Quy mô và cơ cấu bảo lãnh tại chi nhánh NHTMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bình xuyên khoá luận tốt nghiệp 085 (Trang 56)

1. 4.Chức năng của bão lãnh

2.2.3. Quy mô và cơ cấu bảo lãnh tại chi nhánh NHTMCP Công thương Việt Nam

Ngày nay, hầu như tất cả các Ngân hàng Thương mại đã thay đổi quan điểm cho rằng hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lý do là hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro, có thể dẫn đến sự phá sản của các NHTM. Trong khi đó, các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp chứa đựng rủi ro thấp hơn và ngân hàng vẫn thu được lượng phí đáng kể từ các dịch vụ này. Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng mà tốt thì cũng nâng cao được uy tín, phát triển và mở rộng các dịch vụ, một trong các dịch vụ đó là hoạt động bảo lãnh. Đây được coi là một trong những dịch vụ mang lại thu nhập cao cho ngân hàng, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế phát triển. Nắm bắt được xu thế đó, VietinBank Bình Xuyên đã mạnh dạn đưa nghiệp vụ bảo lãnh vào trong hoạt động của mình với mục tiêu chính là đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, góp phần nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh và mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.

Bằng những kinh nghiệm cùng với uy tín lâu năm trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, VietinBank trong những năm qua đã trở thành bạn hàng đáng tin cậy nhất của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt các thành phần kinh tế, với các nghiệp vụ bảo lãnh rất phong phú, thủ tục đơn giản, phí hấp dẫn cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Hoạt động bảo lãnh đã và đang phát triển cả về số lượng và chất lượng.

2.2.3.1. Tình hình dư nợ bảo lãnh

Dư nợ bảo lãnh qua các năm tại ngân hàng VietinBank Bình Xuyên được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Kết quả bảo lãnh tại VietinBank - chi nhánh Bình Xuyên qua 3 năm 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So ti ền % So ti ền % So ti ền % BL thực hiện HĐ 622,5 55,43 ■460 39,08 T6Õ 44,53 BL vay vốn 74Õ 12,46 759 13,51 758 12,56 BL dự thâu 78 6,95 79 8,41 724 9,86 BL thanh toán 214,5 19,10 762 30,76 775 21,71 BL khác ^^68 6,06 77 8,24 142,5 11,33 Dư nợ bảo lãnh 1123 7ÕÕ 1177 7ÕÕ 1257,5 7ÕÕ

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh cu ối năm 2015, 2016, 2017 của VietinBank

Bi ểu đồ 2.5: Mức tăng trưởng dư nợ bảo lãnh tại VTB.

Đơn vị: tỷ đồng

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ bảo lãnh liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là: năm 2016 tăng so với năm 2015 là 54 tỷ đồng tương ứng với tăng 4,81%, năm 2017 tăng so với 2016 là 80,5 tỷ đồng tương đương với tăng 6,84%. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh của VietinBank - chi nhánh Bình Xuyên tăng với tốc độ khá cao và không có sự thay đổi lớn.

Có được kết quả này là do ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng qua các năm, đặc biệt là uy tín trong lĩnh vực bảo lãnh. Ngân hàng thường xuyên chú trọng và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, từ đó ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục

bảo lãnh, có biểu phí dịch vụ hợp lý, linh động, ngân hàng thực hiện chính sách khách hàng hợp lý với việc phân loại các khách hàng khác nhau. Đối với những khách hàng lớn như doanh nghiệp lớn, khách hàng truyền thống, hoặc các món bảo lãnh có giá trị cao, ngân hàng thường xuyên có chính sách ưu tiên như giảm chi phí, các điều kiện bảo lãnh linh hoạt về cả hai bên. Điều đó giúp cho VietinBank Bình Xuyên thu hút thêm các khách hàng mới và vẫn giữ được các khách hàng truyền thống của mình. Đáng chú ý, những năm gần đây, chi nhánh đã có những chính sách thông thoáng hơn về đối tượng bảo lãnh, tạo điều kiện cho các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện được sử dụng dễ dàng hơn.

Qua phân tích ở trên ta thấy được tình hình ho ạt động bảo lãnh chung của VietinBank -chi nhánh Bình Xuyên, tuy nhiên để thấy rõ hơn tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ta sẽ xem xét cụ thể hơn về các mặt khác như cơ cấu bảo lãnh, tốc độ tăng trưởng của từng loại.

2.2.3.2. Cơ cấu về loại hình bảo lãnh

Trong thời gian gần đây các loại bảo lãnh đã được mở rộng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với việc gia tăng nhu cầu của thị trường là những cố gắng lớn của ngân hàng nên dư nợ các loại bảo lãnh không ngừng tăng qua các năm và được thể hiện:

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh tại VietinBank- chi nhánh Bình Xuyên

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số ti ền % Số ti ền % Số tiền %

DN nhà nước 628 55.92 620 52.68 551 43.81

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh cu ối năm 2015, 2016, 2017 của VietinBank

Qua bảng số liệu trên ta thấy: dư nợ bảo lãnh của các loại hình phần lớn đều

- BL thực hiện hợp đồng: Đây là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình bảo lãnh của VTB (năm 2015 chiếm 55,43%, đến năm 2016 giảm còn 39,08%, năm 2017 chiếm 44,53%).

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có số dư lớn (thường chiếm 10 - 15% giá trị hợp đồng kinh tế) và khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xây dựng. Đây là loại bảo lãnh có nhiều hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai, đưa về nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

- BL vay vốn: Loại bảo lãnh này tăng ổn định qua các năm với năm 2015 là 140 tỷ đồng, năm 2016 là 159 tỷ đồng và năm 2017 là 158 tỷ đồng.

- BL dự thầu và BL khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ và có xu hướng tăng qua các năm

- Bảo lãnh thanh toán lại có xu hướng ngược so với bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại hình bảo lãnh khác, cụ thể là dư nợ bảo lãnh năm 2016 tăng đột biến tuy nhiên tới năm 2017 lại giảm.

Có thể nói các loại hình bảo lãnh VietinBank cung cấp cho khách hàng rất đa dạng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm phần lớn tuy nhiên tùy vào tình hình kinh doanh các năm có một số loại bảo lãnh sẽ tăng đột biến.

3.2.3.3. Cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng

Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, từ nhiều năm qua hệ thống ngân hàng đã thực hiện chính sách đa dạng hóa khách hàng, không phân biệt loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, VietinBank - chi nhánh Bình Xuyên đã chủ động mở rộng đối tượng khách hàng ở tất cả mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm dịch vụ bảo lãnh, đối tượng bảo lãnh của VietinBank chủ yếu là doanh nghiệp, được chia thành các loại hình: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty Trách nghiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân.

Bảng 2.6: Cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng tại VietinBank

Công ty TNHH 66 5.88 92,5 7,86 178 14.16

Công ty cổ phần 401 35.70 425 36,11 463,5 36.86

DNTN, cá nhân 28 2.50 395 3,36 65 5.17

Chỉ tiêu Năn 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 675 60,10 662,5 56,29 629,5 50,06

Trung - dài hạn 448 39,90 514,5 43,71 628 49,94

Dư nợ bảo lãnh 1123 100 1177 100 1257,5 100

Nguôn: Báo cáo kêt quả kinh doanh cu ôi năm 2015, 2016, 2017 của VietinBank

Nhìn chung, dư nợ bảo lãnh của những đối tượng như Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, DNTN, cá nhân tăng qua các năm. Riêng số dư cũng như doanh số bảo lãnh thuộc đối tượng DNNN thì lại giảm. Nguyên nhân này là do nhiều khách hàng là doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện xong cổ phần hóa. Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, không có cơ hội được ngân hàng bảo lãnh.

Cùng với chủ trương sắp xếp lại D w, nhiều DNNN đã hoàn tất thủ tục và∖ chuyển sang loại hình công ty cổ phần hoặc Cty TNHH, do đó số dư bảo lãnh đối với các loại hình DNNN được chuyển sang dư nợ đối với các loại hình tương ứng.

Các đối tượng khách hàng khác như Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân có xu hướng gia tăng tỷ trọng. Kết quả này phù hợp với sự phát triển của loại hình Công ty cổ phần, Công ty TNHH trong nền kinh tế, góp phần đa dạng hóa khách hàng, phân tán rủi ro trong đầu tư. Điều này cho thấy chủ trương sắp xếp, đổi mới DNW của Chính phủ đã có sự tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong cơ cấu hoạt động đầu tư của NHTM. Đồng thời đây cũng là một xu hướng tích cực, là biểu hiện của chính sách giảm thiểu dần sự bao cấp, ưu đãi khu vực DNW và khuyến khích sự phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của Chính phủ.

DNTN, cá nhân có tỷ trọng về dư nợ bảo lãnh cũng như doanh số bảo lãnh rất thấp mặc dầu có xu hướng gia tăng. Thành phần kinh tế này còn e ngại các điều kiện và thủ tục bảo lãnh của ngân hàng. Đối với loại đối tượng này, theo họ, điều kiện và thủ tục để được ngân hàng bảo lãnh khá phức tạp và nhiều khi khó thực hiện: kinh doanh phải có lãi, không có nợ quá hạn và lãi treo, phải có đầy đủ tài sản thế chấp hợp pháp... Vì vậy, ngân hàng nên có những chính sách khuyến khích thành phần kinh tế này khi thực hiện chính sách khách hàng.

2.2.3.4. Cơ cấu bảo lãnh theo thời gian

Chỉ tiêu Năn 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số ti ền % Số ti ền % Số tiền % BL có ký quỹ 52 4,63 50,5 4,29 71 5,65 BL không có ký quỹ 1071 95,37 1126,5 95,71 1186,5 94,35 Dư nợ bảo lãnh 1123 100 1177 100 1257,5 100

Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh cu ối năm 2015, 2016, 2017 của VietinBank - chi nhánh Bình Xuyên

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, bảo lãnh ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ bảo lãnh: năm 2015 đạt 675 tỷ đồng chiếm 60,10%, năm 2016 giảm xuống còn 56,29%, và tới năm 2017 tỷ lệ này là 50,06%. Tỷ trọng bảo lãnh trung và dài hạn tăng lên nguyên nhân là do các món bảo lãnh các năm trước chưa hết hạn mà lại phát sinh thêm một số món bảo lãnh khác trong các năm này.

Bảo lãnh ngắn hạn là loại bảo lãnh có thời hạn bảo lãnh dưới 12 tháng. Loại bảo lãnh này giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro hơn so với bảo lãnh trung và dài hạn bởi vì thời gian càng dài thì rủi ro xảy ra đối với người được bảo lãnh càng lớn. Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm an nhiều rủi ro như hiện nay, các yếu tố về thị trường như sự biến động về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước... có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của người được bảo lãnh, làm tăng rủi ro không thực hiện được cam kết với người thụ hưởng. Điều đó làm nảy sinh rủi ro thanh toán thay của ngân hàng. Ngoài ra, thời gian càng dài bảo lãnh còn chịu tác động bởi những yếu tố bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán. Điều này làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của người được bảo lãnh, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Do luôn tiềm ẩn rủi ro, nên bảo lãnh trung và dài hạn đòi hỏi công tác tham định khách hàng phải được tiến hành chính xác, nhanh chóng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng khi bảo lãnh

2.2.3.5. Cơ cấu bảo lãnh theo hình th ức đảm bảo

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD đã nêu rõ: “TCTD có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu

trách nhiệm về quyết định của mình”. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tùy vào biện pháp bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh, hồ sơ bảo lãnh được chia thành hai lo ại: bảo lãnh có ký quỹ và bảo lãnh có bảo đảm bằng các biện pháp khác hoặc không có bảo đảm (còn gọi là bảo lãnh không ký quỹ).

Bảng 2.8: B ảng cơ cấu bảo lãnh theo hình thức đảm bảo tại VietinBank- chi nhánh Bình Xuyên

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh cu ối năm 2015, 2016, 2017 của VietinBank chi nhánh Bình Xuyên

Bảo lãnh ký quỹ: bao gồm các hồ sơ bảo lãnh mà giá trị bảo lãnh được đảm bảo đủ, bằng tài khoản mở tại VietinBank (gồm tài khoản tiền gửi, chứng nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu do VietinBank phát hành). Hiện tại, bảo lãnh ký quỹ tại VietinBank chủ yếu bằng tài khoản tiền gửi, hình thức này tính thanh khoản cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đối tượng của loại hình bảo lãnh có ký quỹ này tại VietinBank là khách hàng truyền thống trong giao dịch thanh toán tiền gửi, chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Với loại bảo lãnh này, rủi ro đã được kiểm soát thông qua biện pháp bảo đảm có tính thanh khoản cao, vì vậy, việc phát hành cam kết bảo lãnh thuần túy mang tính chất dịch vụ, có thu phí và hiếm khi rủi ro.

❖ Bảo lãnh không ký quỹ: bao gồm các hồ sơ bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản là bất động sản, động sản và các tài sản khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm bằng hình thức khác hoặc không có bảo đảm. Ngoài ra, còn có trường hợp khách hàng đề nghị ký quỹ thấp hơn giá trị cam kết bảo lãnh, phần giá trị không ký quỹ được bảo đảm bằng biện pháp khác hoặc không được bảo đảm. Loại bảo lãnh này có mức độ rủi

ro cao hơn bảo lãnh ký quỹ và đây là loại bảo lãnh chủ yếu trong hoạt động bảo lãnh tại VietinBank.

Việc phân chia này phục vụ công tác phát hành cam kết bảo lãnh và xử lý sau khi phát hành cam kết bảo lãnh được thực hiện sau đó diễn ra thuận lợi và đảm bảo yêu cầu về quản trị rủi ro.

Qua bảng trên cho thấy, số dư bảo lãnh có ký quỹ chiếm tỷ trọng thấp, cả ba năm đều dưới 10%. Và ngược lại, bảo lãnh không có ký quỹ chiếm tỷ trọng cao, trên 90%. Hầu hết những khách hàng chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng, ngân hàng bắt buộc ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh. Thực tế tại ngân hàng, những khách hàng ký quỹ dưới 100% giá trị bảo lãnh thì phần còn lại phải nằm trong hạn mức tín dụng. Đối với khách hàng truyền thống, ngân hàng yên tâm hơn về độ an toàn nên yêu cầu ký quỹ ít hơn. Những khách hàng đã có uy tín trong quan hệ tín dụng thì có thể đảm bảo bằng những tài sản đảm bảo trong hạn mức tín dụng. Như vậy qua bảng phân tích trên có thể thấy rằng khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đa số là khách hàng truyền thống lâu năm đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Năm 2017, bảo lãnh có ký quỹ đạt 71 tỷ đồng tăng 20,5 tỷ đồng so với năm 2016 với tỉ lệ tăng 40,6%, chứng tỏ ngân hàng đã có sự thay đổi trong việc tiếp cận khách hàng, mở rộng khách hàng ngoài khách hàng truyền thống có quan hệ tín dụng. Tiền ký quỹ tăng, ngoài tính an toàn cao của khoản bảo lãnh, ngân hàng có thể tận dụng nguồn này để kinh doanh với chi phí huy động rẻ, bằng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Tuy nhiên đối với khách hàng, tăng ký quỹ sự hài lòng của khách hàng sẽ ít hơn. Điều này chưa thật sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ở đây có thể thấy sự mâu thuẫn giữa sự thuận lợi khách hàng và an toàn tài sản của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bình xuyên khoá luận tốt nghiệp 085 (Trang 56)