2.2.1.1. Tổng dư nợ và tỷ l ệ sử dụng vốn
Tổng dư nợ cũng phản ánh một con số tăng. Năm 2010 con số tổng dư nợ là 5047 tỷ đồng đã tăng thêm 1415 tỷ với tỷ lệ 28% vào năm 2011. Đến năm 2012, tổng dư nợ tăng 13,9% tương ứng mức tăng 898 tỷ đồng và đạt 7360 tỷ. Chúng ta sẽ xem xét tổng dư nợ một cách cụ thể hơn qua Cơ cấu dư nợ tín dụng.
Ngô Mai Lan NHTMD - K12
Bảng 2.4: Tỷ l ệ sử dụng vốn năm 2010 - 2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Nợ nhóm 1 3349 4526 4884 1177 35,1 358 ^9- 2. Nợ nhóm 2 986 1094 1694 108 11,0 600 54,8 3. Nợ nhóm 3 584 142 20 -442 -75,7 -122 -85,9 4. Nợ nhóm 4 120 684 747 568 443,8 66 9,5 5. Nợ nhóm 5 8 12 15 4 50% 3 25%
(Nguôn báo cáo tông kêt của Techcombank Bac Ninh qua các năm)
Một xu hướng chung cho 3 năm được nhìn thấy khá rõ trong bảng trên. Tổng dư nợ và tổng vốn huy động đều tăng qua 3 năm song tốc độ tăn của tổng dư nợ cao hơn rõ rệt và với con số tuyệt đối xấp xỉ gấp 2 lần tổng vốn huy động. Năm 2011, tốc độ tăng của 2 chỉ tiêu lần lượt là 28% và 3,45% khiến cho tỉ lệ sử dụng vốn tăng nhanh và đạt 175,3%. Sang tới năm 2012, tỉ lệ này tiếp tục tăng lên tới 192,8% là do sự tăng của cả hai nhân tố tác động song tổng dư nợ tăng nhanh hơn tổng huy động với tỉ lệ là 13,9% và 3,52%.
Tỷ lệ sử dụng vốn của chi nhánh đang tăng lên và làm tăng khả năng sinh lời trong hoạt động của chi nhánh cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Mặc dù tổng dư nợ vượt trội hơn so với tổng vốn huy động, thoạt nhìn có thể thấy đó là vô lý và không tốt, song Techcombank ho ạt động với cơ chế tâp trung nửa phân tán, mọi quyết định cho vay lớn vẫn nằm ở Hội sở đồng thời nguồn vốn từ giao dịch nội bộ chiếm tỉ trọng lớn trong tài sản có của chi nhánh đã góp phần dung hòa tổng dư nợ.Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao không phải là điều hoàn toàn tốt, bởi vì khi nó tăng cao, tức là ngân hàng cần sử dụng tổng vốn huy động nhiều hơn để cho vay, nếu việc quản lý khoản vay không tốt thì rất dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, ảnh hưởng tất lớn tới khả năng thanh toán của chi nhánh cũng như ảnh hưởng tới toàn hệ thống.
2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng
Như đã phân tích ở trên ta thấy, Tổng dư nợ phản ánh một con số tăng. Năm 2010 con số tổng dư nợ là 5047 tỷ đồng đã tăng thêm 1415 tỷ với tỷ lệ 28% vào
Ngô Mai Lan NHTMD - K12
năm 2011. Đến năm 2012, tổng dư nợ tăng 13,9% tương ứng mức tăng 898 tỷ đồng và đạt 7360 tỷ. Chúng ta sẽ xem xét tổng dư nợ một cách cụ thể hơn qua Cơ cấu dư nợ tín dụng.
- Phân tích dư nợ tín dụng theo nhóm nợ
B ảng 2.5: Tình hình dư nợ theo nhóm nợ
______________________ x~ — — — — — — — — -S
! Năm 2010 ;______________________! Năm 2011 ! ; Năm 2012 ì
Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của chi nhánh được thể hiện khá rõ ràng trên các nhóm nợ từ 1 đến 5. Nhìn vào bảng 3 ta thấy, mặc dù dư nợ ở các nhóm nợ có
2010 2011 2012 11/10 12/11
thể không theo một xu hướng nhất định, mỗi năm cơ cấu dư nợ thay đổi khác nhau song nó đều thể hiện một sự tăng trong tổng dư nợ. Nợ loại 1 chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, nó tăng 1177 tỷ tương ứng tỷ lệ tăng 35,1% so với năm 2010, tới năm 2012 con số nợ nhóm 1 là 4884 tỷ sau khi tăng 358 tỷ so với năm 2011. Tỉ trọng của nó trong 3 năm lần lượt là 66,36%, 70,4% và 66,35%. Mặc dù từ năm 2011 sang năm 2012, tỷ trọng nợ nhóm 1 có bị giảm là do tốc độ tăng của tổng dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của nợ nhóm 1, nhưng xét về số tuyệt đối thì nó vẫn được ghi nhận là tăng. Đây là nợ có khả năng thu hồi cao hơn nợ nhóm dưới, chứng tỏ ngân hàng vẫn duy trì cơ cấu dư nợ khá an toàn, khả năng mở rộng tín dụng tốt nếu chi nhánh vẫn kiểm soát được doanh số cho vay và thu nợ của mình song cần thận trọng để không bị chuyển nhóm nợ dưới do tỷ trọng của nó quá lớn và phải giám sát rất chặt.
Chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 sau nợ nhóm 1 là nợ nhóm 2 với tỉ trong 3 năm lần lượt là 19,54%, 16,93% và 22,94%. Nợ nhóm 2 năm 2010 là 986 tỷ, nó tăng thêm 108 vào năm 2011 và đạt mừc 1094 tỷ. So với năm 2011, nọ nhóm 2 của năm 2012 tiếp tục tăng thêm 600 tương ứng tỷ lệ tăng khá lớn là 54,8% và đạt 1694 tỷ. Việc tăng mạnh của nợ nhóm 2 có thể là do sự cải thiện của nhóm nợ xấu bên dưới song sẽ là đáng chú ý khi việc tăng một phần do chuyển nhóm nợ 1 xuống. Đặc biệt nhìn vào biểu đồ cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ, nhóm nợ loại 5 liên tục tăng, mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ trong 3 năm tương ứng là 0,16%, 0,18% và 0,2% song nó cũng phản ánh phần nào vấn đề tín dụng cần được chú ý do đó là nợ không thể hoàn trả. Chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn trong phần tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi. Hơn nữa, nhóm nợ loại 4 đang dần tăng khá rõ rệt và chiếm tỉ trọng chú ý trong cơ cấu của năm 2011 và 2012 là 10,77 và 10,35%, nó rất có nguy cơ trở thành nợ nhóm 5 và tiếp tục mở rộng từ các nhóm nợ trên. Hiện tượng này xảy ra có thể do Bắc Ninh là một tỉnh đang phát triển khá mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, hiện nay công nghiệp đang chiếm tỉ trọng lớn, các doanh nghiệp đổ về các khu công nghiệp mới vs những ngành nghề đa dạng, đòi hỏi một lượng vốn lớn và họ tìm tới vốn vay. Hơn nữa, Chi nhánh cũng như các đơn vị phòng giao dịch quá chú trọng vào việc mở rộng tín dụng, tăng cường tìm khách hàng cho vay, tao mọi điều kiện để giải ngân
Ngô Mai Lan NHTMD - K12
mà quên mất chất lượng tín dụng đang dần có bộc lộ điểm không tốt. Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng phần nào thể hiện việc mở rộng quy mô tín dụng, đây là một dấu hiệu tốt song với sự xuất hiện và tăng lên của các nhóm nợ 4, 5 lại đưa ra một dấu hỏi cho chi nhánh về việc quản lý, giám sát và thu hồi nợ.
- Phân tích dư nợ tín dụng theo nhóm khách hàng
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ theo nhóm khách hàng
2. Cho vay CN 984 1027 1408 43 4,4 381 37,1
cá nhân và doanh nghiệp. Cho vay doanh nghiệp năm 2011 tăng 1372 tỷ tương ứng với mức tăng 33,8% so với năm 2010, tới năm 2012 tiếp tục tăng thêm 517 tỷ so với 2011 và đạt 5952 tỷ đồng. Cho vay cá nhân mặc dù nhỏ song vẫn đánh dấu một sự tăng rõ rêt, mức tăng của 2 năm 2011 và 2012 là 43 và 381 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 4,4% và 37,1% đạt tới 1027 và 1408 tỷ đồng. Có thể thấy chi nhánh dần mở rộng tín dụng cho vay cá nhân và thấy được tiềm năng cho vay với đối tượng này cũng là một hình thức cho vay an toàn hơn với khả năng chứng minh thu nhập hoặc thế chấp của cá nhân người vay.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Số
tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Tổng dư nợ 5047 6462 7360 1415 28,0 898 13.9
2. Ngăn han 3908 4683 5171 775 19,8 488 10,4
3. Trung, dài hạn 1139 1779 2189 640 56,2 410 23,0 Bi êu đô 2.3: Cơ câu tín dụng theo nhóm khách hàng
Cơ cấu cho vay phản ánh một tỉ trọng vượt trội của cho vay doanh nghiệp đối với khách hàng cá nhân. Tỉ trọng cho vay doanh nghiệp chiếm 80,5%, 84,1% và 80,9% vào các năm 2010, 2011, 2012 và mặc dù có sự tăng giảm nhỏ trong tỉ trọng song về con số tuyệt đối vẫn tăng. Cho vay cá nhân mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ, nhỏ hơn cho vay doanh nghiệp 4 -5 lần song có thể thấy chi nhánh vẫn quan tâm và mở rộng cho vay với đối tượng này do con số tuyệt đối vẫn liên tục tăng với số liệu 3 năm lần lượt là 984, 1027, 1408 tỷ đồng. Việc mở rộng cho vay với khu vực khách hàng doanh nghiệp là khá tất yếu đối với chi nhánh Bắc Ninh. Đó là do hiện nay các doanh nghiệp ở Bắc Ninh ngày càng nhiều và lớn mạnh, cùng với sự ra đời đáng kể của các doanh nghiệp mới kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, sản phẩm phụ gia... Việc cho vay cũng như tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp và khu công nghiệp là một hướng đi tốt cho Ngân hàng không chỉ với vấn đề cho vay mà còn nâng cao huy động và các sản phẩm dịch vụ khác.
- Phân tích dư nợ tín dụng theo thời gian
Ngô Mai Lan NHTMD - K12
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo thời gian
Quan sát bảng tình hình dư nợ kết hợp với biểu đồ cơ cấu ta thấy: Tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn trên tổng dư nợ của chi nhánh trong cả 3 năm 2010, 2011, 2012 với tỷ lệ lần lượt là 77,43%, 72,47% và 70,23%. Mặc dù tỉ trọng có xu hướng giảm nhẹ song về con số tuyệt đối, tín dụng ngắn hạn vẫn tăng như sau: năm 2010 con số này là 3908 tỷ đồng, nó tăng 775 tỷ tương ứng mức tăng 19,8% cho năm 2011, sang tới năm 2012 cho vay ngắn hạn đạt 5171 tỷ đồng, tăng 448 tỷ so với năm 2011 và tương ứng với tỷ lệ tăng 10,4%. Sở dĩ như vậy là do hai lý do khác nhay xuất phát từ hai phía ngân hàng và khách hàng. Về phía khách hàng, do lãi suất cho vay có biến động tăng mặc dù nhà nước đã áp trần lãi suất
cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho vay, nhiều nhà đầu tư cân nhắc chuyển quyết định vay vốn từ trung dài hạn sang ngắn hạn. Mặt khác, về phía ngân hàng, những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiểu rủi ro, món vay ngắn hạn sẽ mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh hơn tạo cơ hội chuyển sang cho vay có lợi hơn.