Nam
BIDV Vĩnh Phúc là một chi nhánh thuộc trong hệ thống BIDV, do đó, các chính sách, quyết định của BIDV sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh cũng như các chiến lược mà chi nhánh đề ra. Với vai trò là ngân hàng chỉ đạo, BIDV nên tạo điều kiện để chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc cũng như các chi nhánh thuộc toàn hệ
thống thực hiện TTQT, mà cụ thể là thanh toán TDCT hiệu quả hơn. Cụ thể:
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên: Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, các buổi thuyết trình nâng cao năng lực và đồng đều hóa trình độ cán bộ thanh toán tại các chi nhánh. Quan tâm hơn nữa tới tình hình hoạt động của các chi nhánh, lắng nghe và cân nhắc ý kiến đóng góp của họ từ đó đề ra các chính sách phù hợp.
Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý ở nước ngoài: Điều này sẽ giúp cho các chi nhánh không chỉ BIDV Vĩnh Phúc có cơ hội thực hiện nhiều giao dịch hơn. Ngoài ra, tạo điều kiện cho chi nhánh nắm được tình hình khách hàng, tránh được các rủi ro lừa đảo. Với mạng lưới rộng khắp, chi nhánh giảm thiểu khâu trung gian, từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn cho chi nhánh.
Tăng cường độ phủ sóng thông tin: BIDV nên bổ sung thêm các thông tin về các dịch vụ mình cung cấp, biểu phí cũng như ưu đã của ngân hàng dành cho khách hàng. Trên cổng thông tin http://www.bidv.com.vn có rất ít thông tin về mảng TTQT và đặc biệt là thanh toán TDCT. Đây là một thiếu sót lớn bởi số khách hàng tìm hiểu ngân hàng qua nguồn thông tin này rất lớn. Bên cạnh đó, cần đặt thêm nhiều cây ATM cũng là một hình thức tạo ấn tượng với khách hàng đáng kể, cho thấy tiềm lực cũng như quy mô của ngân hàng.
Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động thanh toán TDCT: Việc ban hành văn bản hướng dẫn là cực kỳ cần thiết, hầu hết các ngân hàng hiện nay chỉ có những văn bản hướng dẫn chung cho các nghiệp vụ TTQT. Với một nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi cán bộ thanh toán phải vận dụng các kỹ năng, kiến thức cũng như am hiểu luật pháp và sự phối hợp của các phòng ban khác nếu như không có những quy định hướng dẫn chi tiết sẽ dễ dàng dẫn tới mắc sai lầm, gây thiệt hại không nhỏ tới ngân hàng. BIDV nên đưa ra một văn bản hướng dẫn cụ thể, từ đó các chi nhánh điều chỉnh và áp dụng phù hợp với hoạt động tại đơn vị mình.
Hỗ trợ vốn, công nghệ cho Ngân hàng TMCP BIDV Vĩnh Phúc: Nâng cao năng lực vốn cho chi nhánh là rất cần thiết, nguốn vốn lớn sẽ giúp chi nhánh có cơ hội thực hiện nhiều loại hình sản phẩm, đảm bảo hoạt động ổn định hơn. BIDV nên
tiên phong trong việc thực hiện đổi mới công nghệ, đồng thời hỗ trợ cho các chi nhánh cũng như BIDV Vĩnh Phúc có được hệ thống thiết bị tiên tiến đạt chuẩn quốc tế.
Chuẩn bị tốt công tác phòng ngừa rủi ro: BIDV nên lập ra một bộ phận chuyên trách về phân tích tình hình thị trường, dự báo rủi ro, cung cấp các thông tin cho các chi nhánh. Đây là một biện pháp tích cực giúp cho các chi nhánh có thể lường trước các rủi ro, đề ra chính sách phù hợp hơn với xu thế kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên phân tích số liệu, chỉ ra những tồn tại của ngân hàng, chương 3
“Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc" của khóa luận đã trình bày các vấn đề sau:
Định hướng hoạt động của ngân hàng thời gian tới, gồm những định hướng chung theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và xu hướng cụ thể cho hoạt động thanh toán TDCT phù hợp với tình hình thực tiễn tại ngân hàng.
Đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài giải quyết các tồn tại của chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc ở chương 2 từ đó nâng cao chất lượng thanh toán TDCT.
Đề xuất kiến nghị với các bên liên quan nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho không chỉ chi nhánh mà các ngân hàng hiện nay thực hiện thanh toán quốc tế hay cụ thể là thanh toán TDCT hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Với xu thế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu dần trở thành động lực cho sự phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mỗi quốc gia. Hoạt động TTQT của ngân hàng chính là đòn bẩy cho hoạt động XNK mở rộng và phát triển. Việc thực hiện tốt dịch vụ thanh toán TDCT ngay từ bây giờ sẽ tạo nên uy tín, thương hiệu cho ngân hàng, là bước đón đầu trong tương lai bởi khách hàng tìm đến ngân hàng nhiều hơn, lợi nhuận thu về sẽ ngày càng tăng.
Thời gian qua, BIDV Vĩnh Phúc đã có những bước tiến nhất định trong việc thực hiện thanh toán TDCT. Qua phân tích tình hình thực tế tại ngân hàng, có thể thấy, thanh toán TDCT không phải là thế mạnh của ngân hàng, song cũng đã đáp ứng phần nào cho các doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện dịch vụ này còn không ít những tồn tại do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó việc nâng cao chất lượng thanh toán TDCT tại ngân hàng là cực kỳ cần thiết. Khóa luận “Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán TDCT đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh phúc ” đã hoàn thành những nhiệm vụ đề ra:
Thứ nhất, trình bày cơ sở lí luận cơ bản về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ, các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố tác động và đặc biệt là kinh nghiệm của hai ngân hàng Vietcombank và Techcombank.
Thứ hai, khái quát chung về chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc, phân tích thực trạng thông qua bảng biểu, số liệu cụ thể giai đoạn 2010 - 2012, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, tìm ra tồn tại và chỉ ra nguyên nhân. Những vấn đề thực tiễn này làm cơ sở đi sâu, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, kiến nghị thiết thực với tình hình hoạt động của ngân hàng.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp gắn liền với tồn tại đồng thời kiến nghị các bên liên quan. Các giải pháp đưa ra dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng tại ngân hàng. Ngân hàng cần vận dụng sáng tạo, thực hiện các giải pháp một cách linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng thanh toán TDCT tại ngân hàng mình.
Do điều kiện nghiên cứu có hạn cùng với sự hạn chế về hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đánh giá, nhận xét của các Thầy, Cô và ý kiến đóng góp của các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt:
Giáo trình:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiển (Chủ biên) - Giáo trình “Marketing căn bản” - NXB Học viện Ngân hàng, Hà Nội năm 2012.
2. TS. Đỗ Linh Hiệp - Giáo trình “Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu” - NXB Thống kê, Hà Nội năm 2010.
3. PGS.TS Đỗ Tất Ngọc - “Hoàn thiện môi trường luật pháp đối với TTQT ở nước ta” - NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2006.
4. PGS. TS. Nguyễn Thị Quy - “Thanh toán quốc tế bằng L/C, các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết” - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010.
5. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến - Giáo trình “Thanh toán quốc tế và trài trợ ngoại thương ” - Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội năm 2011.
6. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến - “Cẩm nang thanh toán quốc tế và tại trợ ngoại thương” - NXB Thống kê, Hà Nội năm 2012.
7. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến - Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại” - NXB Thống kê, Hà Nội năm 2012.
8. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến - Giáo trình “Tài chính quốc tế” - NXB Thống kê, Hà Nội năm 2010.
9. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến - “Hỏi - Đáp Thanh toán quốc tế” - NXB Thống kê, Hà Nội năm 2010.
10. PGS. Đinh Xuân Trình - Giáo trình “Thanh toán trong ngoại thương” - NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2003.
11. PGS. TS. Đinh Xuân Trình - “Cẩm nang sử dụng thư tín dụng - L/C - Tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 2007 ICC” - NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội năm 2008.
12. TS. Lê Thị Xuân (Chủ biên) - Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội năm 2011.
Tài liệu khác:
13. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc các năm 2010, 2011, 2012.
14. Báo cáo hoạt động TTQT của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc các năm 2010, 2011, 2012.
15. Biểu phí dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc, năm 2012.
16. Các nghị quyết, quyết định áp dụng tại Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc, năm 2012.
17. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc. 18. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, năm 2010.
19. Luật Doanh nghiệp, năm 2005.
20. Quy định tiêu chí thời gian đối với các nghiệp vụ L/C của Ngân hàng TMCP BIDV, năm 2012.
21. Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc, năm 2012.
22. Tạp chí Ngân hàng số 24, tháng 12/2011.
B. Tài liệu tiếng Anh
1. ICC - International Commercial Terms, 2000.
2. ICC - International Standard Banking Practice Under Documentary Credit, ISBP 681, 2007.
3. ICC - Supplement To The Uniform Customs And Practice For Documentary Credit For Electronic Presentation - eUCP 1.1, 2007.
4. ICC - The Uniform Customs and Practice for documentary credit - ICC publication No600, Paris.
C. Các website tham khảo
1. http://www.baovinhphuc.com.vn 2. http://www.bidv.com.vn
3. http://www.sbv.gov.vn
4. http://www.vietcombank.com.vn 5. https://www.techcombank.com.vn
Phạm Thị Bích Ngọc Lớp: TTQTC - K12