Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHTMCP công thương chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 52 - 60)

Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Đống Đa

2.3.1. Các chỉ tiêu định tính

2.3.1.1. Đảm bảo nguyên tắc cho vay

Thực hiện đúng theo tinh thần của QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và 127/2006/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung QĐ 1627, QĐ 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế quy định, khách hàng vay vốn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay và các loại phí (nếu có) đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Mang lại lợi ích hợp lý cho NHCT và tuân thủ các quy định của pháp luật và NHNN liên quan đến hoạt động cho vay.

2.3.1.2. Về quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng đối với khách hàng DNNN tại NHCT Đống Đa gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm, tiếp thị khách hàng.

Bước 2: Thu thập thông tin; hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: trong bước này cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng; sao gửi hồ sơ cho các phòng liên quan và đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng.

- Thẩm định và lập Tờ trình tín dụng đề xuất cấp giới hạn tín dụng, sản phẩm tín dụng.

- Kiểm soát kết quả thẩm định và nội dung Tờ trình tín dụng.

Bước 4: Thẩm định rủi ro tín dụng (áp dụng cho các trường hợp phải thẩm định rủi ro theo quy định của Giám đốc yêu cầu).

Bước 5: Phê duyệt tín dụng và thông báo về việc đồng ý/không đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng.

Bước 6: Đàm phán, ký kết Bản ghi nhớ về việc cấp giới hạn tín dụng/Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm.

Bước 7: Phát hành cam kết bảo lãnh, mở L/C, giải ngân. Bước 8: Kiểm tra, giám sát tín dụng.

Bước 9: Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cấp tín dụng gồm đề nghị điều chỉnh cấp tín dụng, xử lý các trường hợp cho vay bắt buộc đối với khách hàng và xử lý nợ có vấn đề, xử lý TSBĐ tiền vay.

Bước 10: Thu nợ, giải tỏa cam kết bảo lãnh.

Bước 11: Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giải chấp tài sản. Bước 12: Lưu trữ hồ sơ.

Quy trình tín dụng trên được quy định tại NHCT Đống Đa được áp dụng đối với tất cả các TCKT trong đó có DNNN. Ta thấy quy trình tín dụng của NHCT Đống Đa đã bao gồm tất cả các bước trong quy trình tín dụng cơ bản phải có. Quy trình tín dụng được quy định chặt chẽ, gồm các bước cụ thể và có sự phân quyền, nhiệm vụ của mỗi cán bộ tín dụng trong từng bước cụ thể.

2.3.1.3. Các điều kiện khách hàng

QĐ 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế cũng quy định về điều kiện của khách hàng như sau:

- Dự án/phương án khả thi, hiệu quả, phù hợp quy định của pháp luật.

- Đã được ngân hàng cấp giới hạn cho vay đang còn hiệu lực, đáp ứng đủ điều kiện sử dụng giới hạn cho vay kèm theo hoặc đủ điều kiện cấp giới hạn tín

Chỉ tiêu

Số tiềndụng.Số tiền Tăng trưởng Số Tăng trưởng

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư/giấy phép đầu tư; giấy phép kinh doanh có điều

kiện phải có.

- Chứng minh và/hoặc giải thích rõ về khả năng thu xếp đủ nguồn vốn còn lại (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác) để thực hiện dự án/phương án.

- Có nguồn trả nợ khả thi bằng chính nguồn thu của dự án/phương án và các nguồn khác.

- Phải cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến khoản vay, được cập nhật đến thời điểm vay vốn theo yêu cầu của ngân hàng.

2.3.1.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng

Nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp, chi nhánh cung cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi, bảo lãnh và các loại hình cho vay theo các phương thức khác. Lãi suất cho vay được xây dựng linh hoạt theo từng thời kỳ, đảm bảo lợi ích giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn.

Ngân hàng Công Thương là ngân hàng quy mô lớn, có uy tín vì vậy tình hình huy động vốn của ngân hàng luôn ổn định, nguồn vốn huy động đa dạng về quy mô, kỳ hạn cũng như loại tiền. Vì vậy các chi nhánh của ngân hàng luôn yên tâm về nguồn vốn đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu khác nhau của khách hàng, kể cả các khoản tín dụng có quy mô lớn.

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng, cơ cấu dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước

- Dư nợ tín dụng đối với DNNN

Qua bảng dưới đây ta thấy dư nợ cho vay đối với khối DNNN ngày càng tăng, cụ thể năm 2010, dự nợ tín dụng đạt 800 tỷ đồng, năm 2011 là 1.260 tỷ đồng tăng 460 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 57,5% đến năm 2012 dư nợ đối với DNNN đạt Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNNN của NHCT Đống Đa luôn nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả chi nhánh. Có thể nhận thấy chi nhánh đang thu hẹp tỷ trọng tín dụng cho các DNNN trong cơ cấu cho vay. Neu năm 2011 tỷ trọng dư nợ đối với DW\ trên tổng dư nợ là 40% thì năm 2011 giảm còn 36% và đến năm 2012 tiếp tục giảm còn 34%. Đây là do NHCT có quyết định cơ cấu lại hoạt động cho vay ở khu vực này, chiến lược của NHCT là giảm dần tỷ trọng tín dụng đối với DNNN đồng thời tăng phân bổ tín dụng cho khối doanh nghiệp tư nhân, chỉ doanh nghiệp Nhà nước nào thực sự sử dụng vốn căn cơ, lành mạnh thì mới mở rộng quan hệ tín dụng.

Bảng 2.8. Dư nợ tín dụng đối với DNNN

Dư nợ đối

với DNNN 800 1260 460 57,5% 5 154 285 18,4%

Tỷ trọng 40% 36% 34%

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chi nhánh DNNN Chi nhánh DNNN Chi nhánh DNNN Dư nợ không có

TSBĐ 700 376 980 516 1500 603

Tỷ trọng ^35%O 47% 28% 41% ~33%0 39%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

> Cơ cấu dư nợ theo TSBĐ

Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng đối với DNNN theo TSBĐ

tiền Ngắn hạn 476 59,5 % 802 63,7% 1066 69,0% Trung và dài hạn 324 40,5 % 458 36,3% 479 31,0% Tổng dư nợ 800 100% 1260 100% 1545 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

Ta thấy dư nợ tín dụng không có TSBĐ đối với DNNN có xu hướng giảm, cụ thể từ 47% năm 2010 xuống còn 41% năm 2011 và 39% vào 2012 cho thấy ngân hàng chú trọng đến TSBĐ cho khu vực này hơn. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và đảm bảo chất lượng tín dụng. Nhưng nếu so sánh với tỷ lệ dư nợ không có TSBĐ của toàn chi nhánh thì tỷ lệ này đối với DNNN còn ở mức cao hơn. Điều này là do các DNNN chủ yếu là các TĐKT,TCTNN có quy mô lớn, uy tín lại có sự ưu đãi của Nhà nước được vay vốn mà không cần TSBĐ. Tuy nhiên, việc này mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng nếu như các DNNN này hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không có khả năng trả nợ lại không có TSBĐ làm cho ngân hàng không thể thu hồi được nợ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:

Bảng 2.10. Dư nợ tín dụng đối với DNNN theo kỳ hạn

± ±% ± ±%

Tổng doanh số cho vay

4460 5887 1427 32,0% 7262 1375 23,4%

Doanh số đối với DNNN

1516 1825 309 20,4% 2033 208 11,4%

Tỷ trọng ~34% 31,0% 28,0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

Bảng trên cho thấy chi nhánh chú trọng hơn cho vay ngắn hạn đối với DNNN, trong đó đặc biệt là đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DNNN để bổ sung vốn lưu động. Có thể thấy dư nợ ngắn hạn của chi nhánh qua các năm đều tăng: năm 2010 là 476 tỷ đồng, năm 2011 đạt 802 tỷ đồng tăng 64% so với năm 2012, năm 2012 đạt 1066 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2011. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn cũng chiếm nhiều hơn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh và có xu hướng tăng cụ thể từ 59,5% năm 2010 lên 69% năm 2012. Công cuộc đổi mới, sắp xếp lại DNNN đang trong quá trình thực hiện làm xuất hiện nhiều nhu cầu về vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh, đầu tư ngắn hạn làm cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn ngày càng tăng cao. Việc cho vay nhiều ngắn hạn giúp cho tốc độ luân chuyển vốn của chi nhánh nhanh hơn, đảm bảo an toàn vốn.

Đối với cho vay trung và dài hạn, xét về dư nợ tín dụng cũng tăng qua các năm. Neu trong năm 2011 dư nợ trung và dài hạn là 458 tỷ đồng tăng 36% so với năm 2010 thì trong năm 2012, dư nợ tăng lên là 479 tỷ đồng , tăng 31% so với năm 2011. Ta thấy tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn giảm và nhỏ hơn tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn, có thể là do trong giai đoạn tái cơ cấu DNNN, các DNNN đang thoái lui bớt vốn đầu tư ngoài ngành đang chiếm tỷ trọng cao mà không mang lại hiệu quả nên việc đầu tư mở rộng vào ngành chính có đôi chút khó khăn.

2.3.2.2. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước

- Doanh số cho vay đối với DNNN

Bảng 2.11. Doanh số cho vay đối với DNNN

± ±% ± ±%

Tổng doanh số

thu nợ 4160 4387 227 5,5% 6217 1830 41,7%

Doanh số đối với DNNN

1359 1365 6 0,44% 1748 383 28,1%

Tỷ trọng 32,67% 31,1% 28,1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)

Doanh số cho vay đối với DNNN ngày càng tăng. Năm 2010, doanh số cho vay của khu vực này là 1516 tỷ đồng, năm 2011 là 1825 tỷ đồng, tăng 20,4% và đến năm 2012, doanh số cho vay ở mức 2033 tỷ đồng, tăng 11,4%. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của cả chi nhánh và đối với DNNN có xu hướng giảm. Điều này là do tình hình kinh tế biến động bất thường, lạm phát tăng cao năm 2011 đồng thời theo chỉ đạo của NHNN về hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm mang lại sự an toàn cho hệ thống ngân hàng. Đến năm 2012, tuy lạm phát giảm xuống nhưng doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, kinh doanh thua lỗ, các DNNN cũng không đứng ngoài tình trạng chung. Vì vậy, tốc độ tăng doanh số cho

vay của chi nhánh có phần suy giảm là hoàn toàn hợp lý. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNN của chi nhánh cũng có xu hướng giảm, hợp lý với chiến lược tái cơ cấu lại tín dụng cho khu vực này.

- Doanh số thu nợ đối với DNNN

Thu nợ là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, tính chất quan trọng đó được thể hiện trong việc đảm bảo khả năng chi trả cho các nguồn vốn mà ngân hàng huy động được dùng để cho vay và duy trì khả năng thực hiện tiếp các món vay khác. Vì vậy ngân hàng nói chung rất quan tâm đến việc thu hồi các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là những khoản thu hồi có giá trị lớn trong các món vay. Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.12. Doanh số thu nợ đối với DNNN

công tác thu nợ được chú trọng để ý. Giá trị thu nợ đối với DNNN tăng từ 1359 tỷ đồng năm lên 1365 tỷ đồng năm 2011; năm 2012 là 1748 tỷ đồng, tăng 383 tỷ và tăng trưởng 28,1% so với năm 2011. Tốc độ tăng doanh số thu nợ cũng tăng là do ngân hàng giám sát kỹ những DNNN vay vốn, đúc thúc thu nợ đồng thời xem xét chú ý tái cơ cấu cấp tín dụng cho khu vực này có hiệu quả nhất. Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ có giảm dần qua các năm, giảm từ 32,67% năm 2010 xuống còn 28,1% năm 2012. Đồng thời xét về tỷ trọng doanh số thu nợ đối với DNNN trên tổng doanh thu thu nợ có xu hướng giảm, điều này cũng hợp lý vì doanh số cho vay đối với khu vực này cũng giảm dần qua các năm.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ tín dụng DNNN 800 1260 1545

Tổng vốn huy động 4350 6543 9814

Hệ số sử dụng vốn vay đối với DNNN

18,39% 19,26% 15,74%

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số

tiền

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHTMCP công thương chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 117 (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w