Kiến nghị đối với Chính phủ và các Ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 77 - 79)

3.3.1.1. Ồn định môi trường kinh tế vĩ mô

Hiện nay xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã và đang đem lại cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Kéo theo đó hoạt động XNK trở nên sôi động và đang đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Để XNK diễn ra thuận lợi, công tác thanh toán của ngân hàng phải chính xác, an toàn và hiệu quả. Đồng thời, muốn hoạt động TTQT của ngân hàng sẽ phát triển chỉ khi môi trường kinh tế ổn định và tăng trưởng bền vững.

Trong bối cảnh kinh tế thường xuyên thay đổi, để điều hành nền kinh tế cần nhìn nhận trong trạng thái động, do vậy, cơ quan điều hành cần nhận diện những đổi thay cơ bản của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến môi trường hoạt động chính sách cũng như môi trường hoạt động của DN; chú ý đến tính chu kỳ của nền kinh tế thế giới và Việt Nam để điều chỉnh các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có tính chiến lược; chủ động và nhanh chóng can thiệp vào nền kinh tế khi có khủng khoảng để giảm tác động lây lan để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Và cuối cùng, cần phải cải cách toàn diện để có một nền kinh tế ổn định và phát triển.

Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô đồng nghĩa tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh ra thế giới. Nếu Chính phủ tạo điều kiện hơn nữa, mở rộng hơn nữa để chào đón nước ngoài vào đầu tư thì sẽ làm cho thị trường Việt Nam ngày càng phát triển. Sự có mặt của đầu tư nước ngoài sẽ kéo theo sự cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nhưng đó cũng là động lực khiến các doanh nghiệp đổi mới và phát triển.

3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT, cán bộ TTQT phải tuân thủ đúng theo các luật lệ, tập quán thương mại quốc tế, tuy nhiên Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về TTQT

cũng như về thanh toán TDCT để hoạt động này ngày càng mở rộng, phát triển đồng thời phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra cho các đơn vị kinh doanh XNK.

Chính phủ cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Nhà nước ta cần sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống luật ví dụ như nghị định về TTQT đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua, người bán với giao dịch TTQT giữa các ngân hàng.Tạo ra hành lang pháp lý cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ thư tín dụng. Cho đến nay hầu hết các khách hàng đến yêu cầu mở L/C đều không có văn bản pháp lý có tính chất hợp đồng thỏa thuận giữa các bên.

Trong nghiệp vụ TTQT và cụ thể là thanh toán TDCT, các ngân hàng hầu hết chỉ áp dụng theo các thông lệ quốc tế như UCP, Incoterm... mà chưa có văn bản trong nước hướng dẫn cụ thể nào, bất cập ở chỗ những thông lệ quốc tế nếu mâu thuẫn với luật quốc gia thì luật quốc gia được ưu tiên vượt lên trước điều này khiến ngân hàng cũng như khách hàng rất lúng túng khi thực hiện TTQT và dễ gặp rủi ro. Do vậy cần có sự quan tâm và điều chỉnh nhất quán từ phía nhà nước, đồng bộ giữa các bộ, ngành có liên quan như Bộ thương mại, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục hải quan... để tránh những mâu thuẫn giữa nguồn luật trong nước và quốc tế, từ đó tạo ra một sân chơi công bằng nhằm tạo điều kiện cho TTQT phát triển.

3.3.1.3. Có chính sách phù hợp thúc đẩy hoạt động XNK

Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của ta chưa da dạng, chủ yếu là nông sản, thực phẩm, nguyên liệu thô... Kinh tế chủ yếu vẫn là nhập siêu, gây mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế. Do vậy trong thời gian tới cần có những biện pháp khuyến khích hoạt động XNK cũng như cải thiện cán cân TTQT:

Chính phủ nên ban hành các luật thuế XNK phù hợp, ổn định. Trên thực tế biểu thuế quy định của nhà nước ta luôn thay đổi làm cho doanh nghiệp không dự đoán được diễn biến thị trường trong tương lai nên gặp phải không ít khó khăn cho

chính họ và ngân hàng phục vụ. Ngoài ra, cần có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hiệu quả, cụ thể là quản lý công tác chống buôn lậu, trốn thuế, quản lý bằng hạn ngạch...

Tích cực thực hiện hoạt động đối ngoại, tăng cường mối quan hệ với các nước bạn hàng và mở rộng sang khu vực kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu...Bên cạnh đó, thành lập bộ phần dự báo thị trường nhằm tìm hiểu nhu cầu các nước cũng để có thông tin về tình hình giá cả kịp thời về thị trường trong nước cũng như quốc tế. Đây cũng là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro thanh toán.

Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu đi cùng với nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu. Việt Nam vốn có thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản, nhân công... tuy nhiên các sản phầm xuất khẩu còn rất hạn chế, đặc biệt việc xuất khẩu chủ yếu sản phẩm thô rồi nhập các sản phẩm chế biến về không những khiến người tiêu dùng phải chịu mức giá cao mà còn ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp. Do vậy, cần hạn chế xuất khẩu thô mà thay vào đó là các sản phẩm tinh, hơn nữa các sản phẩm không những đảm bảo về mặt chất lượng mà còn phải phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w