THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI HT NHTM VIỆT NAM NĂM 2013-2016

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 36 - 49)

Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa tổng dư nợ và nợ xấu giai đoạn 2013-2016

Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4, 67% vào tháng

4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN cập nhật thì tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013.Và cuối tháng 12/2013, con số trên giảm còn 3,61%. Những năm sau đó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm mạnh nhất là sau khi tổ chức mua bán nợ VAMC ra đời đã đưa tỷ lệ nợ xấu từ hơn 3% về 2, 8% tính đến cuối tháng 12/2016.

Thực tế theo đánh giá từ các chuyên gia nước ngoài tỷ lệ nợ xấu của các NH Việt Nam chưa bao giờ dưới 3%. Theo thống kê mới nhất tính đến quý I/2017, bức tranh nợ xấu đã có những chuyển biến khác biệt, có khoảng 10 ngân hàng tính đến 31/3/2017 cho thấy tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên so với cuối năm 2016.

HOÀNG THỊ XINH 2

7

Hình ảnh 2: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thời điểm ngày 31/3/2017.

Nguồn: cafef.vn

Thống kê cũng cho thấy có khoảng 4/6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm trong quý I/2017 là Sacombank, VIB, Vietcombank và Kienlongbank, tuy giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn trên ngưỡng cho phép khi ở mức 4,89% và cao nhất trong danh sách thống kê. Tổng nợ xấu của ngân hàng này tính đến hết tháng 3/2017 cao kỷ lục với hơn 10.083 tỷ đồng, đó là chưa kể đến 37.760 tỷ đồng nợ xấu bán cho VAMC, như vậy tổng nợ xấu của Sacombank gồm nợ bán cho VAMC ước tính khoảng 47.843 tỷ đồng. BIDV là “ông lớn” duy nhất nằm trong top 3 có tỷ lệ nợ xấu cao với 2,14%, tăng đáng kể so với con số 1,99% vào cuối 2016. Tổng nợ xấu của ngân hàng này trong 3 tháng đầu năm 2017 đã tăng thêm 13%, lên mức 16.250 tỷ đồng. Đây có thể được xem là ngân hàng thương mại cổ phần có tổng nợ xấu cao nhất, đối với Vietcombank, tỷ lệ nợ xấu tính đến hết quý I/2017 thấp nhất trong ba “ông lớn” với 1,48%, giảm so với con số 1,51% vào cuối 2016, tổng nợ xấu là 7.377 tỷ đồng, tăng hơn 6%. Kienlongbank và BacABank là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1%, lần lượt là 0,96% và 0,82%.

2.2.2 Cơ cấu nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2013-2016: Biểu đồ 5: Cơ cấu nhóm nợ xấu giai đoạn 2013-2016

ĐƠN VỊ: %

■ Nhóm 3 ■ Nhóm 4 BNhom 5

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN giai đoạn 2013 -2016

Theo đó trong cơ cấu nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) luôn chiếm hơn 50% trong tổng nợ xấu, nguyên nhân là từ đầu năm 2013 khi chính phủ ban hành TT- 02/NHNN để cơ cấu đánh giá lại nợ xấu khiến các khoản nợ đang được xếp hạng tốt bị nhảy nhóm xuống thành nợ xấu. Sự chặt chẽ trong quy định phân loại nợ xấu phần nào đánh giá đúng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên trong những năm gần đây, nợ nhóm 1,2 có xu hướng gia tăng, còn nợ có khả năng mất vốn giảm nhẹ, điển hình hết quý 1/2017 theo thống kê nợ có khả năng mất vốn giảm nhẹ 0,1 %. Nhìn chung dưới với chính sách đa dạng hóa danh mục tín dụng của từng ngân hàng, thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN thì nợ nhóm 5 có xu hướng giảm dần trong bảng nợ xấu của hệ thống.

Hình ảnh 3: Nợ có khả năng mất vốn tại một số ngân hàng thương mại.

Đơn vị: Tỷ đông

8.COO

■ Quý 1/2013 ■ Quý 1/2017

Nguồn: vietnambiz.vn

Mặc dù Sacombank có tỷ nợ xấu cao ngất ngưởng nhưng điểm tích cực là nợ có khả năng mất vốn của Sacombank giảm khoảng 7%, còn 6.600 tỷ đồng, trong khi ông lớn BIDV tăng 4,5% nợ có khả năng mất vốn, đứng thứ 4 trong danh sách là VIB nợ có khả năng mất vốn giảm gần 13%, còn khoảng 1.167 tỷ đồng.

Ngược lại Techcombank có tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1.58% lên 1.89%. Tổng nợ xấu tăng gần 16%, lên hơn 2.600 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 1.506 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm cuối năm 2016. Một ngân hàng đáng chú ý khác là MBB, tỷ lệ nợ xấu tính đến 31/3/2017 là 1,35%, tăng so với cuối 2016. Cơ cấu nợ xấu cho thấy nợ có khả năng mất vốn tăng vọt gần 40%, lên 854 tỷ đồng. Nợ nhóm 2 cũng tăng lên gấp rưỡi với 730 tỷ đồng; ngược lại thì nợ nhóm 1 giảm hơn một nửa, còn 435 tỷ đồng.

Điều chú ý đó là Vietinbank gia tăng nợ nhóm 1 hơn 70%, lên 3.606 tỷ đồng, trong khi đó, nợ có khả năng mất vốn giảm 9%, còn 3.487 tỷ đồng. Báo cáo tài chính không cho thấy nợ xấu VietinBank “gửi” VAMC là bao nhiêu, tuy nhiên ngân hàng này đang có kế hoạch mua lại nợ từ VAMC trong năm nay. Tính đến cuối tháng 3, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank đã tăng từ 1,02% (cuối 2016) lên 1,13%.

Trong 3 ông lớn thì Vietcombank có tỷ nợ xấu giảm nhưng trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 3% lên 4.369 tỷ đồng. Đáng chú ý là nợ nhóm 2 tăng hơn 40%, lên 1.885 tỷ đồng. Kienlongbank và BacABank là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1%, tổng nợ xấu cũng như nợ có khả năng mất vốn trong kỳ thay đổi không đáng kể, Kienlongbank có khoảng 145 tỷ đồng đồng nợ có khả năng mất vốn, BacABank là 384 tỷ đồng.

2.2.3 Dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ.

Qua khảo sát 2/3 trong số các NHTM của Việt Nam cho thấy đa số các NHTM cổ phần nhỏ thường có dự nợ cho vay trên dự phòng rủi ro khá cao. Điển hình là trong năm 2013, 2014 sau khi được bán nợ cho VAMC thì tỷ lệ trích lập DPRR trên trái phiếu là gánh nặng với của tất cả các nhà băng, nhưng đôi khi tỷ lệ này thấp là do mức trích lập DPRR tăng ít hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Biểu đồ 6: Tỷ lệ DPRR/Dư nợ của một số NHTM giai đoạn 2013 -2016.

■ Năm 2013 BNăm2014 ■ Nắm 20 ’5 .Năm 2016

Nguồn: Tổng hợp từ BCTN các NHTM giai đoạn 2013-2016.

Nếu như nhìn vào bảng thống kê nhiều người sẽ nghĩ như vậy chắc chắn Vietcombank, Tech, MB và SHB là những ngân hàng có chính sách tín dụng không hiệu quả khi mà tỷ lệ trên luôn lớn hơn 1, tuy nhiên nếu không đi cặn kẽ vào trong thì sẽ không biết thực chất số DPRR mà những ngân hàng trên trích không chỉ sử dụng dự phòng cho các khoản tín dụng mới mà còn là để xử lý các khoản tín dụng cũ. Thực tế cho thấy, Vietcombank, Tech, MB là số ít những ngân hàng chủ động xử lý nợ xấu đã phát sinh, nhất là nợ có khả năng mất vốn, thay vì để 5 năm mới xóa khỏi BCTC, thì chính sách xử lý nợ của các bank trên là tự thân vận động. Thực tế số trích lập DPRR

HOÀNG THỊ XINH 3

1

trong năm của họ là ít hơn những ngân hàng có chỉ số DPRR/Dư nợ là thấp, và ngược lại những ngân hàng nằm trong top thấp lại có mức chi phí trong năm khá cao. Một phần bởi mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với huy động và dịch vụ thêm vào đó kết quả kinh doanh tốt khiến các ngân hàng chủ động trích lập DPRR để xử lý nợ đã đẩy chỉ số của các ngân hàng trên cao hơn, điều đó cho thấy hệ số trên chưa phản ánh bản chất hết sự bù đắp cho rủi ro.

2.2.4 Chi phí DPRR trên lợi nhuận ròng

Hình ảnh 4: Chi phí DPRR/lợi nhuận ròng của một số NHTM.

100%

-60%

■ 9 tháng/2015 B9 tháng/2016

Nguồn: cafef.vn

Vietcombank báo lãi trước thuế 6.326 tỷ đồng, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2015. Thành quả này ngoài việc đến từ sự khởi sắc trong kinh doanh, còn có nguyên nhân quan trọng do NH này giảm mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng trong năm, từ mức 50% trong 9 tháng đầu năm 2015 - 42% trong 9 tháng đầu năm 2016.

Bên cạnh đó giảm trích lập DPRR cũng xảy ra với MBBank, ACB và 2 “hiện tượng ngân hàng” là Techcombank và LienVietPostBank, ẩn sau ấy lại là những câu chuyện khác nhau, MBBank ghi nhận mức lợi nhuận thuần 3.916 tỷ đồng, giảm 7,9% so với cùng kỳ 2015. Tuy nhiên, Ngân hàng này bỗng thoát cảnh tăng trưởng lợi nhuận âm nhờ giảm mạnh mức trích lập dự phòng từ 40% - 29%, lợi nhuận trước thuế của MB theo đó mà tăng 9,2%, đạt mức 2.788 tỷ đồng. Trong khi Techcombank thì có phần khác, lợi nhuận thuần của ngân hàng này vẫn tăng tới 34%, nhưng với mức trích

lập dự phòng “chỉ” 51%, thấp hơn nhiều mức 64% cùng kỳ năm ngoái, lãi sau thuế của Techcombank tăng tới 85%.

Sacombank có lẽ là cái tên đặc biệt nhất trong vấn đề trích lập dự phòng. Quý III/2016, Sacombank trở thành NH duy nhất hoàn nhập dự phòng với con số hoàn nhập 54 tỷ đồng. Việc Sacombank đã trích lập dự phòng khá nhiều trong quý I, quý II/2016 và đặc biệt là quý IV/2015 (giai đoạn ngay sau khi sáp nhập Southern Bank) là một trong những nguyên nhân lý giải động thái NH này hoàn nhập dự phòng trong quý III/2016.

Tuy nhiên trường hợp của BIDV và Eximbank lại khác, trong khi tỷ lệ trích lập dự phòng tăng mạnh từ mức 42% trong 9 tháng đầu năm 2015, lên mức 55% trong 9 tháng đầu năm 2016 thì của Eximbank tăng từ mức 42% lên mức 82%. Đây là điều dễ hiểu bởi BIDV hiện đang là ngân hàng có tổng nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần, trong khi Eximbank cũng là “quán quân” nợ xấu nếu xét về tỷ lệ. Hệ quả là lãi sau thuế 9 tháng đầu năm 2016 của BIDV chỉ đạt mức 5.757 tỷ đồng, thấp nhất trong số “tam trụ” ngành NH , dù có lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng cao nhất. Eximbank thì bi đát hơn, khi lãi trước thuế 9 tháng đầu 2016 chỉ vỏn vẹn có 202 tỷ đồng, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên việc trích lập cao này của 2 ngân hàng không phải đề xử lý nợ xấu phát sinh mà là để DPRR cho các khoản tín dụng mới trong năm tài chính.

2.2.5 Sử dụng DPRR để xử lý nợ trên Dư nợ.

Biểu đồ 7: Tỷ lệ sử dụng DPRR/dư nợ tín dụng của một số NHTM.

Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHTM

Mặc dù tỷ lệ trích lập DPRR trên dư nợ của Vietcom, MB, và Tech là nhiều song việc trích lập này là có hiệu quả, nhìn vào con số nợ xấu mà những ngân hàng trên đã xử lý cho thấy, không phải lúc nào DPRR trên dư nợ cao cũng phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng đó là không hiệu quả, việc kinh doanh thuận lợi có thể khiến các ngân hàng chủ động trích lập DPRR, dùng DPRR để xử lý nợ xấu hơn là trông chờ vào VAMC.

Đáng khen nhất phải kể đến Vietcombank là NHTM đầu tiên sạch nợ tại VAMC, chỉ sau 2 năm tập trung kế hoạch xử lý nợ, sớm trước ba năm so với lộ trình 2020 mà Quốc hội, Chính phủ chủ trương. Cụ thể, năm 2016 Vietcombank đã xử lý được khoảng 5.300 tỷ đồng nợ xấu; trong đó thu hồi được khoảng 1.900 tỷ đồng nợ xấu; cùng đó chuyển được khoảng 1.300 tỷ đồng nợ xấu về nhóm 1-2 (không còn là nợ xấu), và xử lý được khoảng 2.100 tỷ đồng nợ xấu tồn đọng ngoại bảng.

Bên cạnh đó đáng lo nhất là BIDV phải thoái thu nhập lãi khi nợ bị quá hạn tăng, khiến NIM giảm. Chi phí xóa nợ, chi phí dự phòng rủi ro, và chi phí thu hồi nợ bào mòn lợi nhuận của ngân hàng. Do có lượng nợ xấu và trái phiếu VAMC lớn, chi phí xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận trong các năm tới mặc dù lợi nhuận trước dự phòng tăng 4,6% nhưng lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 21,5% do ảnh hưởng của nợ xấu.

2.3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2016

2.3.1 Tần suất sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu.

Theo thống hiện nay, có 7 biện pháp bản đứng trên giác ngộ từ các TCTD được sử dụng để xử lý nợ xấu. Nhưng không phải tất cả các biện pháp đều được các ngân hàng sử dụng triệt để. Tùy theo thị trường tín dụng của các nước, chính sách, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, mức độ ảnh hưởng mà mỗi ngân hàng và TCTD áp dụng các biện pháp khác nhau. Dưới đây là thống kê mức độ ưa thích của các TCTD khi sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, thông qua việc phỏng vấn và tham khảo các cán bộ tín dụng tại mỗi ngân hàng về mức độ ưa thích sử dụng các biện pháp khi khoản vay gặp rủi ro.

Biểu đồ 8: Tần suất sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu năm 2016

7

Sử dụng Thanh lý Muabanno Dùngpháp Cơ cấu nợ Chuyến Chứng

DPRR TSDB luật thành vốn khoán hóa

góp

■ Sử dụng DPRR BThanhIyTSDB BMuabannp

Dùng pháp luật ■ Cơ cấu nợ BChuyen thành vốn góp

■ Chứng khoán hóa

Nguồn: Bảng thống kê năm 2016.

Đứng trên phương diện các TCTD thì mức độ ưa thích sử dụng các biện pháp trên là vô cùng hợp lý. Quỹ DPRR, lấy TSĐB để xử lý, mua bán nợ xấu khi khoản vay tiềm ẩn rủi ro là một trong những biện pháp các NHTM thường sử dụng bởi; chi phí kèm theo là ít hơn các biện pháp như kiện tụng, phát hành chứng khoán hóa, dễ thực hiện nhất là khi việc xử lý TSĐB được cầm cố tại ngân hàng. Mau trên được tổng hợp từ 31 ngân hàng, nếu coi trục tung là tần suất quy đổi ra điểm ({số ngân hàng sử dụng biện pháp thứ i/tổng số ngân hàng khảo sát} nhân với điểm ưu tiên theo thứ tự từ 1 đến 7) thì trích lập DPRR là phương pháp để xử lý nợ được hầu hết các ngân hàng lựa chon đầu tiên, điều này được cho là chủ động đối với các ngân hàng tuy nhiên ảnh hưởng khá nhiều tới lợi nhuận và là gánh nặng khi ngân hàng kinh doanh không hiệu quả. Tiếp theo là sử dụng TSĐB và mua bán nợ, bản chất tại Việt Nam hiện nay mua bán nợ không được coi là phương pháp xử lý nợ dứt điểm nhưng lại kéo dài thời gian để các ngân hàng có thời gian xử lý nợ một cách dần dần. Chứng khoán hóa được coi là hữu hiệu ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc nhưng tại một đất nước có thị trường chứng khoán non trẻ như Việt Nam thì việc sử dụng chứng khoán hóa là khá mới và khó áp dụng.

2.3.2 Thực trạng sử dụng các phương pháp xử lý nợ xấu.

Trong 4 năm trở lại đây, các biện pháp chính được sử dụng để giảm nợ xấu bao gồm: VAMC thu hồi nợ, TCTD trích lập dự phòng trên trái phiếu đặc biệt VAMC, TCTD tự xử lý (bằng xóa nợ, thu hồi nợ...). Qua phương pháp đo lường của mình, báo

cáo VCBS năm 2015, các TCTD tự giải quyết nợ xấu vẫn là phương pháp chủ yếu góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống. Qua phương pháp đo lường của VCBS năm 2015, các TCTD tự giải quyết nợ xấu vẫn là phương pháp chủ yếu góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống

2.3.2.1 Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu:

Trên thực tế việc thực hiện các quy định sử dụng DPRR tại từng ngân hàng có sự khác nhau. Đôi khi có những khoản vay sẽ được ngân hàng linh động hơn, như sử dụng TSĐB đề xử lý rủi ro trước thay vì là sử sụng DPRR, hay có nhiều khoản vay

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NH việt nam giai đoạn 2013 2016 khoá luận tốt nghiệp 774 (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w