Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP Công thương Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bình xuyên khoá luận tốt nghiệp 085 (Trang 46 - 51)

1. 4.Chức năng của bão lãnh

2.2.1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP Công thương Việt

Nam - chi nhánh Bình Xuyên

2.2.1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP Công thương ViệtNam Nam

2.2.1.1. Các loại bảo lãnh

Hiện nay ngân hàng VietinBank đang phát hành các loại bảo lãnh sau: bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh vay vốn, xác nhận bảo lãnh, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành và bảo lãnh tạm ứng.

2.2.1.2. Đối lượng khách hàng được bảo lãnh

Đối tượng khách hàng được ngân hàng VietinBank bảo lãnh bao gồm:

> Doanh nghiệp nhà nước.

> Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân).

> Các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

> Cá nhân.

Trước đây, Vietin Bank chú trọng đến các đối tượng khách hàng là DNNN, vì đặc điểm của khối doanh nghiệp này là có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên mức độ rủi ro cho nghiệp vụ bảo lãnh được giảm thấp. Tuy nhiên cho đến nay, khi nền kinh tế chuyển đổi, khối DNNN dần dần được cổ phần hóa, xóa dần tính quan liêu bao cấp trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả đã bị giải thể hoặc sáp nhập, từng bước nâng cao năng lực kinh doanh. Các ngân hàng cũng bắt đầu thay đổi quan điểm, chú trọng các đối tượng ngoài quốc doanh như các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân.

Hiện nay,VietinBank-Chi nhánh Bình Xuyên đã đa dạng hóa các loại hình khách hàng, số lượng khách hàng giao dịch bảo lãnh tại chi nhánh cũng không ngừng gia tăng.

> Khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp.

> Khách hàng có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và cam kết với các bên liên quan trong quan hệ bảo lãnh.

> Ngân hàng thực hiện đánh giá cụ thể phương án phát hành bảo lãnh, uy tín và khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.

> Khách hàng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng, phát hành bảo lãnh của VietinBank theo chính sách tín dụng, các văn bản liên quan từng thời kỳ.

> Trường hợp khách hàng là các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên, khách hàng còn phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

2.2.1.4. Thời hạn bảo lãnh

Thời hạn của các bảo lãnh được VietinBank quy định như sau:

> Thời hạn bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành bảo lãnh hoặc khi bảo lãnh có hiệu lực theo thoả thuận của bên bảo lãnh với các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh. Trường hợp ngày hết hiệu lực bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thi ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.

> Gia hạn thời hạn hiệu lực của bảo lãnhVietinBank thực hiện xem xét gia hạn thời hạn hiệu lực của bảo lãnh trên cơ sở đề xuất của khách hàng. Đánh giá của ngân hàng về khả năng thực hiện của khách hàng với thời hạn hiệu lực mới. Thẩm quyền phê duyệt gia hạn bảo lãnh thực hiện theo thẩm quyền phán quyết phát hành bảo lãnh.

> Trường hợp tại các hợp đồng/văn bản không ghi rõ thời gian nhằm xác định thời hạn của bảo lãnh, khách hàng xác định thời hạn của bảo lãnh trên cơ sở:

❖Thời gian dự kiến hoàn thành giao dịch (ngày nghiệm thu/thanh lý hợp đồng) giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh có văn bản phê duyệt và xác nhận của bên nhận bảo lãnh.

❖Nhu cầu của khách hàng về thời gian bào lãnh /yêu cầu của bên nhận bảo lãnh (có văn bản phê duyệt và xác nhận của bên nhận bảo lãnh).

ST

T Loại bảo lãnh

Mức ký quỹ trên giá trị bảo lãnh

❖Thời gian của bảo lãnh phải được VietinBank đánh giá là phù hợp với giao dịch giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh.

2.2.1.5. Phí bảo lãnh

Các loại phí liên quan đến hoạt động bảo lãnh bao gồm nhưng không hạn chế các loại phí sau: Phí phát hành thư bảo lãnh, phí bảo lãnh, phí sửa đổi thư bảo lãnh, phí hủy thư bảo lãnh, phí cung cấp bản sao bảo lãnh.

Nguyên tắc thu phí bảo lãnh:

> Phí bảo lãnh được tính từ ngày thời hạn có hiệu lực đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.

> Ngân hàng thực hiện thỏa thuận mức thu phí liên quan đến phát hành bảo lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh chấp thuận.

> Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, các bên thỏa thuận, thống nhất các loại phí, mức phí bảo lãnh từng bên được hưởng trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh và mức phí thu được của bên được bảo lãnh.

> VietinBank thực hiện thu phí phù hợp với quy định của Nhà nước và biểu phí dịch vụ ngân hàng và cơ chế thực hiện biểu phí của VietinBank từng thời kỳ. Ngân hàng chủ động chọn 1 trong các kỳ thu phí sau và linh ho ạt thay đổi kỳ thu phí phù hợp với tình hình của khách hàng (theo thứ tự ưu tiên sau):

❖Thu một lần tại thời điểm VietinBank phát hành bảo lãnh cho khách hàng.

❖Thu 1 tháng/lần vào ngày làm việc đầu tiên/cuối cùng của mỗi tháng.

❖Thu 1 quý/lân vào ngày làm việc đâu tiên/cuôi cùng của môi quý.

❖Trường hợp bảo lãnh hết hạn trước kỳ thu phí thì phí bảo lãnh được thu đến khi hết hạn bảo lãnh.

> Phương thức thu phí:

❖Khách hàng thanh toán trực tiếp (bằng tiền mặt/chuyển khoản).

❖Ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi các loại của khách hàng (ủy quyền nêu trong hợp đồng bảo lãnh).

>

hàng tại thời điểm thu phí.

2.2.1.6. Ký quỹ bảo lãnh

ĩ Bảo lãnh thanh toán 10%

2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 5%

3 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước 5%

4 Bảo lãnh bảo đảm chât lượng sản phẩm 0%

5 Bảo lãnh dự thầu 0%

6 Bảo lãnh đối ứng của các Định chế tài chính 0%

VietinBank được chủ động đàm phán mức ký quỹ thâp hơn mức ký quỹ tối thiểu nêu trên đối với các phương án bảo lãnh sau: Nghĩa vụ bảo lãnh (ngoại trừ phần ký quỹ) được bảo đảm 100% bằng s ổ ti ế t kiệm/Hợp đồng tiền gửi của khách hàng do ngân hàng phát hành ho ặc nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán phát sinh từ phương án kinh doanh được ngân hàng châp thuận tài trợ với tỷ lệ lớn hơn 90% nhu cầu vốn.

2.2.1.7. Tài sản đảm bảo

Hầu hết các giao dịch bảo lãnh phát sinh của các khách hàng mới đều ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh. Riêng với những khách hàng đã có quan hệ lâu dài, ngân hàng xem xét châp thuận cho khách hàng ký quỹ dưới 1 00%, phần giá trị còn lại không ký quỹ sẽ được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc tín châp. Đối với việc khách hàng đảm bảo cho khoản bảo lãnh bằng tài sản, phần thẩm định giá trị tài sản đảm bảo sẽ do cán bộ thẩm định Phòng Quan hệ khách hàng thẩm định. Cán bộ bảo lãnh căn cứ vào kết quả thẩm định quyết định có giao dịch bảo lãnh đối với khách hàng đó hay không. Điều kiện về tài sản đảm bảo cho bảo lãnh cũng được quy định theo quy chế cho vay đối với khách hàng của NHCT, cụ thể:

> Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng

> Thuộc loại tài sản được phép giao dịch

> Không có tranh châp

Trường hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ theo thư bảo lãnh, ngân hàng có quyền tự động trích tài khoản ký quỹ của khách hàng để thanh toán cho người thụ hưởng thư bảo lãnh hoặc thực hiện các biện pháp phát mại tài sản đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ - CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ.

2.2.1.8. Thâm quyền phê duyệt

Thẩm quyền phê duyệt các phương án bảo lãnh được thực hiện theo đúng quy định của VietinBank theo từng thời kỳ và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động bảo lãnh: ủy quyền cho Ban lãnh đạo Khối Kinh doanh và các hội đồng tín dụng thực hiện phê duyệt (thông qua Khối Thẩm định).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bình xuyên khoá luận tốt nghiệp 085 (Trang 46 - 51)