Giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 72 - 77)

3.2.2.1. Tăng cường thực hiện dịch vụ L/C hàng nhập

Dịch vụ L/C hàng nhập thường ngân hàng phải thực hiện những nghiệp vụ phức tạp, yêu cầu trình độ cũng như kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, phí thu từ dịch vụ này thường lớn hơn so với các dịch vụ khác. Do vậy, việc tăng cường dịch vụ L/C hàng nhập là cực kỳ cần thiết, không những chứng tỏ năng lực của ngân hàng mà còn mang lại nguồn thu lớn về dịch vụ. Như đã phân tích ở phần thực trạng, tình hình thanh toán và phát hành L/C hàng nhập của ngân hàng ngày càng giảm sút. Nguyên nhân do ngân hàng chýa quan tâm ðiing mức tới TTQT, hạn chế về nguồn ngoại tệ và trong khâu mở L/C còn nhiều thiếu sót. Để thúc đẩy dịch vụ L/C hàng nhập, ngân hàng cần thực hiện một cách toàn diện các biện pháp sau:

Tìm hiểu về nhu cầu, thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp trên địa bàn đang hướng tới. Từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra các gói dịch vụ phù hợp, kết hợp mở rộng hệ thống đại lý. Đây là biện pháp đi trước, đón đầu xu thế của các doanh nghiệp trong tương lai. Khi các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán, họ sẽ lựa chọn những ngân hàng có gói dịch vụ toàn diện, có quan hệ đại lý với ngân hàng nước bạn hàng như vậy nhằm tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp non trẻ, ngân hàng có thể hỗ trợ về nguồn vốn,củng cố

tình hình kinh doanh, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với những đối tác uy tín. Ngân hàng có thể đưa ra một vài hình thức tài trợ như cho vay ký quỹ, cho vay thanh toán, đưa ra gói phí dịch vụ ưu dãi... nhằm hỗ trợ cũng như thu hút hơn nữa khách hàng.

Tăng cường năng lực vốn cũng là một biện pháp quan trọng, bởi khi quyết định phát hành L/C, ngân hàng phải tính tới khả năng có thể chi trả được hay không. Nguồn vốn đảm bảo sẽ giúp ngân hàng thực hiện nhều món L/C hơn về mặt phát hành cũng như thanh toán.

Bên cạnh các biện pháp trên, những biện pháp trước mắt mà tác giả đưa ra cũng đều góp phần thúc đẩy dịch vụ L/C hàng nhập. Do vậy ngân hàng cần phối hợp triển khai toàn diện.

3.2.2.2. Củng cô nguồn ngoại tệ

Một trong những khó khăn của BIDV Vĩnh Phúc khi thực hiện thanh toán và phát hành L/C hàng nhập là thiếu ngoại tệ. Đây cũng là khó khăn chung của các ngân hàng Việt Nam bởi nước ta vốn là nước nhập siêu. Nếu không khắc phục tình trạng này, ngân hàng sẽ khó có khả năng thu được lợi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đồng thời không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi thanh toán qua ngân hàng. Để tăng nguồn ngoại tệ cho ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau:

Mở rộng đại lý thu đổi ngoại tệ, xây dựng các chính sách phù hợp để đảm bảo các đại lý hoạt động ổn định, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Tiếp cận các cơ quan có nguồn thu ngoại tệ nhằm thu hút nguồn tiền gửi, xây dựng các chính sách ưu đãi khuyến khích tổ chức kinh tế có nguồn vốn ngoại tệ ổn định gửi tại chi nhánh, chính sách ưu đãi không chỉ về mặt nguồn vốn và kết hợp với các bộ phận khác để có chính sách toàn diện về tín dụng, thanh toán, ngân quỹ...

Tiếp tục phát triển hoạt động chi trả kiều hối Western Union, vì nếu thực hiện tốt hoạt động này, sẽ có nhiều người ở nước ngoài gửi ngoại tệ về cho người thân ở Việt Nam thông qua ngân hàng. Những người thân của họ khi rút tiền thường

sẽ đổi ngoại tệ lấy VND để chi dùng.

Đẩy mạnh thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, tương lai... nhằm thu được chênh lệch giá, góp phần củng cố ngoại tệ cho ngân hàng.

Ngoài ra, một hoạt động truyền thống để thu hút lượng tiền gửi ngoại tệ trong những trường hợp cần thiết là tăng lãi suất huy động, khuyến khích các doanh nghiệp XNK mở tài khoản tại chi nhánh.

3.2.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng chứng từ

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế đã kéo theo sự phát triển ngày càng đa dạng của hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng. Nhằm phát triển phương thức thanh toán TDCT và đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng, ngân hàng cần triển khai các các biện pháp như:

Đa dạng hóa các loại L/C sử dụng: Hiện nay, việc sử dụng L/C tại chi nhánh vẫn tập trung vào hai loại L/C chủ yếu là L/C không hủy ngang, L/C không hủy ngang có xác nhận mà chưa thực hiện các loại L/C đặc biệt khác như L/C chuyển nhượng, L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng...Đây là một hạn chế lớn của chi nhánh bởi sử dụng ít loại L/C sẽ không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, vô hình chung đã hạn chế lượng khách hàng tìm đến ngân hàng. Do vậy việc đa dạng hóa các loại hình L/C là vô cùng cần thiết, tuy nhiên trước khi thực hiện, chi nhánh cần phải tổ chức nghiên cứu thị trường, quan tâm sâu sát đến nhu cầu để áp dụng những loại L/C có ý nghĩa thực tiễn cao trong kinh doanh, tránh đưa vào quá nhiều loại nhưng không sử dụng tới. Đây là cả một quá trình và cần thời gian để thực hiện. Song song với việc đưa vào các dịch vụ mới, chi nhánh cũng cần tư vấn cho khách hàng về ưu điểm của các loại L/C mới để kích thích sự quan tâm cũng như nhu cầu của họ.

Tích cực triển khai các nghiệp vụ hỗ trợ thanh toán TDCT như: bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, cho vay ký quỹ...Ngoài ra đi đôi với bảo lãnh là cần nâng cao chất lượng thẩm định, thực hiện đúng quy trình bảo lãnh đối với các loại L/C. Phát triển nghiệp vụ thanh toán sẽ du lịch, triển khai hệ thống rút tiền tự động đặc biệt

cần chú trọng nghiệp vụ thanh toán thẻ vì nghành du lịch Vĩnh Phúc đã và đang thu hút được nhiều du khách tới tham quan...

3.2.2.4. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả

Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh nếu ngân hàng nào có chất lượng dịch vụ tốt, nhiều ưu đãi dành cho khách hàng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiến hành thực hiện TTQT, do vậy để có thể cạnh tranh, về mặt lâu dài, chi nhánh cần đưa ra một chiến lược thu hút khách hàng cụ thể, hợp lý, bám sát với tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp XNK trên địa bàn:

Nghiên cứu tình hình thị trường trong nước, quốc tế và đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nắm bắt các xu thế trong tương lai để kịp thời đưa vào các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó cần đưa ra nhiều gói hỗ trợ vốn vay cho khách hàng, đây là một biện pháp mà phía chi nhánh cạnh tranh với BIDV Vĩnh Phúc là Vietcombank đang tích cực thực hiện và đã đạt được những thành công nhất định.

Phân loại khách hàng để từ đó có những chính sách phù hợp hơn. Có thể phân thành các nhóm khách hàng ưu tiên gồm các tổng công ty, các doanh nghiệp XNK lớn hoạt động trong các nghành dệt may, vật liệu xây dựng, phương tiện vân chuyển...; nhóm khách hàng thân quen gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có thời gian quan hệ làm ăn với ngân hàng; nhóm khách hàng tiềm năng là các khách hàng mới, lần đầu tới thực hiện giao dịch và hứa hẹn mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Tích cực giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàng về chức năng của các loại L/C, những lưu ý khi lập BCT, các điều luật, tập quán đang lưu ý...Bên cạnh đó đưa ra các mức phí hấp dẫn với các cấp độ khách hàng nhằm lôi kéo hơn nữa khách hàng về phía mình.

Tăng cường hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi hội thảo giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm thông tin cho khách hàng.

3.2.2.5. Phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ luôn là nhân tố quyết định thành công của một tổ chức. Trong giai đoạn hiện đại hóa ngành ngân hàng, đội ngũ nhân viên cũng phải nâng cao trình độ một cách tương ứng để đáp ứng được yêu cầu thực tế và phục vụ khách hàng hiệu quả. Do chi nhánh còn rất mới mẻ và đội ngũ nhân viên còn thiếu, kinh nghiệm còn non trẻ nên công tác đào tạo tổ chức cán bộ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chi nhánh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán TDCT và hạn chế thấp nhất mọi rủi ro phát sinh từ chi nhánh. Những biện pháp mà chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc cần thực hiện trong thời gian tới:

Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên sâu về chuyên môn, trang bị các kiến thức về rủi ro mà doanh nghiệp XNK Việt Nam thường gặp phải; tình hình kinh tế thế giới, triển vọng XNK của Việt Nam, tập quán, luật lệ và phổ biến các kỹ thuật mới áp dụng trên thế giới. Trong các lớp học này có thể mời chuyên gia nước ngoài có trình độ về giảng dạy.

Hàng năm nên tổ chức những cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ và tổ chức thi tuyển để có thể chọn ra những cán bộ có năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, chi nhánh nên tranh thủ các lớp tập huấn, đào tạo do BIDV tổ chức, các lớp đào tạo do các tổ chức phi chính phủ tổ chức và các tổ chức quốc tế tài trợ.

Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các thanh toán viên, tích cực lắng nghe ý kiến của họ, khuyến khích họ nêu ra các sáng kiến mới, thường xuyên phân tích các nhược điểm, các phản ánh của khách hàng từ đó tìm ra cách khắc phục.

Không chỉ quan tâm tới nghiệp vụ, cán bộ làm TTQT cũng cần phải chú ý tới tác phong giao dịch với khách hàng. Điều này giúp chi nhánh thu hút khách hàng mới đồng thời củng cố vững chắc những mối quan hệ đã xây dựng được.

Chú ý tới nguồn nhân lực bổ sung thay thế. Ngân hàng có thể thông qua các trường đại học để lựa chọn sinh viên có khả năng, năng lực đáp ứng được các nhu cầu của ngân hàng; cũng có thể tổ chức các cuộc tuyển chọn hoặc thông qua các cuộc điều chuyển nhân sự của BIDV.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc khoá luận tốt nghiệp 095 (Trang 72 - 77)