Xu hướng phát triển của nền kinh tế thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 66 - 67)

Nằm trong khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thế giới, Việt nam không thể không chịu tác động của những xu hướng phát triển kinh tế quốc tế thời gian tới. Xu hướng đề cao tự do hóa trong các lĩnh vực kinh tế, và từ đó lan sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội sẽ thúc đẩy mở cửa thị trường, làm nền tảng cho mọi hoạt động và giao lưu kinh tế cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô. Các dòng chảy thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư quốc tế ngày càng được tự do hóa cả trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Hiện tại có khoảng 50% tổng sản lượng thế giới được thực hiện trong trao đổi quốc tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại trong các khoảng thời gian và mức độ nhất định những giới hạn của sự tự do hoá mậu dịch và đầu tư thông qua các hình thức bảo hộ thuế quan.

Với xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở, nó sẽ làm cho các sản phẩm, dịch vụ, bất động sản, nguồn nhân lực của nước ta lâu nay không được coi là hàng hóa đang và sẽ trở thành hàng hóa, được lưu thông cả trên thị trường trong và ngoài nước.

Các cấu trúc ngành nghề Việt Nam chuyển dịch theo hướng:

- Thu hẹp và mất đi các ngành khai thác, chế biến nguyên liệu truyền thống và xuất hiện những ngành khai thác, chế biến nguyên liệu mới thích hợp;

- Các ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất và đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế.

Định hướng xuất nhập khẩu:

- Xuất khẩu: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa tại Việt Nam tại các thị trường truyền thống và các thị trường mới tiềm

năng. Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trường bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu.

- Nhập khẩu: Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu. Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.

Việc tham gia đầy đủ vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế đang và sẽ tạo ra những cơ hội mới cho nước ta và cải thiện vị thế nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời, sự tương tác giữa các cơ chế kinh tế thị trường quốc gia với cơ chế thị trường khu vực sẽ giúp hoàn thiện cơ chế thị trường quốc gia theo những chuẩn mực và thông lệ khu vực và quốc tế, giúp cơ chế thị trường Việt Nam trở nên mạnh hơn, hiệu quả hơn.

3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 66 - 67)