2.2.1.1. Những kết quả đạt được
Mặc dù môi trường cho hoạt động tín dụng của các NHTM trong những năm qua không mấy thuận lợi, song được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ của các cơ quan và đặc biệt là sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên, dù mới đi vào hoạt động được 7 năm, trải qua rất nhiều biến động của nền kinh tế, chi nhánh Techcombank Bắc Ninh đã dạt được những thành tích đáng kể như: nguồn vốn tăng trưởng cao, dư nợ tín dụng ngày càng tăng, các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng với mức lãi suất và phí cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rông cơ hội kinh doanh, tăng cường hợp tác quốc tế...
Đặc biệt trong công tác tín dụng, chất lượng tín dụng của chi nhánh được nâng cao thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
Một là: Quy mô cho vay tăng nhanh tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng những khoản tín dụng lành mạnh.
Quy mô cho vay tăng nhanh cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ. Dư nợ toàn chi nhanh tăng 2313 tỷ đồng, từ 5047 tỷ năm 2010 đến 7360 tỷ vào cuối năm 2012 tương đương với tốc độ tăng là 45,83%. Dư nợ tăng là nguồn bổ sung vốn cần thiết cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất. thực hiện hiệu quả các dự định sản xuất kinh doanh của mình. Ngày càng có nhiều khách hàng vay vốn đến với chi nhánh, điều này thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng tốt, góp phần mở rộng các khoản tín dụng lành mạnh với chất lượng tốt, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Hai là: Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ giảm
Tỷ lệ này giảm từ 14,1% năm 2010 xuống còn 10,6% vào năm 2012. Điều này phản ánh một xu hướng tốt cho chi nhánh, cũng như việc giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn cũng góp phần làm giảm nguy cơ mất vốn, giảm nguồn vốn ứ đọng và cũng giúp chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng.
Ba là: Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng
Chỉ tiêu này tăng với tốc độ nhanh chóng là 252,5%, cụ thể là từ 39271 tỷ năm 2010 lên tới 138427 tỷ năm 2012. Đây là một con số rất đáng mừng của chi nhánh đặc biệt là trong nỗ lực mở rộng tín dụng với khối khách hàng doanh nghiệp. Thu nhập này đóng góp tỉ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh, là tiền đề cho việc tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao tính bền vững trong hoạt động.
Bốn là: Tỷ lệ dư nợ có đảm bảo tăng
Tỷ lệ này tăng từ 55,33% vào năm 2010 lên 68,89% năm 2012 đã khẳng định hơn nữa việc chú trọng vào độ an toàn của khoản vay của chi nhánh. Do đây là nguồn thu nợ thứ hai nếu khách hàng không trả nợ hoặc cố tình không trả nợ sẽ giúp cho hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn, chất lượng tín dụng nâng cao hơn.
Năm là: quy trình tín dụng khá chặt chẽ nghiêm ngặt song linh hoạt
Với việc phân chia quy trình tín dụng thành ba giai đoạn riêng biệt, có thể nói tính chuyên môn hóa cao được thực hiện trong chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống Techcombank nói riêng. Mỗi bộ phân chịu trách nhiệm ở một khâu độc lập nhưng có sự phối hợp chặt chẽ nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.
Về mặt thời gian, ngay khi thu nhập hoàn chỉnh hồ sơ và thông tin khách hàng, CVKH sẽ lập báo cáo thẩm định trình lên các cấp lãnh đạo. Nếu khoản vay nhỏ và đơn giản thuộc thẩm quyền chi nhánh thì chỉ trong vòng hai ngày khách hàng sẽ được thông báo về hạn mức và thời hạn tín dụng phê duyệt. Với khoản vay có giá trị lớn, sau hai ngày kể từ khi thu nhập hồ sơ, CVKH sẽ trình lên ban thẩm định để đưa ra quyết định cho vay hay không. Như vậy, quy trình tín dụng với cách phân cấp theo hạn mức một mặt giúp quá trình thẩm định kỹ lưỡng, giảm rủi ro cho chi nhánh mặt khác vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.
2.2.1.2. Nguyên nhân đạt được
Đạt được những kết quả nói trên là nhờ sự chỉ đạo hợp lý của ban lãnh đạo chi nhanh, cùng với nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên tín dụng cũng như cấc cán bộ trong bộ phận xử lý nợ, cụ thể là:
Thứ nhất: Cơ chế cho vay được sửa đổi hoàn thiện hơn, công tác thẩm định
trước cho vay được thực hiện nghiêm túc hơn. Đồng thời, gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng với từng khoản vay mà họ thực hiện, các khoản vay sau khi cán bộ tín dụng thẩm định đều được trình lên hội đồng xét duyệt thông qua.s
Thứ hai: Chi nhánh rất coi trọng vấn đề TSĐB trong cấp tín dụng thể hiện ở
việc dư nợ có đảm bảo ngày càng tăng. Với mỗi khoản tín dụng đều yêu cầu TSĐB có giá trí lớn tương đương như đất đai, máy móc, nhà xưởng... hoặc đảm bảo bằng chính tài sản hình thành trong tương lai. Công tác thẩm định TSĐB được chú trọng bằng việc có các nhân viên chuyên thẩm định kết hợp với thông tin từ cơ quan định giá,,, đồng thời đánh giá mức độ biến động giá trị tài sản trong tương lai có đủ khả năng đảm bảo khoản tiền đã cấp hay không.
Thứ ba:Công tác thu nợ quá hạn, nợ khó đòi đã được chú trọng hơn, phân loại nợ quá hạn,kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên, chia làm nhiều đợt trong năm, hình thức kiểm tra đa dạng bao gồm kiểm tra đột xuất hồ sơ vay của khách hàngđồng thời kiểm tra định kỳ hồ sơ tín dụng còn dư nợ. Đặc biệt chi nhánh đã áo dụng các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn nợ quá hạn như giãn nợ, gán nợ, gia hạn nợ.
Thứ tư: Chi nhánh có mạng lưới giao dịch rộng khắp địa bàn tỉnh, tạo thuận
lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn vay. Đa số cán bộ tại chi nhánh được đào tạo cơ bản, nhiệt tình công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm huyết với nghề, không quản ngại khó khăn. đã tiếp cận và mở rộng cho vay tới các khách hàng trong mọi thành phần, mọi ngành nghề kinh tế. từ chi nhánh tới các phòng giao dịch đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn, phát động thi đua, chính sách khen thưởng.
Thứ năm: Thực hiện đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục, thực hiện mô hình giao
dịch một cửa, tận tình hướng dẫn khách hàng. Chi nhánh đã từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn tài chính giúp khách hàng nâng cao hiệu quả
các dự án SXKD, thúc đẩy họ sử dụng vốn đúng mục đích, giúp họ hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn xem xét các vấn đề về thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập... của khách hàng trong phạm vi cho phép.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế về chất lượng tín dụng
Bên cạnh những thành tích mà chi nhánh đã đạt được, tình hình chất lượng tín dụng của chi nhánh còn những hạn chế sau đây:
Một là: Tỷ lệ nợ quá hạn tăng
Đây là một dâu hiệu không tốt đầu tiên trong công tác tín dụng của chi nhánh. Măc dù có giảm nhẹ từ năm 2010 xuống 30% vào năm 2011 nhưng lại tăng ngày trở lại lên 30,6% năm 2012. Điều này the hiện những thiếu xót trong chất lượng tín dụng của chi nhánh, trình độ của cán bộ tín dụng còn chưa đủ khả năng phân tích và theo dõi được khoản tín dụng của mình hoặc những nỗ lực trong công tác thu hồi, xử lý nợ không tốt.
Hai là: Nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng về số tuyệt đối
Nợ quá hạn năm 2012 ở mức rất cao là 2476 tỷ đồng, tăng 540 tỷ so với năm 2011 và tăng 778 tỷ so với năm 2010. Đồng thời nợ xấu cũng tăng với tốc độ 9,83% từ 712 tỷ năm 2010 lên 782 tỷ năm 2012. Ngân hàng sẽ phải mất thêm một khoản chi phí khác lớn cho việc quản lý và thu hồi nợ làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, mặt khác, nếu số nợ này trở thành nợ khó đòi hoặc nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do nợ bị chiếm dụng trong khi đó, ngân hàng phải giữ một khối tài sản khổng lồ đối với các khoản vay có đảm bảo mà giá trị cứ giảm dần theo thời gian. Còn nếu không có TSĐB thì lại càng rủi ro cao cho ngân hàng do khả năng mất vốn càng lớn.
Ba là: Nợ không có khả năng thu hồi tăng lên
Năm 2012, nợ nhóm 5 ở mức 15 tỷ, tăng so với cả 2 năm trước với tỷ lệ tăng so với năm 2011 là 25% và so với 2010 là 87,5% tức là với tốc độ rất nhanh. Đây là điều rất không tốt cho chất lượng tín dụng của ngân hàng do đây là khoản nợ gây ra nhiều rủi ro nhất, khả năng mất vốn đã cấp là rất cao nếu như khả năng xử lý TSĐB kém hoặc giá trị TSĐB giảm không còn đủ đảm bảo cho khoản vay nữa.
Bồn là: Vòng quay vốn tín dụng giảm
So với năm 2010, vòng quay vốn tín dụng năm 2012 giảm với tốc độ là 21,9% và ở tại mộc 1,39 lần. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay trung dài hạn của chi nhánh liên tục tăng trong tổng dư nợ, điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác thu nợ và luân chuyển vốn tín dụng, đặc biệt là thời hạn cho vay dài thường rủi ro hơn nhiều thời hạn cho vay ngắn về rủi ro lãi suất, tỷ giá... đặc biệt là rất có nguy cơ mất vốn khi ngân hàng sử dụng vốn ngắn ngạn để cho vay trung dài hạn.
Năm là: Tỷ lệ xử lý TSĐB giảm nhưng nợ thu hồi từ xử lý TSĐB lại tăng
Tỷ lệ xử lý TSĐB giảm từ 78,32% năm 2010 xuống 59,43% năm 2012. Sự giảm này có thể là tốt song xét đi đôi với việc tăng lên trong con số tuyệt đối của nợ thu hồi từ xử lý TSĐB thì lại thể hiện chất lượng tín dụng không tốt. Nợ thu hồi tăng liên tục trong 3 năm từ 1330 tỷ lên 1472 tỷ năm 2012. Điều này cho thấy khách hàng không trả được nợ tăng lên, số nợ cần thu hồi buộc phải tăng nhưng vẫn chưa cân đối với số nợ quá hạn cần thu hồi. Ngân hàng phải áp dụng biện pháp xử lý TSĐB với nhiều món vay hơn, làm tăng chi phí hoạt động.
Sáu là: Quy trình tín dụng đòi hỏi nghiêm ngặt về hồ sơ giấy tờ, đôi khi gây khó khăn cho cả CVKH và khách hàng. Sự phối hợp của nhiều bộ phận mặc dù làm giảm rủi ro cho ngân hàng nhưng tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ. Hơn nữa, đôi khi phải kéo dài hơn với các khoản vay lớn vượt thẩm quyền phê duyệt.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế đó a. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Thứ nhất: Công tác thu nhập thông tin thường dựa và số liệu do khách hàng
cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt, dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Việc xét duyệt cho vay và quản lý vốn vay đối với các khách hàng vay vốn chưa tốt, thiếu các thông tin trung thực cần thiết về tình trạng nợ nần, hiệu quả kinh doanh của khách hàng nên không tránh được rủi ro. Mặc dù Ngân hàng Techcombank đã có phòng chuyên trách thông tin
phòng ngừa rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự là công cụ tốt để ngăn ngừa rủi ro, tiêu cực trong Ngân hàng.
Thứ hai: trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chưa toàn diện. Khả năng
phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng.
Thứ ba: Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay đôi khi còn mang tính hình
thức, không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.
Thứ tư: Việc đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của tài
sản đôi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm chất lượng tín dụng. Mức giá của các loại tài sản đảm bảo này thường không ổn định nên việc định giá đúng là rất khó khăn. Đối với các tài sản thế chấp thuộc loại hình máy móc thiết bị thì theo quy định, Ngân hàng yêu cầu không phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc này thường được mua đi bán lại nhiều lần nên các doanh nghiệp thường không có giấy tờ sở hữu các tài sản đó. Điều này làm ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng Ngân hàng.
b. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Một là: Do năng lực quản lý và kinh doanh kém
Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ khi người quan lý kém năng lực, đưa ra các dự án kém chất lượng và không hiệu quả, làm tăng chi phí hoạt động chi doanh nghiệp, gây ra nhiều thiệt hại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đó là do khả năng quản lý không theo kịp tốc độ tăng trưởng gây ra quá tải trong điều hành hoặc do việc thường xuyên thay đổi người điều hành.
Hai là: Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém
Thể hiện ở quy mô tài chính và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án thấp... Ngân hàng thường yêu cầu một tỷ lệ tham gia tối thiểu từ vốn tự có của doanh nghiệp vào dự án nhưng khách hàng
thường không đảm bảo được tỷ lệ đó và dựa phần lớn vào nguồn vốn vay. Việc này gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng khi bị phụ thuộc vào sự thành công của dự án.
Ba là: Do khách hàng cố tình gian lận
Một thực thế tồn tại là tình trạng khách hàng vay vốn luôn đối phó với ngân hàng qua việc cung cấp số liệu không trung thực mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan có thẩm quyền phế duyệt. Tính không minh bạch từ khách hàng có thể từ việc gian lận liên quan đến các báo cáo tài chính kế toán, gian lận về TSĐB, gian lận để ngụy tạo uy tín lợi dụng quan hệ để được cho vay... Việc này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh cũng như quản lý vốn vay của người vay. Có thể gây ra nhiều tổn thất cho ngân hàng nếu không kịp thời phát hiện và xử lý triệt để.
Bốn là: Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và không có thiện chí trả
nợ. Họ có thể dùng một phần thậm chí toàn bộ vốn cho mục đích khách như mua sắm vật dụng, tài sản cá nhân. Điều này rất nguy hiểm vì khách hàng có thể không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn gây ra tình trạng nợ xấu cho ngân hàng. Hoặc một số khách hàng cố tình không trả nợ mặc dù kỳ kinh doanh có thu được lợi, điều này thực sự gây khó khăn cho các nhân viên tín dụng của ngân hàng.