gốc, trừ đi những khoản tăng “giả tạo” bởi ngân hàng A cho ngân hàng B vay, thì tăng trưởng ròng của tín dụng còn rất thấp, NHNN công bố tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2013 đạt 12,51%, vượt chỉ tiêu đề ra, trong khi thực tế đến hết tháng 10/2013, tín dụng của toàn hệ thống mới đạt mức tăng 7,18%. Điều đó đã phản ánh sự sai lệch, tính chân thật của thông tin về tổng dư nợ vốn khiến việc thẩm định đo lường rủi ro trở lên phức tạp và khó khăn hơn.

Cơ cấu tín dụng cũng có nhiều biến đổi cụ thể trong giai đoạn cuối năm 2013 - 2016, tín dụng tiêu dùng tăng mạnh, cuối năm 2016 ước tăng 39% so với cuối năm 2015, chiếm 11,4% tổng tín dụng (năm 2015 là 9,8%). Trong đó, gần 50% tín dụng tiêu dùng tập trung vào cho vay sửa chữa nhà, mua nhà để ở. Cơ cấu theo kỳ hạn được duy trì ổn định kể từ tháng 12/2014 đến năm 2016 với tín dụng ngắn hạn chiếm 45%/tổng tín dụng, tín dụng trung và dài hạn chiếm tiếp tục ở mức cao hơn với 55%, bởi hầu hết tín trung dài hạn đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng song rủi ro tiềm ẩn cũng khá cao. Tín dụng VND vẫn chiếm chủ yếu trong cho vay hơn 90% bởi sự

mất giá NDT, giảm lãi suất của FED, kết hợp với chính sách “thu hẹp” đô la hóa của Chính phủ.

Hình ảnh 1: Cơ cấu tăng trưởng tín dụng theo ngành nghề năm 2016

Nguồn: sbv.gov.vn

Về năm mới 2017, đại diện NHNN cho rằng, đây là sẽ năm đầy thách thức đối với thị trường tài chính Việt Nam khi diễn biến trên thế giới có nhiều biến đổi khó lường. Do vậy, NHNN đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hơn khoảng 18%, tiếp tục giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay.

Trong giai đoạn 2013 -2016, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm và dần ổn định cụ thể: Từ tháng 9/2011 đên tháng 6/2013 NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền gửi VNĐ. Chỉ trong năm 2014, NHNN đã 2 lần có quyết định cắt giảm trần lãi suất huy động, lần thứ nhất diễn ra vào ngày 18/3 cho kỳ hạn dưới 6 tháng được giảm từ 7% - 6%/năm, lần thứ 2 diễn ra vào ngày 29/10 khi trần lãi suất huy động lại được điều chỉnh một lần nữa, từ mức 6% -5,5%/năm, cùng với đó mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm mạnh, đặc biệt mức lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 7%/ năm. Năm 2015 lãi suất vẫn giảm mạnh trong đó lãi huy động giảm 0,2-0,5%/năm ở mức tương đối thấp nhưng lòng tin vào VND được củng cố. Lãi suất cho vay cũng giảm 0,3-0,5%/năm so với cuối năm trước, đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với cuối năm 2011. Cuối năm 2015, mặt bằng lãi suất cho

HOÀNG THỊ XINH 2

5

vay đang ở mức 6-9% (ngắn hạn), 9-11% (dài hạn), và năm 2016, lãi suất cho vay và huy động hầu như không có nhiều biến động lớn vẫn ổn định như mức cuối năm 2015.

So sánh với các nước trong khu vực, lãi suất huy động và cho vay của Việt Nam vẫn cao, vì chúng ta vừa phải điều hành chính sách tiền tệ, nhưng hệ thống ngân hàng đang tái cơ cấu, các TCTD phải sử dụng phần lớn lợi nhuận để xử lý nợ xấu, nên khả năng tiếp tục giảm lãi suất sẽ khó khăn. Ngoài ra, trái phiếu Chính phủ với lãi suất cao cũng gây áp lực cho mặt bằng lãi suất. Hệ thống ngân hàng luôn muốn giảm lãi suất, nhưng giảm ở liều lượng thế nào để là vừa cân đối kinh tế vĩ mô, lại an toàn hệ thống, hợp với sức chịu đựng của các tổ chức tín dụng.

Khả năng sinh lời:

Biểu đồ 3: Chỉ số sinh lời của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2013-2016. 5.8 5.Ò 5.4 5.2 5 1.8 4.6

4.4 Năm 2013í l.iNăm 2014 Năm 2015

ROE 5.18 5.49 -1.95 ROA 0.49 0.51 0.44 ROE -O-ROA Năm 2016 5.66 0.45 0.52 0.5 0.48 0.46 0.44 0.42 0.4 Nguồn: sbv.gov. vn

Năm 2013, lợi nhuận hầu hết các ngân hàng đều sụt giảm, nguyên nhân lý giải như: lãi suất ngân hàng giảm mạnh, chênh lệch lãi suất đầu ra-đầu vào chỉ còn 1,5- 1,7% mà theo thông lệ chênh lệch này phải từ 3-3,5% mới đảm bảo bù đắp chi phí cho ngân hàng; tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm, tâm lý e ngại nợ xấu cộng với việc các khách hàng không đủ diều kiện vay càng làm cho dòng vốn khó lưu thông. Năm 2014 trở đi, lợi nhuận ngân hàng bắt đầu tăng trở lại và có dấu hiệu khả quan hơn mặc dù mức tăng vẫn chưa đáng kể, trong năm 2015, các NHTM phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, mặt khác NHNN chỉ đạo các NHTM phải kiên quyết xử lý nợ xấu nhằm đưa nợ xấu về dưới 3%. Do vậy các NHTM tự trích lập dự phòng để tạo nguồn xử lý nợ xấu. Năm 2016 đánh dấu sự khởi sắc hơn về chỉ số sinh lời khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, nhưng liệu nợ xấu có giảm đi trong năm

2016 -2020 không lại là một câu hỏi với các NHTM khi mà các khoản bán nợ cho VAMC bắt đầu không khả thi.

2.2 THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI HT NHTM VIỆT NAM NĂM 2013- 2016.2.2.1 Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu. 2.2.1 Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu.

Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa tổng dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2013-2016

Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4, 67% vào tháng

4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN cập nhật thì tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013.Và cuối tháng 12/2013, con số trên giảm còn 3,61%. Những năm sau đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm mạnh nhất là sau khi tổ chức mua bán nợ VAMC ra đời đã đưa tỷ lệ nợ xấu từ hơn 3% về 2, 8% tính đến cuối tháng 12/2016.

Thực tế theo đánh giá từ các chuyên gia nước ngoài tỷ lệ nợ xấu của các NH Việt Nam chưa bao giờ dưới 3%. Theo thống kê mới nhất tính đến quý I/2017, bức tranh nợ xấu đã có những chuyển biến khác biệt, có khoảng 10 ngân hàng tính đến 31/3/2017 cho thấy tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên so với cuối năm 2016.

HOÀNG THỊ XINH 2

7

Hình ảnh 2: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thời điểm ngày 31/3/2017.

Nguồn: cafef.vn

Thống kê cũng cho thấy có khoảng 4/6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm trong quý I/2017 là Sacombank, VIB, Vietcombank và Kienlongbank, tuy giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn trên ngưỡng cho phép khi ở mức 4,89% và cao nhất trong danh sách thống kê. Tổng nợ xấu của ngân hàng này tính đến hết tháng 3/2017 cao kỷ lục với hơn 10.083 tỷ đồng, đó là chưa kể đến 37.760 tỷ đồng nợ xấu bán cho VAMC, như vậy tổng nợ xấu của Sacombank gồm nợ bán cho VAMC ước tính khoảng 47.843 tỷ đồng. BIDV là “ông lớn” duy nhất nằm trong top 3 có tỷ lệ nợ xấu cao với 2,14%, tăng đáng kể so với con số 1,99% vào cuối 2016. Tổng nợ xấu của ngân hàng này trong 3 tháng đầu năm 2017 đã tăng thêm 13%, lên mức 16.250 tỷ đồng. Đây có thể được xem là ngân hàng thương mại cổ phần có tổng nợ xấu cao nhất, đối với Vietcombank, tỷ lệ nợ xấu tính đến hết quý I/2017 thấp nhất trong ba “ông lớn” với 1,48%, giảm so với con số 1,51% vào cuối 2016, tổng nợ xấu là 7.377 tỷ đồng, tăng hơn 6%. Kienlongbank và BacABank là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1%, lần lượt là 0,96% và 0,82%.

2.2.2 Cơ cấu nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2013-2016: Biểu đồ 5: Cơ cấu nhóm nợ xấu giai đoạn 2013-2016

ĐƠN VỊ: %

■ Nhóm 3 ■ Nhóm 4 BNhom 5

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN giai đoạn 2013 -2016

Theo đó trong cơ cấu nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) luôn chiếm hơn 50% trong tổng nợ xấu, nguyên nhân là từ đầu năm 2013 khi chính phủ ban hành TT- 02/NHNN để cơ cấu đánh giá lại nợ xấu khiến các khoản nợ đang được xếp hạng tốt bị nhảy nhóm xuống thành nợ xấu. Sự chặt chẽ trong quy định phân loại nợ xấu phần nào đánh giá đúng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên trong những năm gần đây, nợ nhóm 1,2 có xu hướng gia tăng, còn nợ có khả năng mất vốn giảm nhẹ, điển hình hết quý 1/2017 theo thống kê nợ có khả năng mất vốn giảm nhẹ 0,1 %. Nhìn chung dưới với chính sách đa dạng hóa danh mục tín dụng của từng ngân hàng, thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN thì nợ nhóm 5 có xu hướng giảm dần trong bảng nợ xấu của hệ thống.

Hình ảnh 3: Nợ có khả năng mất vốn tại một số ngân hàng thương mại.

Đơn vị: Tỷ đông

8.COO

■ Quý 1/2013 ■ Quý 1/2017

Nguồn: vietnambiz.vn

Mặc dù Sacombank có tỷ nợ xấu cao ngất ngưởng nhưng điểm tích cực là nợ có khả năng mất vốn của Sacombank giảm khoảng 7%, còn 6.600 tỷ đồng, trong khi ông lớn BIDV tăng 4,5% nợ có khả năng mất vốn, đứng thứ 4 trong danh sách là VIB nợ có khả năng mất vốn giảm gần 13%, còn khoảng 1.167 tỷ đồng.

Ngược lại Techcombank có tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1.58% lên 1.89%. Tổng nợ xấu tăng gần 16%, lên hơn 2.600 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 1.506 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm cuối năm 2016. Một ngân hàng đáng chú ý khác là MBB, tỷ lệ nợ xấu tính đến 31/3/2017 là 1,35%, tăng so với cuối 2016. Cơ cấu nợ xấu cho thấy nợ có khả năng mất vốn tăng vọt gần 40%, lên 854 tỷ đồng. Nợ nhóm 2 cũng tăng lên gấp rưỡi với 730 tỷ đồng; ngược lại thì nợ nhóm 1 giảm hơn một nửa, còn 435 tỷ đồng.

Điều chú ý đó là Vietinbank gia tăng nợ nhóm 1 hơn 70%, lên 3.606 tỷ đồng, trong khi đó, nợ có khả năng mất vốn giảm 9%, còn 3.487 tỷ đồng. Báo cáo tài chính không cho thấy nợ xấu VietinBank “gửi” VAMC là bao nhiêu, tuy nhiên ngân hàng này đang có kế hoạch mua lại nợ từ VAMC trong năm nay. Tính đến cuối tháng 3, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank đã tăng từ 1,02% (cuối 2016) lên 1,13%.

Trong 3 ông lớn thì Vietcombank có tỷ nợ xấu giảm nhưng trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 3% lên 4.369 tỷ đồng. Đáng chú ý là nợ nhóm 2 tăng hơn 40%, lên 1.885 tỷ đồng. Kienlongbank và BacABank là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1%, tổng nợ xấu cũng như nợ có khả năng mất vốn trong kỳ thay đổi không đáng kể, Kienlongbank có khoảng 145 tỷ đồng đồng nợ có khả năng mất vốn, BacABank là 384 tỷ đồng.

2.2.3 Dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ.

Qua khảo sát 2/3 trong số các NHTM của Việt Nam cho thấy đa số các NHTM cổ phần nhỏ thường có dự nợ cho vay trên dự phòng rủi ro khá cao. Điển hình là trong năm 2013, 2014 sau khi được bán nợ cho VAMC thì tỷ lệ trích lập DPRR trên trái phiếu là gánh nặng với của tất cả các nhà băng, nhưng đôi khi tỷ lệ này thấp là do mức trích lập DPRR tăng ít hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Biểu đồ 6: Tỷ lệ DPRR/Dư nợ của một số NHTM giai đoạn 2013 -2016.

■ Năm 2013 BNăm2014 ■ Nắm 20 ’5 .Năm 2016

Nguồn: Tổng hợp từ BCTN các NHTM giai đoạn 2013-2016.

Nếu như nhìn vào bảng thống kê nhiều người sẽ nghĩ như vậy chắc chắn Vietcombank, Tech, MB và SHB là những ngân hàng có chính sách tín dụng không hiệu quả khi mà tỷ lệ trên luôn lớn hơn 1, tuy nhiên nếu không đi cặn kẽ vào trong thì sẽ không biết thực chất số DPRR mà những ngân hàng trên trích không chỉ sử dụng dự phòng cho các khoản tín dụng mới mà còn là để xử lý các khoản tín dụng cũ. Thực tế cho thấy, Vietcombank, Tech, MB là số ít những ngân hàng chủ động xử lý nợ xấu đã phát sinh, nhất là nợ có khả năng mất vốn, thay vì để 5 năm mới xóa khỏi BCTC, thì chính sách xử lý nợ của các bank trên là tự thân vận động. Thực tế số trích lập DPRR

HOÀNG THỊ XINH 3

1

trong năm của họ là ít hơn những ngân hàng có chỉ số DPRR/Dư nợ là thấp, và ngược lại những ngân hàng nằm trong top thấp lại có mức chi phí trong năm khá cao. Một phần bởi mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với huy động và dịch vụ thêm vào đó kết quả kinh doanh tốt khiến các ngân hàng chủ động trích lập DPRR để xử lý nợ đã đẩy chỉ số của các ngân hàng trên cao hơn, điều đó cho thấy hệ số trên chưa phản ánh bản chất hết sự bù đắp cho rủi ro.

2.2.4 Chi phí DPRR trên lợi nhuận ròng

Hình ảnh 4: Chi phí DPRR/lợi nhuận ròng của một số NHTM.

100%

-60%

■ 9 tháng/2015 B9 tháng/2016

Nguồn: cafef.vn

Vietcombank báo lãi trước thuế 6.326 tỷ đồng, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2015. Thành quả này ngoài việc đến từ sự khởi sắc trong kinh doanh, còn có nguyên nhân quan trọng do NH này giảm mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng trong năm, từ mức 50% trong 9 tháng đầu năm 2015 - 42% trong 9 tháng đầu năm 2016.

Bên cạnh đó giảm trích lập DPRR cũng xảy ra với MBBank, ACB và 2 “hiện tượng ngân hàng” là Techcombank và LienVietPostBank, ẩn sau ấy lại là những câu chuyện khác nhau, MBBank ghi nhận mức lợi nhuận thuần 3.916 tỷ đồng, giảm 7,9% so với cùng kỳ 2015. Tuy nhiên, Ngân hàng này bỗng thoát cảnh tăng trưởng lợi nhuận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w