Tổng dư nợ đối vớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHTMCP công thương chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 60 - 68)

Tổng dư nợ đối với

DNNN ' 800 100% 1260 100% 1545 100 800 100% 1260 100% 1545 100 % Nợ tiêu chuẩn 736,5 92,06% 1170,7 92,91% 1383, 1 89,52%

Khóa luận tốt nghiệp 49 Học Viện Ngân Hàng

Để xem xét rõ hơn tình hình thu nợ của chi nhánh, ta phân tích quan hệ của doanh số thu nợ và doanh số cho vay của chi nhánh qua biểu đồ:

Biểu đồ 2.3. Mối quan hệ giữa cho vay và thu nợ đối với DNNN

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

Qua biểu đồ ta thấy, trong năm 2011, doanh số cho vay đối với DNNN vẫn tăng đều trong khi doanh số thu nợ lại không thay đổi nhiều. Đến năm 2012, doanh số thu nợ tăng trở lại tương ứng với mức độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Điều này có thể cho thấy, tình hình thu nợ năm 2011 có gặp khó khăn, điều này một phần do sự khó khăn của nền kinh tế, một phần do công tác thu nợ của ngân hàng chưa được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên sang năm 2012 thì tình hình thu nợ có khả quan hơn cho thấy hiệu quả thu nợ có tăng lên và được kiểm soát chặt chẽ hơn.

2.3.2.3. Hệ số sử dụng vốn

Theo dõi bảng dưới đây, ta thấy hệ số sử dụng vốn vay cho các DNNN của NHCT Đống Đa có sự biến động không ổn định. Năm 2010, hệ số sử dụng vốn cho các DNNN là 18,39% thì năm 2011 tăng lên là 19,26% và đến năm 2012 giảm xuống còn 15,74%. Đồng thời hệ số sử dụng vốn vay cho các DNNN ở mức thấp (dưới 20%) cho thấy chính sách giảm tỷ trọng cho vay tại khu vực này của chi nhánh. Trong những năm gần đây, nền kinh tế khó khăn, môi trường đầu tư không thuận lợi, lượng dự án khả thi ít, đồng thời các DNNN bộc lộ ngày càng nhiều bất

Khóa luận tốt nghiệp 50 Học Viện Ngân Hàng

cập nên chi nhánh đã rất thận trọng khi đem vốn cấp tín dụng cho khu vực này khiến hệ số sử dụng vốn không cao.

Bảng 2.13. Hệ số sử dụng vốn cho các DNNN

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh) 2.3.2.4. Chỉ tiêu quy mô và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và trích lập dự phòng rủi

ro trong tín dụng đối với DNNN

> Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của DNNN

Bảng 2.14 . Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNNN

Nợ nghi ngờ 4,3 0,54% 12,1 0,96% 19,7 1,28% Nợ có khả năng mất vốn 3,4 0,43% 6,7 0,53% 17,7 1,15%

Nợ quá hạn 63,50 7,94% 113,20 8,98% 163,3

0 10,48%Nợ xấu 16,10 2,01% 30,60 2,43% 59,44 3,84% Nợ xấu 16,10 2,01% 30,60 2,43% 59,44 3,84%

quy mô, nợ quá hạn và nợ xấu của khối DNNN tăng khá nhanh: năm 2011, nợ quá hạn tăng từ 63,5 tỷ đồng năm 2010 lên 113,2 tỷ đồng, tăng 78% lần so với năm 2012 trong khi dư nợ tín dụng đối với DNNN tăng trưởng 57,5%, năm 2012 nợ quá

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 DPRR đối với DNNN 12,28 21,49 35,01 Dư nợ đối với DNNN 800 1260 1545 Tỷ lệ DPRR tín dụng 1,53% 1,71% 2,27% Khả năng dự phòng nợ xấu 76,2% 70,2% 58,9%

hạn tăng lên đến 163,3 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2011 trong khi dư nợ tín dụng chỉ tăng 18,4%. Tương tự, quy mô nợ xấu của DNNN cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2012. Quy mô nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức tương ứng là 7,94% và 2,01%; năm 2011 tỷ lệ này tăng lên tương ứng là 8,98% và 2,43%. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên là 10,48% và tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh lên 3,84% (tăng 1,41% so với năm 2011).

Ta có thể nhìn rõ hơn mức độ tăng của nợ quá hạn và nợ xấu của NHCT- chi nhánh Đống Đa qua biểu đồ dưới:

Biểu đồ 2.4. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của DNNN

Đơn vị: tỷ đồng

■iNợ quá hạn ™Nợ xấu

—⅛- Tv lệ NQH "' Ty lệ nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

Tốc độ tăng tỷ lệ quá hạn khá đồng đều trong năm 2011 và 2011 nhưng tỷ lệ nợ xấu lại tăng đột biến vào năm 2012. Điều này chứng tỏ việc thu hồi các khoản nợ quá hạn là vô cùng khó khăn. Khả năng thu hồi các khoản nợ xấu của DNNN gặp khó khăn là do thứ nhất, tỷ lệ dư nợ không có TSBĐ của khu vực DNNN còn cao (chiếm 40% tổng dư nợ, năm 2010 tỷ lệ này là 47%) vì vậy khi DNNN không trả được nợ thì ngân hàng không thể giải quyết khoản vay bằng TSBĐ, khoản nợ này vẫn nằm trong bảng cân đối; thứ hai, TSBĐ của DNNN rất nhiều là bất động sản nhưng trong thời gian gần đây thị trường bất động sản đóng băng, việc bán TSBĐ là bất động sản gặp khó khăn; thứ ba, nhiều DNNN được vay vốn với TSBĐ là tài sản được hình thành từ vốn vay (như việc Vinashin dùng tàu biển được sản xuất và lắp ráp bằng nguồn vốn vay ngân hàng làm TSBĐ), DXW gặp khó khăn về tài chính, hoạt động kém hiệu quả dẫn đến các tài sản này chưa được hoàn thiện, vì vậy việc bán tài sản này để xử lý nợ cũng không thể bù đắp được vốn tín dụng đã cấp. Đồng thời, thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển, ngân hàng khó khăn để bán nợ xấu của mình để làm sạch hơn bảng cân đối.

Đồng thời nếu so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trung bình toàn chi nhánh thì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNNN cao hơn rất nhiều (năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh chỉ là 4,54% và tỷ lệ nợ xấu là 1,87% - theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh) cho thấy sự hạn chế trong cấp tín dụng đối với DNNN. Một lý do rất lớn là do DNNN gần đây bộc lộ nhiều yếu kém, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, đầu tư dàn trải gây ảnh hưởng đến ngành kinh doanh chính, gây thất thoát vốn lớn cùng cơ cấu tài chính đầy rủi ro, tỷ lệ nợ quá cao đã gây áp lực và khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Đồng thời với những ưu đãi nhất định đối với DNNN, công tác thẩm định cũng như chính sách cấp tín dụng đối với DNNN còn lỏng lẻo. Tuy nhiên, trong năm 2011-2012, NHCT chi nhánh Đống Đa cũng đã có sự xem xét chặt chẽ và đúng đắn hơn khi cấp tín dụng cho khu vực Nhà nước, điều này được thể hiện qua việc giảm tỷ trọng cho vay đối với DNNN và thận trọng hơn trong cấp tín dụng đối với khu vực này.

- Tình hình trích lập dự phòng rủi ro cho các DNNN.

Bảng 2.15. Trích lập dự phòng rủi ro đối với DNNN tại chi nhánh.

Chỉ tiêu Năm 2010

Nă m

Thay đổi

Năm Thay đổi

Trong đó: Khả năng dự phòng nợ xấu = DPRR/Nợ xấu.

Bảng trên cho thấy mức trích lập DPRR của chi nhánh tăng qua các năm tương ứng với sự tăng lên của quy mô nợ quá hạn và nợ xấu. Giai đoạn năm 2010-2012, tỷ lệ DPRR tăng qua các năm: năm 2010 tỷ lệ DPRR là 1,53%, năm 2011 tỷ lệ này là 1,71%; năm 2012, tỷ lệ này tăng nhanh lên 2,27%. Tỷ lệ DPRR tăng nhanh cho thấy chất lượng các khoản tín dụng đối với DNNN đang giảm sút và khả năng thu hồi các khoản nợ thấp. Việc tăng trích lập dự phòng tăng mang chiều hướng tích cực là trích lập dự phòng tăng tương ứng với nợ quá hạn và nợ xấu đang tăng dần thể hiện việc chấp hành khá đúng và đầy đủ các quy định về trích lập dự phòng của chi nhánh, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn hơn, đồng thời khiến ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, ta cần xem xét thêm về khả năng dự phòng nợ xấu của ngân hàng lại có xu hướng giảm từ năm 2010-2012 tương ứng là 76,2%; 70,2%; 58,9%. Tỷ lệ DPRR tuy có tăng nhưng khả năng dự phòng nợ xấu lại có xu hướng giảm cho thấy khả năng sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu vẫn còn hạn chế, ngân hàng Công Thương - chi nhánh Đống Đa vẫn cần chú trọng hơn tới việc trích lập dự phòng rủi ro để việc trích lập dự phòng rủi ro được phản ánh chính xác hơn.

Những biện pháp NHCT Đống Đa đã thực hiện khi có nợ quá hạn và nợ xấu xảy ra:

- Đốc thúc doanh nghiệp trả nợ, theo dõi sát sao tài khoản ngân hàng và cơ cấu lại khoản vay nếu thấy cần thiết

Với những khoản vay mới quá hạn, NHCT đã xem xét tìm ra lý do quá hạn, phân loại các khoản vay theo nguyên nhân để có cách giải quyết hợp lý. Đối với những khoản vay quá hạn do nguyên nhân khách quan, khách hàng vẫn có khả năng trả nợ ngân hàng nhưng do lý do khách quan mà doanh thu bán hàng chưa về kịp thì tiến hành đốc thúc khách hàng trả nợ, theo dõi sát sao tài khoản ngân hàng của khách hàng để kịp thời thu hồi khoản vay ngay khi có tiền về tài khoản. Đối với những khoản vay quá hạn do nguyên nhân doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong việc tiêu thụ hàng hóa nhưng vẫn có khả năng bán được hàng và có thiện chí trả nợ ngân hàng thì NHCT Đống Đa tiến hành cơ cấu lại khoản vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian để tìm cơ hội tiêu thụ được sản phẩm, từ đó có điều kiện trả nợ ngân hàng.

- Xử lý tài sản bảo đảm: đối với những khoản vay được đảm bảo bằng tài sản mà theo phân tích của ngân hàng không thể thu hồi được bằng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, NHCT Đống Đa tiến hành giám sát và tiến hành xử lý tài sản bằng cách bán tài sản bảo đảm để thu hồi khoản vay. Tuy nhiên, công tác xử lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu trong thời gian qua gặp không ít khó

khăn là do thị trường bất động sản chưa phục hồi, việc bán tài sản là bất động sản khiến ngân hàng không thể thu hồi được nhiều giá trị khoản vay.

- Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu: Đây là biện pháp được sử dụng tích cực trong thời gian qua. NHCT chủ động tăng trích lập dự phòng rủi ro tương ứng với nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên để chủ động trong việc xử lý nợ xấu. NHCT

Đống Đa trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt QĐ 493/2005 và QĐ 18/2007 về phân loại nợ và trích lập DPRR. Việc tăng trích lập dự phòng rủi ro làm cho ngân hàng chủ động nhanh chóng giải quyết nợ xấu tồn đọng vì đôi khi công tác xử lý tài

sản bảo đảm gặp khó khăn về pháp lý, thời gian xử lý chậm trễ.

- Đối với các khoản vay theo chỉ đạo của Chính phủ đối với các DNNN, NHCT chủ động xin ý kiến Chính phủ để được xử lý nợ xấu bằng nguồn ngân sách

của Nhà nước.

- Thỏa thuận với khách hàng để cơ cấu lại nợ, chuyển nợ xấu thành trái phiếu doanh nghiệp: điển hình gần đây, với khoản nợ lớn đối với Vinashin, NHCT đangBảng 2.16. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNN

Tỷ trọng doanh số cho vay đối

Chỉ tiêu lợi nhuận thể hiện hiệu quả của các khoản cấp tín dụng cho khách hàng vì vậy phản ánh phần nào chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.

Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNN vẫn đang tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng lần lượt là 35,5% và 16,7% năm 2011 và 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đối với DNNN có xu hướng giảm và luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chung của chi nhánh. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay hạn chế và kém hiệu quả đối với các DNNN; nợ xấu trong khu vực này tăng cao khiến khoản trích lập DPRR tăng làm cho lợi nhuận tăng trưởng thấp hơn.

So sánh tương quan giữa tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNN với tỷ lệ doanh số cho vay đối với DNNN ta cũng thấy tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn cho thấy sự hạn chế trong việc cấp tín dụng cho khu vực này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHTMCP công thương chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w