Các nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kĩ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 29 - 32)

1.3.2.1. Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuếch trương sản phẩm ... thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả.

1.3.2.2. Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng mà không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ đúng hạn.

1.3.2.3. Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro là thuật ngữ được dùng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu. Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói “rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là nhân tố khách quan ngoài dự đoán của doanh nghiệp.

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hỏa hoan, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp... Ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dang vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt thời hạn.

1.3.2.4. Tài sản bảo đảm

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn. Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay nhưng không đáng kể.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NHTM, tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM. Đặc biệt là các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM nói chung. Qua đó, trang bị những kiến thức cơ bản, những cơ sở lý luận chung giúp cho việc nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về thực trạng chất lượng tín dụng của Techcombank Bắc Ninh được đề cập trong chương 2 của khóa luận. Đồng thời tạo tiền đề cho việc dề xuất những giải pháp phù hợp, mang tính khả thi cao, góp phần nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cho ngân hàng kinh doanh ổn định, phát triển bền vững và có hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kĩ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w