Nâng cao chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bình xuyên khoá luận tốt nghiệp 085 (Trang 75 - 77)

1. 4.Chức năng của bão lãnh

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định

Nghiệp vụ bảo lãnh mang những đặc điểm giống nghiệp vụ tín dụng. Khi ngân hàng chấp nhận việc bảo lãnh cho một doanh nghiệp nào đó thì ngân hàng đã sẵn sàng chấp nhận việc phải cho vay bắt buộc nếu khách hàng không đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu không xảy ra rủi ro gì thì nghiệp vụ bảo lãnh sẽ được tất toán ở ngoại bảng, nhưng nếu xảy ra rủi ro và ngân hàng sẽ phải thanh toán hộ khách hàng thì khoản bảo lãnh sẽ được tất toán vào nội bảng, và ngân hàng sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực với nguồn vốn và chất lượng hoạt động tín dụng cũng như tài sản của ngân hàng. Vì vậy quyết định bảo lãnh hay quyết định chấp nhận bảo lãnh là quyết định vô cùng quan trọng đỏi hỏi phải đề cao công tác thẩm định khách hàng. Tham định tốt chính là ngân hàng tạo cho mình sự an toàn trong kinh doanh và giảm thiểu rủi ro. Với những lý do đó, không ngân hàng nào có thể xem nhẹ việc thẩm định trước khi phát hành bảo lãnh.

Trong thẩm định, phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định lượng chuẩn mực, thu nhập nhiều nguồn thông tin khác nhau, kết hợp kinh nghiệm thực tế đưa ra những đánh giá tổng quan, dùng các số liệu cụ thể so sánh đối chiếu và đi đến kết luận chính xác

về quá trình thẩm định, năm điều kiện quan trọng về doanh nghiệp mà cán bộ ngân hàng phải xem xét và kiểm tra đánh giá đúng đó là: tư cách pháp nhân, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, tài sản thế chấp, hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu hợp đồng.

S Tư cách pháp nhân: đây được xem là bước đầu tiên của quá trình thẩm định, là điều kiện bắt buộc khi cung cấp bảo lãnh. Cán bộ ngân hàng phải xác định tính xác thực của các thông tin: hồ sơ pháp lý của khách hàng (giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ.) thẩm quyền của người đại diện khách hàng

S Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: Ngân hàng cần nắm được các thông tin về chiến lược phát triển, môi trường kinh doanh, hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính. các thông tin này giúp các cán bộ ngân hàng xác định mục đích của nghĩa vụ mà ngân hàng bão lãnh, tài sản đảm bảo, khả năng tài trợ khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng.

Khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng cần chú trọng các chỉ tiêu như: Thứ nhất. về khả năng hoạt động có các chỉ tiêu là Vòng quay tiền (Doanh thu/tiền + chứng khoán), Vòng quay dự trữ (Doanh thu/Dự trữ), Hệ số sử dụng tài sản (Doanh thu/ Tổng tài sản). Thứ hai, về khả năng sinh lãi có các chỉ tiêu là Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (Thu nhập sau thuế/doanh thu). Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE= Thu nhập sau thuế/vốn chủ sở hữu), Doanh lợi tài sản (ROA= thu nhập sau thuế/Tổng tài sản). Thứ 3, tình hình công nợ thể hiện qua: Hệ số nợ (Nợ/ Tổng tài sản), -Khả năng thanh toán lãi vay (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ lãi vay), Khả năng thanh tán hiện hành (Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn), Khả năng thanh toán nhanh {(Tài sản lưu động-dự trữ)/ Nợ ngắn hạn}.

S Hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu hợp đồng: Đối với hợp đồng, dự án phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, cần thẩm định tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Đây là khâu chủ chốt và quan trọng bậc nhất đối với ngân hàng nhằm đạt hiệu quả mong muốn cũng như phòng tránh rủi ro. Có thể xem các chỉ tiêu về đảm bảo tài chính cho việc thực hiện dự án (Vốn tự có/ Tổng tài sản đầu tư; Vốn tự có/ vốn vay.), tình hình kết uqar và hiệu quả thực hiện dự án dựa trên góc độ hạch toán kế toán (Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR, Giá trị hiện tại ròng NPV.) và

phân tích những rủi ro dự án như rủi ro công nghệ, máy móc thiết bị, rủi ro về nguyên vật liệu, thị trường, rủi ro môi trường. Cũng nên đặt các hợp đồng và khả năng thực hiện hợp đồng cả khách hàng trong các điều kiện bên ngoài khác như tính mùa vụ, thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu thị trường. để đánh giá tính khả thi thực sự của hợp đồng hay dự án khi tiến hành bảo lãnh. Tính xã hội cũng cần được xem xét đến, việc tham định lợi ích xã hội của dự án xin bảo lãnh phải căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội, và những định hướng phát triển kinh tế trọng điểm của Chính phủ.

S Vấn đề thẩm định về tài sản thế chấp hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc, cụ thế là tại VietinBank- chi nhánh Bình Xuyên, xu hướng của khách hàng đến xin mở bảo lãnh đề muốn được bảo lãnh dưới hình thức ký quỹ thấp nhất, thay cho việc ký quỹ trong bảo lãnh, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản, vì vậy vấn đề đặt ra là cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao trong việc đánh giá tài sản thế chấp, để có quyết định về tài sản thế chấp.

Các cán bộ ngân hàng cần phải xem xét, nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu đó để đưa ra quyết định có bảo lãnh hay không. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin một phía từ báo cáo chưa được kiểm soát thì ngân hàng chỉ dùng để tham khảo. Cán bộ ngân hàng phải tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: từ việc phỏng vấn trực tiếp khác nhau, từ những khảo sát thực tế tại đơn vị kinh doanh của khách hàng, từ những bạn hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Ngoài ra, với một số những khách hàng lớn, quan trọng, ngân hàng còn có thể mua thông tin từ những tổ chức chuyên phân tích, cung cấp thông tin tài chính trên thị trường. Trên cơ sở những thông tin tổng hợp thu được, ngân hàng tiến hành đối chiếu, so sánh với những thông tin do khách hàng cung cấp để đưa ra những đánh giá cuối cùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bình xuyên khoá luận tốt nghiệp 085 (Trang 75 - 77)