Kiến nghị đối với Techcombank Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kĩ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 93 - 96)

Ngân hàng Techcombank Việt Nam cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả Ngân hàng và khách hàng.

Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing...vv. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ Ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu

cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.

Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất. Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

Bám sát với tình hình phát triển kinh tế toàn tỉnh, nắm vững các ngành nghề kinh doanh mà tỉnh đang chú trọng đầu tư, tìm đến các khách hàng tiềm năng như các doanh nghiệp do vốn đầu tư nước ngoài đổ vào...

Kết luận chương 3

Trên cơ sở vận dụng những lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng đã đề cấp trong chương 1 của khóa luận, kết hợp với tình hình thực tiễn về chất lượng tín dụng tại chi nhánh Techcombank Bắc Ninh, chương 3 đã đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ, đối với ngân hàng nhà nước và đối với ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là những biện pháp có tính khả thi, nó sẽ phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực của bản thân chi nhánh Techcombank Bắc Ninh cũng như sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình thực hiện. Hi vọng trong tương lai, chi nhánh sẽ vẫn duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đạt được, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của mình, góp phần cung cấp vốn một các hiệu quả nhất cho kinh tế tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng mà mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là mong muốn của riêng Techcombank Bắc Ninh mà còn là của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Với suy nghĩ đó, em chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh” đe phần nào đáp ứng mong muốn này.

Qua thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Techcombank Bắc Ninh, em nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trong hoạt động, hình ảnh và uy tín của chi nhánh cũng như toàn hệ thống. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì Techcombank Bắc Ninh cũng có một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phải là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho Ngân hàng phát huy có hiệu quả.

Với hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên nếu bài viết có những vấn đề còn nhiều sai sót trong việc đưa ra và làm rõ các nguyên nhân tồn tại và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại nói trên. Những giải pháp trong bài có thể còn thiếu tính thực tế, chưa xét đến bối cảnh cũng như điều kiện áp dụng. Nhưng em cũng mong rằng những giải pháp này sẽ có giá trị tham khảo đối với Ngân hàng, phần nào đưa ra phương hướng để mở rộng tín dụng trung dài hạn, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với việc cải thiện tình hình cho vay hiện nay tại Ngân hàng.

Ngô Mai Lan NHTMD - K12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Hồ Diệu (Chủ biên) - Giáo trình Tín dụng Ngân hàng - Học viện ngân hàng, NXB Thống kê, 2001

2. TS. Tô Kim Ngọc (Chủ biên) - Giáo trình Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê, 2005

3. Peter.S.Rose - Giáo trình Quản trị ngân hàng Thương mại (Commercial Bank Management) - Texas A&M University, NXB Tài chính, 2004

4. Nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

5. Nghị định số 11/ 2012 - NĐ/CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo

6. NHNN - Luật Ngân hàng Nhà nước

7. NHNN - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD

8. NHNN - Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của TCTD với khách hàng

9. Techcombank chi nhánh Bắc Ninh - Báo cáo tài chính - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán các năm 2010, 2011, 2012

10. Sổ tay tín dụng Techcombank Việt Nam

11. Thời báo Ngân hàng, Thời báo tài chính, Bản tin thông tin kinh tế, tài chính kinh doanh ...

12. Website: doan.edu.vn

www.tailieu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kĩ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 109 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w