Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHTMCP công thương chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 40 - 48)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam -Chi nhánh Đống Đa Chi nhánh Đống Đa

2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương — Chi

nhánh Đống Đa

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công Thương là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với một Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm.

Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Đống Đa được thành lập từ tháng 7/1988 theo nghị định 53/HĐBT chuyển từ NHNN quận Đống Đa thành Ngân hàng Công Thương Đống Đa trực thuộc ngân hàng Công Thương thành phố Hà Nội. Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, Ngân hàng Công Thương quận Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam - một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất trong cả nước, có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ theo pháp lệnh của ngân hàng. Tính đến năm 1998, Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Đống Đa hoạt động trên hai quận: quận Đống Đa và quận Thanh Xuân (đến năm 1999 thành lập Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Thanh Xuân).

Tính đến hết năm 2012, NHCT Đống Đa có 1 trụ sở với 8 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm đặt tại quận Đống Đa. Quận Đống Đa với 21 phường, được xếp vào một trong những quận rộng và đông dân nhất thành phố Hà Nội, tập trung nhiều tổ chức kinh tế như: doanh nghiệp quốc doanh lớn, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân... hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Với địa bàn hoạt động rộng, khách hàng đa dạng và phương châm hoạt động đúng đắn “Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank”, nên mặc dù phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều ngân hàng khác trên cùng địa bàn song Ngân hàng TMCP Công

Thương - chi nhánh Đống Đa luôn được nhiều khách hàng tìm đến và tạo ra được mối quan hệ thường xuyên.

Bộ máy tổ chức Chi nhánh NHCT Đống Đa bao gồm có 10 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Sau đây là sơ đồ tổ chức tại chi nhánh:

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCT Đống Đa

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính NHTMCPCTVN-CN Đống Đa)

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh

Năm 2012 là một năm chứng kiến quá nhiều biến động và thách thức đối với nền kinh tế. Trên thế giới, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil...đều không còn giữ được

Số tiền ±% Số tiền ±%

phong độ tăng trưởng lạc quan như những năm trước đó. Nhìn chung là tình hình kinh tế tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn.tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Đối với nền kinh tế Việt Nam, năm 2012 dù đã thực hiện khá tốt việc kiểm soát lạm phát, kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhưng tăng trưởng GDP thấp, tiếp tục xuất siêu cũng như bội chi ngân sách Nhà nước, hàng tồn kho đang ở mức cao, thị trường chứng khoán, bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản. đây thực sự là những thách thức cho nền kinh tế cũng như hoạt động ngân hàng.

Vì vậy năm 2012 đã phát sinh nhiều vấn đề trong ngành ngân hàng. Nợ xấu đang đe dọa sự phát triển của nhiều ngân hàng, chính sách quản lý vàng tạo nhiều biến chứng gây rối loạn thị trường, tiến độ tái cơ cấu không như kỳ vọng, tăng trưởng tín dụng thấp, có ngân hàng tăng trưởng âm. Tuy nhiên vẫn có những điểm sáng đáng chú ý trong hoạt động của hệ thống NHTM như huy động vốn tăng trưởng cao và thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện rõ rệt.

Để đánh giá kết quả hoạt động tại NHCT Đống Đa chúng ta xem xét một số hoạt động chính củ a Ngân hàng.

- Huy động vốn - Hoạt động cho vay

- Kết quả hoạt động của Chi nhánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận.

2.1.1.1. Hoạt động huy động vốn.

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và các dịch vụ khác. Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Ngân hàng, đồng thời đây là hoạt động nền tảng để phát triển các hoạt động khác.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, giai đoạn năm 2010-2012, NHNN đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạ lãi suất và ổn định kinh tế vĩ mô gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp quyết liệt và tích cực như quản lý chặt chẽ cân đối vốn, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phục vụ khách hàng, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dần qua các năm từ năm 2010-2012 và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của năm 2012 giảm mạnh vì năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14% từ đầu năm xuống còn 8% cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế như lạm phát vẫn ở mức cao, kinh tế tăng trưởng thấp, thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng lớn tới công tác huy động vốn của NHCT Đống Đa.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa và cả hệ thống NHCT Đơn vị: tỷ đồng

Tổng vốn huy động

của NHCT 339.699 420.928 23,9% 460.082 9,3% Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng vốn huy

động 4.350 100% 6.543 100% 8.244 100% Tiền gửi VND 3.850 88,5% 5.736 87,7% 7.255 88%

Tiền gửi ngoại

tệ 500 11,5% 807 12,3% 989 12%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh và Báo cáo tài chính của NHCT)

So với cả hệ thống NHCT thì tình hình huy động vốn của chi nhánh Đống Đa được đánh giá là rất tốt, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của chi nhánh luôn lớn hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng vốn huy động trung bình toàn hệ thống NHCT.

> Cơ cấu huy động vốn tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ của NHCT Đống Đa được biểu diễn dưới bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ

nhánh Đống Đa chủ yêu là bằng đồng Việt Nam, nguồn vốn này tăng dần, tăng trưởng ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 44%. Tỷ lệ huy động vốn giữa VND và ngoại tệ không có sự thay đổi nhiều qua các năm, trong đó tỷ trọng huy

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền ±% Số tiền ±% Tổng dư nợ chi nhánh 2.000 3.500 75% 4.545 29,9% Tổng dư nợ của NHCT 234.205 293.434 25,3% 333.356 13,6%

động bằng VND chiếm 88%. Qua đây thấy cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của chi nhánh khá ổn định, huy động vốn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng vốn theo loại tiền.

> Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh)

Nhìn chung, cả hai nguồn vốn huy động đều tăng trưởng qua các năm:

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Tỷ trọng nguồn

vốn này trong tổng nguồn vốn ngân hàng tăng dần, từ 42,5% từ năm 2010 lên 50,9% năm 2011 và năm 2012 là 54,4%. Lượng vốn từ tổ chức kinh tế của chi nhánh lớn nhưng tính ổn định không cao vì đây chủ yếu là các khoản tiền gửi vào

nhằm mục đích thanh toán, thường là ngắn hạn và chi phí lãi suất thấp.

- Nguồn vốn từ dân cư cũng có xu hướng tăng về quy mô. Ta thấy nguồn vốn từ dân cư có xu hướng tăng ngày càng cao và ổn định. Đây thường là những nguồn

vốn ổn định nhưng lại có chi phí cao và khá nhạy cảm với lãi suất và các yếu

tố thị

trọng giữa nguồn vốn huy động từ TCKT và nguồn vốn huy động từ dân cư.

2.1.1.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM là “đi vay để cho vay” bằng cách huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và kinh doanh vốn đó nhằm thu lợi nhuận. Vì vậy, huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một quá trình, đòi hỏi ngân hàng cần giải quyết tốt hai mặt này để có có thể cạnh tranh và phát triển. Thực hiện phương châm: “An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững” hoạt động sử dụng vốn, thực hiện chỉ đạo ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: “Công tác sử dụng vốn linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả, chú trọng tăng trưởng cho vay ngắn hạn, kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ, chi nhánh luôn quan tâm dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc. Chi nhánh tạo mọi điều kiện hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, tư vấn các biện pháp giúp khách hàng đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Về chất lượng tín dụng, chi nhánh luôn quan tâm chú ý đến việc nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, chọn lọc khách hàng chất lượng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng.

Bảng 2.4. Tình hình dư nợ tín dụng của NHCT Đống Đa và cả hệ thống NHCT Đơn vị: tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay năm 2011 tăng mạnh so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 75%. Năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh so với năm 2012. Những khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng (tăng trưởng âm trong 5 tháng đầu năm) và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và tiêu dùng của mọi thành phần nền kinh tế, tuy nhu cầu vay vốn vẫn cao nhưng các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì tình hình hoạt động kinh doanh suy yếu . Tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống NHCT (năm 2011 là 25,3% và

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị ±% Giá trị ±% Dư nợ ngắn hạn 1.580 2.868 81,5% 3.821 33,2%

Tỷ trọng 79% 81,9% 84%

Dư nợ trung dài hạn 420 632 50,5% 724 14,6%

Tỷ trọng 21% 18,1% 16% Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền ± ±% Số tiền ± ±%

Lợi nhuận chưa trích

lập DPRR 130 185 55 42,3% 225 40 21,6% Lợi nhuận đã trích lập 100 145 4

năm 2012 là 13,6%) thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh Đống Đa cao hơn rất nhiều, đây có thể coi là thành tích lớn của NHCT chi nhánh Đống Đa.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)

Dư nợ cho vay của Chi nhánh chủ yếu là VND chiếm hơn 80% . Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay đối với đồng ngoại tệ cũng tăng dần qua các năm, đạt 20% tổng dư nợ năm 2012. Chi nhánh tuân thủ chặt chẽ chỉ thị của NHNN, kiểm soát chặt cho vay bằng ngoại tệ, song vẫn hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ phục vụ mục đích xuất, nhập khẩu.

Bên cạnh cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh phân loại theo đơn vị tiền tệ có xu hướng biến động thì cơ cấu dư nợ cho vay phân theo kì hạn cho vay cũng có sự chuyển dịch nhỏ từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, mà tình hình cụ thể được biểu hiện qua bảng dưới đây. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh luôn ở mức cao (80%) và có xu hướng tăng. Ngược lại, dư nợ trung và dài hạn lại giảm tỷ trọng dù mức cho vay vẫn tăng đều qua các năm. Có một thực tế là nhiều ngân hàng thận trọng với các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn bởi nó liên quan tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của ngân hàng mình.

Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh) 2.1.1.3. Lợi nhuận của Chi nhánh qua các năm.

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp.

Lợi nhuận là cái đích mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến, được đo bằng khoản chênh

lệch giữa tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí phát sinh tương ứng. Trong giai đoạn

2010 -

2012 nền kinh tế có nhiều khó khăn, tuy nhiên NHCT Đống Đa vẫn đạt được mức lợi

nghiệp chủ sở hữu (tỷ đồng)

Tổng số 312.642 10.771.216 15.194.460 4.775.520 5.809.898 DNNN 3.234 1.584.798 5.116.516 1.154.664 2.619.916

Tỷ trọng 1% 14% 33,7% 24,2% 45,1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

Lợi nhuận chưa trích lập DPRR của Chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2010 Chi nhánh thu về 130 tỷ đồng trong đó trích 30 tỷ đồng cho DPRR. Năm 2011, mức lợi nhuận chưa trích lập DPRR là 185 tỷ đồng ( tăng 42,3%) so với năm 2010, trong đó mức trích lập DPRR cũng tăng lên là 40 tỷ khiến lợi nhuận thuần thu về là 145 tỷ đồng vẫn cao 45 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 45%) so với năm 2011. Năm 2012, lợi nhuận chưa trích lập dự phòng của chi nhánh đạt 225 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 21,6%, đồng thời mức trích lập dự phòng tăng lên là 45 tỷ đồng làm cho lợi nhuận đã trích lập dự phòng rủi ro tăng 35 tỷ, chỉ đạt tốc độ tăng trưởng là 24,1%. Ta thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh có xu hướng giảm trong năm 2012 là do trích lập dự phòng rủi ro tăng đồng thời những khó khăn của nền kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ, gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa.

Xét tổng quan, NHCT Đống Đa là một chi nhánh có hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn 2010 - 2012.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHTMCP công thương chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w